Bà bầu bị viêm amidan: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Cập nhật: 16/04/2024

Cơ thể thay đổi nội tiết tố cùng với hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm amidan hay một số vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp. Những tháng đầu thai kỳ là thời điểm mà bà bầu dễ mắc phải nhất. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu cần sớm có những giải pháp khắc phục an toàn để cải thiện triệu chứng của bệnh và nâng cao sức khỏe.

Hệ miễn dịch bị suy giảm trong thời gian đầu thai kỳ rất dễ khiến mẹ bầu bị viêm amidan
Hệ miễn dịch bị suy giảm trong thời gian đầu thai kỳ rất dễ khiến mẹ bầu bị viêm amidan

Viêm amidan khi mang thai là do đâu?

Mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ nhạy cảm nhất nên rất dễ bị nhiễm bệnh, một trong số đó không thể không nhắc đến là bệnh viêm amidan. Căn bệnh này gặp khá nhiều ở mẹ bầu mang thai giai đoạn 3 tháng đầu.

Nguyên nhân chính khởi phát bệnh viêm amidan khi mang thai là do nội tiết tố trong cơ thể của người bị có nhiều sự thay đổi. Điều này khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của niêm mạc mũi họng suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus hay các tác nhân khác dễ dàng xâm nhập và gây viêm amidan.

Ngoài ra, khi mang thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu tiên thường phải trải qua những cơn ốm nghén kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không miệng. Tình trạng này kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể không đủ khỏe để chống lại tác nhân gây bệnh. Hơn thế nữa, bệnh còn có xu hướng tái phát trở lại hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh yếu tố nội sinh, người mẹ còn có thể bị viêm amidan do một số yếu tố tác động sau đây:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: Thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh đã khiến cơ thể không kịp thích nghi nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp;
  • Bị lây nhiễm từ người khác: Vì sức đề kháng suy giảm nên bà bầu rất dễ bị lây nhiễm các bệnh đường hô hấp nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…;
  • Môi trường ô nhiễm: Nếu người mẹ sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá hay tiếp xúc nhiều hóa chất do tính chất công việc thì khả năng cao mắc bệnh các bệnh liên quan đến amidan cao hơn đối tượng khác;
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản. Tại đây, các vi khuẩn hay virus từ dạ dày tấn công vào cổ họng cùng với sức đề kháng suy yếu ban đầu đã khiến bệnh viêm amidan khởi phát;
  • Chế độ vệ sinh răng miệng kém: Việc răng miệng không được quan tâm cũng như vệ sinh sai cách có thể gây tổn thương cho thành miệng, răng và cả niêm mạc cổ họng cũng có thể khiến bà bầu gặp phải tình trạng viêm nhiễm amidan.

Triệu chứng nhận biết bà bầu bị viêm amidan

Triệu chứng viêm amidan ở bà bầu tương tự như các đối tượng khác nên khá dễ để nhận biết bản thân đang mắc bệnh. Các triệu chứng điển hình như:

  • Khi quan sát ở thành họng thấy tổ chức amidan bị sưng tấy, sưng đỏ, một số trường hợp có thể xuất hiện mủ;
  • Cổ họng luôn có cảm giác đau rát và ngứa;
  • Khó nuốt hoặc nuốt có cảm giác đau nhiều, đặc biệt là nuốt nước bọt;
  • Ho thông thường, ho khan, ho có đờm kéo dài gây tức ngực, khó thở;
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu;
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi;
  • Có thể bị sốt nhẹ kéo dài;
  • Có thể bị thay đổi về giọng nói: khàn tiếng, nói không rõ chữ,…
Amidan bị sưng tấy, sưng đỏ, có hoặc không xuất hiện mủ là triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan nói chung và viêm amidan ở bà bầu nói riêng
Amidan bị sưng tấy, sưng đỏ, có hoặc không xuất hiện mủ là triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan nói chung và viêm amidan ở bà bầu nói riêng

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bà bầu cần hết sức lưu ý và đặc biệt quan tâm. Song, chủ động thăm khám để nhận biết rõ bản thân có đang mắc bệnh hay không, từ đó sớm có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bị viêm amidan khi mang thai có nguy hiểm không?

Trên thực tế, số lượng bà bầu bị viêm amidan khá ít, bệnh khởi phát chủ yếu ở người có hệ miễn dịch suy giảm cùng với các yếu tố tác động có liên quan khác. Thời điểm dễ bị viêm amidan nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi đây là thời điểm mà chị em phải đối mặt với nhiều sự thay đổi khác nhau, từ vấn đề sức khỏe, hình dáng bên ngoài đến yếu tố tâm lý.

Về bản chất, viêm amidan là căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, tình trạng viêm amidan khi mang thai lại là một vấn đề khác. Bất lợi hàng đầu của bà bầu là không thể dùng một số loại thuốc Tây y, nhất là thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Trong khi đó, thuốc kháng sinh lại là thuốc chính được bác sĩ kê đơn bệnh nhân sử dụng với chủ đích ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trú ngụ trong hốc amidan. Do đó, điều trị viêm amidan cho bà bầu bằng thuốc Tây y không phải là phương pháp điều trị an toàn.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, khả năng cao bà bầu sẽ rơi vào trạng thái khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,… Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bà bầu. Không những vậy, sự hình thành và phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng không kém. Nếu bệnh tình không được quan tâm và chữa trị kịp thời, cả hai mẹ con có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Thai nhi thiếu chất: Vì triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi do viêm amidan gây ra mà không ít bà bầu có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Khi người mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu thì thai nhi có thể bị thiếu chất và chậm phát triển các cơ quan quan trọng, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương;
  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh: Viêm cầu thận, viêm cơ tim,… là những biến chứng thường gặp của bệnh viêm amidan mà bà bầu cũng có khả năng gặp phải. Những bệnh lý này có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, bà bầu bị viêm amidan hốc mủ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao hơn những đối tượng khác;
  • Tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu: Khi bị viêm amidan, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm nên có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung, từ đó dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, thậm chí thai chết lưu.

Như vậy có thể thấy, viêm amidan khi mang thai rất nguy hiểm. Căn bệnh này không chỉ tác động đến sức khỏe của một người mà người còn lại cũng bị tác động không kém. Do đó, bà bầu cần chủ động thăm khám và điều trị triệt để nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và còn nhỏ.

Bà bầu cần làm gì khi bị viêm amidan?

Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ, bà bầu cần nhận biết sớm bản thân bị viêm amidan, từ đó chủ động điều trị từ sớm và đúng phương pháp. Tốt hơn hết, bà bầu nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Một số cách trị viêm amidan khi mang thai điển hình như:

1. Áp dụng bài thuốc dân gian điều trị viêm amidan ở bà bầu

Đối với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, bà bầu có thể tự điều trị viêm amidan tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Phương pháp này được đánh giá cao bản chất lành tính, an toàn và tiết kiệm do nguyên liệu sử dụng đều có mặt trong thiên nhiên. Không những vậy, bà bầu hoàn toàn an tâm khi sử dụng lâu dài mà không quá lo lắng đến tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:

  • Xông hơi cổ họng với nước muối: Muối là nguyên liệu có bản chất kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm cao. Bà bầu có thể tận dụng một lượng vừa đủ hòa vào trong nước dùng xông hơi cổ họng. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, khắc phục chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi;
  • Súc miệng với chanh và muối: Mẹo vặt này không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển nặng nề. Về bản chất, trong chanh có chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, làm dịu cổ họng và phù nề amidan. Trong khi đó, muối có tính sát khuẩn cao, trong việc điều trị amidan, nguyên liệu này có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trú ngụ trong hốc amidan;
  • Uống trà gừng mật ong: Bà bầu dùng trà gừng mật ong đều đặn mỗi ngày sẽ cảm nhận được các triệu chứng của bệnh viêm amidan dần thuyên giảm. Bởi trong gừng có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh. Song, mật ong giúp làm dịu cổ họng và chữa lành các tổn thương bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, còn nhiều mẹo vặt dân gian chữa viêm amidan khi mang thai khác cũng được nhiều mẹ bầu tin dùng như: Nước mật ong và chanh, trà hoa cúc, nước ép cà rốt và mật ong, tinh bột nghệ, tỏi,…

2. Biện pháp chăm sóc sức khỏe khi bị viêm amidan trong thai kỳ

Để ngăn ngừa tình trạng viêm amidan trở nặng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, mẹ bầu cần có những biện pháp sức khỏe tại nhà. Dưới đây là một số vấn đề mà mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Hình thành thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước mỗi ấm để làm sạch khoang miệng, kháng khuẩn và hỗ trợ ức chế vi khuẩn gây bệnh ở hầu họng;
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa, thực phẩm giàu protein để nâng cao hệ thống miễn dịch;
  • Vì việc ăn uống còn khó khăn khi bị viêm amidan, bà bầu nên ưu tiên ăn các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Đồng thời, tránh ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, bởi đây đều là những món ăn có thể khiến tình trạng viêm amidan trở nặng;
  • Bổ sung đủ lượng nước để cơ thể cân bằng điện giải, tránh khô họng, khô miệng. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống thêm nước ép từ rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung thêm các khoáng chất khác;
  • Dành nhiều thời gian để thư giãn cơ thể và tinh thần. Tránh lao động nặng nhọc, làm việc quá mức hay stress kéo dài. Bà bầu có thể đọc sách hoặc nghe nhạc để giải tỏa sự căng thẳng. Đặc biệt, tham gia một số lớp học yoga cho bà bầu để nâng cao sức khỏe tổng thể, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch;
  • Giữ ấm cho cơ thể nói chung và cổ họng nói riêng khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tốt nhất, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để phòng lây bệnh đường hô hấp khác cũng như tránh các tác nhân gây bệnh;
  • Bà bầu thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ.

3. Bà bầu bị viêm amidan có dùng thuốc Tây y được không?

Mặc dù việc điều trị viêm amidan bằng thuốc sẽ bị hạn chế ở bà bầu nhưng một số trường hợp bệnh nặng vẫn được bác sĩ kê đơn thuốc để trị bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định như:

  • Thuốc kháng sinh: Là nhóm thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh. Amoxicillin và Penicillin là hai nhóm thuốc kháng sinh khá lành tính nên phù hợp để chữa bệnh cho bà bầu. Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng, sưng tấy nhiều, bác sĩ có thể kê cho bà bầu dùng thuốc Cephalexin;
  • Thuốc chống viêm: Là loại thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng amidan sưng viêm và đau rát cổ họng. Thuốc chống viêm thường được bác sĩ kê đơn là Alphachymotrypsin;
  • Thuốc giảm đau, sát trùng tại chỗ: Tantum verde, Miramistin, chlorhexidine,… là những loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bà bầu dùng trị bệnh;
  • Thuốc xịt: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ. Một số loại thuốc xịt phù hợp cho bà bầu như: Tantum verde, Lisobart,…

Trong quá trình điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây y, bà bầu cần hết sức thận trọng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để uống trị bệnh, không tự ý điều chỉnh liều dùng khi chưa có sự cho phép. Bà bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do.

4. Bà bầu có mổ hay nạo amidan được không?

Cho đến thời điểm hiện tại, các phương pháp can thiệp ngoại khoa như cắt amidan, nạo amidan không được chỉ định thực hiện với phụ nữ đang mang thai. Việc sử dụng thuốc mê hay thuốc gây tê khi phẫu thuật sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Không những vậy, bà bầu còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng hậu phẫu thuật như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài,…

Bị viêm họng khi mang thai tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị khỏi nhưng chúng cũng có thể trở bệnh lý nguy hiểm nếu việc diễn ra chậm trễ hoặc điều trị không đúng phương pháp. Tốt hơn hết, bà bầu nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ khi nghi ngờ bản thân bị viêm amidan. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ về những vấn đề đang gặp phải trong thời gian gần đây để có biện pháp xử lý phù hợp.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC