Chàm móng tay - Nguyên nhân và cách điều trị

Chàm móng tay: Cách chữa và những điều cần lưu ý

Chàm sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh chàm sữa có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Chàm dị ứng là gì? Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

chàm đồng tiền ở trẻ em

Cách chữa chàm đồng tiền ở trẻ em an toàn hiệu quả

Bệnh chàm có nguy hiểm không? Có lây lan không?

chữa bệnh chàm bìu tại nhà

Mách bạn cách chữa bệnh chàm bìu tại nhà nhanh khỏi

Bệnh chàm khô ở da: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

bệnh chàm khô tróc vảy

Bệnh chàm khô tróc vảy và cách khắc phục tại nhà

Chàm da đầu: Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Bệnh eczema có lây không? Phòng bệnh như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh Eczema thường xuất hiện với triệu chứng đặc trưng như hình thành các mảng đỏ trên da, ngứa hoặc khô da. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ ngoại hình. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, không biết bệnh Eczema có lây không?

Bệnh eczema có lây không?
Chàm eczema là căn bệnh mạn tính dai dẳng. Vậy bệnh eczema có lây không?

Bệnh eczema có lây không?

Eczema là bệnh viêm da dị ứng thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi xảy ra thường gây ngứa rát, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ của bệnh nhân.

Bệnh eczema thường xuất hiện với triệu chứng ngứa, khô da hoặc nổi mẩn đỏ, mụn nước trên da. Các biểu hiện này có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhiều ở cổ, mí mắt, ngựa hoặc mặt.

Theo các chuyên gia da liễu cho hay, bệnh eczema không phải là bệnh lây nhiễm. Vì vậy, chúng không có khả năng lây từ người này sang người khác. Do đó, người bệnh có thể an tâm trong quá trình tiếp xúc với người thân hoặc hàng xóm xung quanh.

Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng eczema có thể lan rộng từ vùng da bệnh sang vùng da khỏe mạnh khác. Chưa kể đến, khả năng tái phát của bệnh thường rất cao. Do đó, để kiểm soát tốt triệu chứng viêm da cơ địa, bệnh nhân cần thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh eczema

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây bệnh eczema không phải do lây nhiễm mà do sự kết hợp giữa các yếu tố sau đây gây nên:

  • Di truyền: Theo một số thống kê, gia đình có bố mẹ mắc bệnh eczema, khả năng con mắc phải căn bệnh này thường cao.
  • Chức năng bất thường của hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu thường nhầm lẫn tế bào khỏe mạnh của cơ thể là tác nhân gây hại. Vì thế, chúng tấn công ngược và gây phản ứng viêm với triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa và khó chịu ở da.
  • Môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh: Những đối tượng sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, không đảm bảo an toàn thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về da cao.
  • Khiếm khuyết ở hàng rào bảo vệ da: Theo các chuyên gia, sự khiếm khuyết ở hàng rào bảo vệ da sẽ cho phép độ ẩm thoát ra ngoài khiến da bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Ngoài các yếu tố này ra, nguyên nhân gây eczema có thể là do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày gây nên. Chẳng hạn, việc thường xuyên tắm nước nóng hoặc tiếp xúc với nước khá lâu chính là tác nhân khiến da trở nên khô và dễ nhạy cảm. Bên cạnh đó, eczema hình thành cũng có thể là do da không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tham gia các hoạt động thể thao gây đổ mồ hôi nhiều.

Bệnh eczema có lây không
Bệnh chàm eczema không có khả năng lây nhiễm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do rối loạn hệ miễn dịch

Khi mắc bệnh eczema nên làm gì?

Khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh eczema, việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là đến ngay bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý cũng như các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác về bệnh.

Một trong những cách điều trị eczema hiệu quả là bệnh nhân cần tránh xa các hoạt chất hoặc thực phẩm gây kích ứng da. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể điều trị, kiểm soát triệu chứng bệnh bằng một số loại thuốc bôi ngoài da.

Tuy nhiên, người bệnh nên thận trọng trong quá trình dùng thuốc chữa trị. Bởi các loại thuốc điều trị tại chỗ đều chứa hoạt chất chống viêm Corticoid. Hoạt chất này nếu sử dụng quá liều trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần theo tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng đã được bác sĩ quy định.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên làm theo các gợi ý sau đây để tránh bệnh chuyển nặng gây biến chứng hoặc tái phát trong tương lai.

  • Tránh gãi ngứa: Theo các bác sĩ, gãi ngứa có thể gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, người bệnh nên cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh tay sạch sẽ để tránh gãi hoặc cào gây xước da.
  • Mặc quần áo sạch, rộng rãi: Quần áo có thể gây kích ứng da khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, tránh các kiểu đồ bó sát. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên giặt quần áo sạch sẽ trước khi mặc.
  • Uống đủ nước: Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách bổ sung nước là một trong những giải pháp giúp ngăn ngừa tình trạng khô và giảm nguy cơ bùng phát bệnh. Vì vậy, người bệnh nên uống ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, tương đương 6 – 8 cốc nước.
  • Kiểm soát căng thẳng: Một trong những tác nhân kích hoạt bệnh eczema phát triển là căng thẳng, stress. Vì vậy, để làm giảm nhanh triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên kiểm soát tốt vấn đề stress của bản thân. Một số cách giúp tinh thần thư giãn, phòng căng thẳng như thiền định, yoga hoặc âm nhạc trị liệu,…
  • Tránh tắm nước nóng: Hơi nước ấm có thể giúp làm giảm triệu chứng viêm sưng, ngứa và khó chịu ở trên da. Tuy nhiên, việc thường xuyên tắm nước ấm hoặc nước quá nóng trong thời gian dài có thể khiến da trở nên khô và dễ kích hoạt chàm ecczema phát triển.

Bài viết nêu trên đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “Bệnh eczema có lây không? Phòng bệnh như thế nào?” Để có thêm hiểu biết về bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Chàm móng tay - Nguyên nhân và cách điều trị

Chàm móng tay: Cách chữa và những điều cần lưu ý

Nội dung bài viếtBệnh eczema có lây không?Nguyên nhân gây bệnh eczemaKhi mắc bệnh eczema nên làm gì? 3/5 - (2 bình chọn) Chàm móng tay làm một bệnh lý...

Chàm sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nội dung bài viếtBệnh eczema có lây không?Nguyên nhân gây bệnh eczemaKhi mắc bệnh eczema nên làm gì? Đánh giá Chàm sữa là bệnh lý cơ địa thường gặp ở...

Bệnh chàm sữa có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Nội dung bài viếtBệnh eczema có lây không?Nguyên nhân gây bệnh eczemaKhi mắc bệnh eczema nên làm gì? Đánh giá Bệnh chàm sữa là bệnh viêm da xảy ra phổ...

Chàm dị ứng là gì? Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Nội dung bài viếtBệnh eczema có lây không?Nguyên nhân gây bệnh eczemaKhi mắc bệnh eczema nên làm gì? Đánh giá Chàm dị ứng là một dạng tổn thương da mãn...

chàm đồng tiền ở trẻ em

Cách chữa chàm đồng tiền ở trẻ em an toàn hiệu quả

Nội dung bài viếtBệnh eczema có lây không?Nguyên nhân gây bệnh eczemaKhi mắc bệnh eczema nên làm gì? 5/5 - (1 bình chọn) Chàm đồng tiền là một thể của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn