Viêm phế quản co thắt dạng hen

Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Viêm Tiểu Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Những Biến Chứng Gì?

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại

Bé Bị Viêm Phế Quản Tái Đi Tái Lại Nguyên Nhân Do Đâu?

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Viêm phế quản kiêng ăn gì? Các thực phẩm người bệnh cần tránh

Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Viêm Phế Quản: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không với 6 cách hiệu quả

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và phòng ngừa

Bé Bị Viêm Phế Quản Tái Đi Tái Lại Nguyên Nhân Do Đâu?

5/5 - (1 bình chọn)

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại rất dễ dẫn đến các biến chứng khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Cần biết chính xác nguyên nhân để nhanh chóng có hướng xử lý và phòng tránh phù hợp, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bé.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?

Viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu liên quan đến sự tấn công của các virus, vi khuẩn, những bé có sức đề kháng yếu nên không đủ sức chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Nếu không nhanh chóng kiểm soát và có hướng phòng tránh kịp thời bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần gây viêm phế quản mãn tính cùng rất nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sự phát triển và tinh thần trẻ nhỏ.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại
Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng và dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, chủ yếu thường liên quan đến chế độ chăm sóc và phòng tránh bệnh không được phù hợp. Cụ thể có thể liên quan đến những lý do sau đây

Sự tấn công tiếp tục của các vi khuẩn, virus

Virus vi khuẩn chính là những nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản, làm kích ứng niêm mạc phế quản khiến chúng sưng viêm lâu hơn. Chủ yếu là các Streptococcus pneumoniae (phế cầu) trú ngụ sẵn trong khoang mũi họng rất khó để loại bỏ hoàn toàn, virus parainfluenza thường gây bệnh viêm họng, E.coli, Klebsiella pneumoniae sống trên đường ruột hay các vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae, Clamydia pneumoniae..

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại
Sư tấn công trở lại của các virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh

Các vi khuẩn này có thể có sẵn trong môi trường không khí ô nhiễm, trong các món ăn không hợp vệ sinh hay cũng có thể lây lan từ người sang người. Chúng có thể nhanh chóng quay trở lại tấn khiến phế quản (cuống phổi) có dấu hiệu bị phù nề, sưng tấy làm cho các có các triệu chứng viêm phế quản ở bé tái phát.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường có thói quen nghịch ngợm bẩn sao đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay ăn uống chưa kiểm soát khiến các vi khuẩn có điều kiện tấn công và gây bệnh nhanh chóng.

Do hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch đóng vai trò như một lớp rào chắn để chống lại các dị nguyên, vi khuẩn, virus đang muốn xâm nhập tấn công cơ thể, ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến nhiễm trùng. Cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan này.

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 7 tuổi hệ miễn dịch còn rất suy yếu. Đồng thời các cơ quan nội tạng cũng còn chưa hoàn thiện về chức năng nên rất khó chống lại những tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch hoạt động kém chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần làm sức khỏe suy giảm và rất dẫn tới giai đoạn mãn tính.

Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có hệ miễn dịch yếu. Có thể liên quan tới các yếu tố cơ địa khiến chức năng này đã không được đảm bảo ngay từ nhỏ, hoặc cũng có thể liên quan đến chế độ chăm sóc thiếu khoa học của phụ huynh. Cho bé dùng sữa bột sớm thay sữa mẹ hoặc nguồn sữa mẹ có chất lượng thấp cũng có thể chính là nguyên nhân gây khiến bé rất dễ mắc bệnh.

Một số yếu tố khác có thể liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ như yếu tố môi trường bị ôn nhiễm, nhiều dị nguyên, khói bụi. Trẻ thường xuyên hút phải khói thuốc lá không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản có xu hướng tái phát nhiều lần mà còn tăng nguy cơ biến chứng sang viêm phổi cùng các bệnh lý nguy hiểm khác. Đồng thời trẻ không được tắm nắng, ít ra ngoài mà ở trong nhà quá lâu cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch.

Thời tiết thay đổi bất thường

Trẻ thường có xu hướng mắc viêm phế quản vào thời điểm giao mùa, đặc biệt từ vào mua đông do sự thay đổi đổi của nhiệt độ đột ngột hay các dị nguyên như phấn hoa vào những thời điểm này. Đây cũng là nguyên nhân rất dễ khiến trẻ tái phát bệnh nếu phụ huynh không có biện pháp phòng tránh phù hợp trước đó.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại
Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến bé không đủ sức chống lại cũng là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Đặc biệt với đặc trưng Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm ở nước ta chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn lây lan xâm nhập vào cơ thể. Ví dụ như thời đang nắng lại đổ mưa hay trời lạnh đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi chính là những thời điểm trẻ rất dễ tái lại bệnh với những triệu chứng như ho kéo dài, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, không muốn vui đùa như bình thường.

Điều trị sai cách

Những triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản thường là tình trạng ho, sốt, sổ mũi kéo dài. Tuy nhiên rất nhiều phụ huynh thường chủ quan không đưa bé đi thăm khám và tự điều trị tại nhà cho con bằng thuốc như paracetamol hay các loại thuốc kháng sinh để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên đây lại là yếu tố có thể làm bệnh không dứt điểm thậm chí là làm trầm tọng hơn.

Đặc biệt với các nhóm kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn, không mang tác dụng loại bỏ các virus. Trong khi đó có đến trên 80% bệnh có liên quan đến các virus. Việc dùng kháng sinh trong những trường hợp này hầu như không mang lại tác dụng hoặc nếu có thì rất ít, không thể tiêu diệt hoàn toàn nguồn gốc gây bệnh. Chúng sẽ trú ngụ lại và tiếp tục chờ đợi thời điểm tấn công làm bệnh tái phát.

Ngoài ra với nhóm thuốc aspirin có tác dụng hạ sốt nếu dùng cho trẻ dưới 15 tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó nếu thấy các triệu chứng bất thường của trẻ, phụ huynh tuyệt đối không sử dụng thuốc mà cần đi thăm khám và chờ chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Dừng thuốc sớm/ lạm dụng thuốc

Đây cũng là lỗi thường gặp của phụ huynh khiến bé bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần. Nhiều phụ huynh thường lo lắng việc dùng thuốc nhiều có thể không tốt cho sự phát triển của bé hoặc bé không chịu uống thuốc nay ngay khi thấy các triệu chứng đã hết liền dừng thuốc ngay. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm và thậm chí còn làm bệnh biến chứng nguy hiểm hơn.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại
Lạm dụng thuốc hay dùng thuốc sai cũng cũng là sai lầm phụ huynh thường mắc phải khiến bệnh tái phát

Theo bác sĩ, việc dùng thuốc không đủ liều, đặc biệt là kháng sinh sẽ không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn đồng thời làm tăng nguy cơ trẻ bị kháng thuốc. Trong trường hợp trẻ có dâu hiệu kháng kháng sinh sẽ phải dùng thuốc với liều mạnh hơn đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm phức tạp với nhiều loại vi khuẩn lạ. Bé sẽ bắt buộc phải dùng các loại kháng sinh phối hợp làm hệ miễn dịch suy yếu nhiều hơn.

Ngược lại lạm dụng thuốc quá nhiều cũng có thể gây ra nhiều nguy hiểm tương tự. Do các cơ quan lục phủ ngũ tạng như gan thận còn hoạt động chưa ổn định nên việc dùng quá nhiều thuốc khiến cơ thể không kịp đào thải các chất dư thừa  và tích tụ tại thân. Điều này có thể làm tăng các bệnh lý như thận, gây hại cho gan hoặc rất nhiều bệnh lý khác.

Dùng lại đơn thuốc cũ hoặc sử dụng đơn thuốc của trẻ khác

Do thiếu hiểu biết nên không ít phụ huynh cũng có thói quen cho con dùng lại đơn thuốc cũ khi thấy con có các triệu chứng bệnh tương tự. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm do khi bệnh đã tái phát đồng nghĩa với các triệu chứng ở mức độ khác nhau, nếu dùng thuốc như cũ sẽ không thể nào có kết quả tốt như ban đầu. Đồng thời khi dùng qua một loại thuốc có thể cũng đã bắt đầu hình thành cơ chế nhờn thuốc dần nên nếu tiếp tục dùng sẽ không thể đảm bảo tác dụng điều trị.

Cũng rất nhiều người thường nghe hàng xóm, bạn bè xung quanh mách dùng đơn thuốc đã dùng qua của con họ do các các triệu chứng tương đồng nhau. Tuy nhiên mỗi trẻ đều có cơ địa khác nhau, tình trạng bệnh cũng khác nhau nên không thể đảm bảo kết quả dùng thuốc giống nhau. Chưa kể tùy tình trạng mà trẻ còn được bổ sung những laoij thuốc đặc trị khác nhau, nếu dùng không đúng còn có thể gây hại ngược lại.

Chế độ chăm sóc và phòng tránh

Hầu hết viêm phế quản cấp tính ở trẻ em có thể hết nếu có cách chăm sóc đúng cách mà không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên nếu không thời điểm này phụ huynh không tăng cường bổ sung dinh dưỡng hợp lý và có chế độ phòng tránh sau điều trị bệnh vẫn có thể dễ dàng tái phát.

Một số yếu tố trong chế độ chăm sóc cho trẻ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tái phát như ăn quá mặn làm kích ứng các phản ứng viêm, dùng nước đá lanh thường xuyên, không giữ ấm cơ thể hợp lý.. Trẻ suy dinh dưỡng thiếu chất, ít tập luyện thể dục thể thao, vệ sinh cơ thể chân tay kém sạch cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tái phát cao.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Khi bệnh tái phát, bé cũng sẽ gặp các triệu chứng như ho, sốt, cảm, đau tức ngực nhưng với mức độ và tần suất cao hơn rất nhiều. Đặc biệt tình trạng ho kéo dài lặp đi lặp lại có thể trong vài tháng khiến bé vô cùng mệt mỏi. nếu không sớm kiểm soát rất dễ dẫn tới viêm phế quản mãn tính cùng các biến chứng nguy hiểm khác khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng.

\Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại
Viêm phế quản tại phát trên trẻ nhỏ khiến sức khỏe bé suy giảm và tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý khác

Những ảnh hưởng trên sức khỏe trẻ do viêm phế quản tái đi tái lại bao gồm

  • Suy giảm hệ miễn dịch tại điều kiện cho rất nhiều bệnh lý khác xuất hiện
  • Tăng nguy cơ mắc viêm phổi, hen suyễn, Tắc hẹp ống thở ..
  • Ho kéo dài khiến bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn uống khiến cơ thể xanh xao suy nhược nhanh chóng
  • Rối loạn giấc ngủ do các triệu chứng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm làm bé bị mất ngủ
  • Suy giảm chức năng hệ hô hấp
  • Lượng không khí đưa vô phổi không đủ do niêm mạc phế quản sung viêm khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động đình trệ, gây ảnh hưởng đến cả sự phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí não của trẻ nhỏ.

Hướng phòng tránh bé bị viêm phế quản tái đi tái lại

Các tốt nhất để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát chính là điều trị dứt điểm ngay từ lần đầu tiên để loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc gây bệnh. Tuy nhiên về lâu về dài, chế độ chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe đời sống mỗi ngày cũng liên quan rất nhiều đến việc hạn chế tối đa nguy cơ bệnh quay trở lại.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại
Phụ huynh cần học cách chăm sóc trẻ và hướng dẫn bé có ý thức phòng tránh bệnh mỗi ngày

Để phòng tránh nguy cơ bé bị viêm phế quản tái đi tái lại, phụ huynh có thể lưu ý các vấn đề sau

  • Cha mẹ nên trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về dinh dưỡng hay chế độ sinh hoạt hằng ngày cho bé để có hướng chăm sóc trẻ phù hợp nhất
  • Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ ngay từ lần đầu tiên để đảm bảo điều tị dứt điểm. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá mức, vượt quá liều hay dừng thuốc sớm. Trong trường hợp muốn dùng theo loại thuốc nào trong lúc đang dùng đơn thuốc từ bác sĩ cũng nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
  • Cho bé thăm khám bác sĩ sớm, tuyệt đối không dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu hằng ngày, đặc biệt tăng cường vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, vitamin A và các omega 3 có thể chống lại các gốc tự do gây bệnh cũng như tăng cường phục hồi các tổn thương
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu cân nặng, kết hợp với các loại nước trái cây hay nước ép rau củ để tăng cường các vitamin và khoáng chất cần thiết. Nước sẽ giúp đảm bảo các hoạt động của các cơ quan lục phủ ngũ tạng, tăng cường đào thải các độc tố trong trường hợp cần dùng thuốc đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ sung huyết trong suốt quá trình điều trị. Với nhóm trẻ sơ sinh có thể thay thế bằng việc tăng cữ bú cho trẻ nhỏ
  • Dọn dẹp nơi ở của bé sạch sẽ mọi ngày, giặt giũ chăn màn thường xuyên để loại bỏ chỗ trú ngụ cho các vi khuẩn, dị nguyên gây bệnh
  • Có thể sử dụng máy lọc không khí hay máy phun sương trong phòng ngủ bé để làm sạch không khí và loại bỏ các dị nguyên
  • Nếu trong phòng dùng điều hòa thì không nên để chênh lệch nhiệt độ quá nhiều, tầm 3- 5 độ là hợp lý. Tránh để điều hòa hay quạt thổi thẳng vào người bé
  • Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi, quá chất hay các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật… Nên hạn chế việc nuôi động vật trong nhà hay trong phòng ngủ của bé
  • Tránh xa khói thuốc lá
  • Giữ ấm cơ thể, nên mặc áo ấm khi ra ngoài, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa
  • Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh đồng thời ngăn ngừa các bệnh có thể lây nhiễm từ những người xung quanh
  • Vệ sinh tai – mũi- họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý
  • Rửa sạch tay chân cho bé sau khi bé đùa nghịch bẩn đồng thời với những trẻ lớn hơn cũng tạo dựng thói quen rửa tay trước khi đi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ nhỏ
  • Nếu xuất hiện các ổ dịch trong khu ở nên có biện pháp phòng tránh phù hợp
  • Cho bé luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn trí não nên cần phòng tránh càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

Vậy viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Tin khác

Viêm phế quản co thắt dạng hen

Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Nội dung bài viếtBé bị viêm phế quản tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?Sự tấn công tiếp tục của các vi khuẩn, virusDo hệ miễn dịch yếuThời tiết...

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Nội dung bài viếtBé bị viêm phế quản tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?Sự tấn công tiếp tục của các vi khuẩn, virusDo hệ miễn dịch yếuThời tiết...

Viêm Tiểu Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Những Biến Chứng Gì?

Nội dung bài viếtBé bị viêm phế quản tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?Sự tấn công tiếp tục của các vi khuẩn, virusDo hệ miễn dịch yếuThời tiết...

Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtBé bị viêm phế quản tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?Sự tấn công tiếp tục của các vi khuẩn, virusDo hệ miễn dịch yếuThời tiết...

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtBé bị viêm phế quản tái đi tái lại nguyên nhân do đâu?Sự tấn công tiếp tục của các vi khuẩn, virusDo hệ miễn dịch yếuThời tiết...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn