Bị Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Giúp Cải Thiện Bệnh Tốt Hơn?

Cập nhật: 02/04/2024

Hẳn ai cũng biết được tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với quá trình hồi phục sức khỏe của người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng nắm rõ được bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được một thực đơn ăn uống hợp lý. Những thông tin dưới đây hy vọng sẽ hữu ích cho người bệnh trong việc lựa chọn được các thực phẩm có lợi để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị viêm đại tràng

Sự khởi phát của viêm đại tràng cũng như quá trình hồi phục bệnh đều có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh. Do vậy, việc xây dựng được một thực đơn ăn uống khoa học có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh. Nó không chỉ giúp loại bỏ được yếu tố nguy cơ làm tăng nặng bệnh mà ngược lại còn hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị và đảm bảo cho bệnh nhân được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Bị viêm đại tràng nên ăn gì
Hiểu rõ bị viêm đại tràng nên ăn gì sẽ giúp bệnh nhân xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp và có lợi cho quá trình điều trị bệnh

Ngoài việc cung cấp đầy đủ nước, các vitamin và khoáng chất cho cơ thể thì bữa ăn của người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất với hàm lượng hợp lý. Bao gồm:

  • Protein: Chất này tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới và tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhu cầu sử dụng chất đạm cho bệnh nhân bị viêm đại tràng mỗi ngày là 1g x Kg cân nặng của cơ thể.
  • Năng lượng: Tùy theo thể trạng, cường độ vận động trong ngày mà bệnh nhân cần được dung nạp từ 30-35 kcal/kg.
  • Chất béo: Tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm tăng nặng triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên dùng quá 15g chất béo mỗi ngày.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đại tràng cũng nên duy trì những thói quen tốt trong ăn uống hàng ngày như:

  • Dùng bữa vào các khung giờ cố định trong ngày
  • Chia nhỏ bữa ăn khi cần thiết để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu, đau bụng do viêm đại tràng gây ra.
  • Đảm bảo thức ăn đã được nấu chín trước khi dùng và uống nước đun sôi để nguội
  • Gọt vỏ trái cây trước khi ăn
  • Tránh sử dụng các chất kích thích gây hại cho đại tràng
  • Không ăn bữa tối quá muộn hoặc ăn khuya
  • Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt
  • Sử dụng các món ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa trong các giai đoạn cấp của bệnh viêm đại tràng.

Bị viêm đại tràng nên ăn gì?

Trong bữa ăn của bệnh nhân bị viêm đại tràng nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên, đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để sức khỏe mau chóng bình phục.

1. Thịt nạc lợn

Thịt nạc lợn là thực phẩm lý tưởng cho thực đơn của người bị viêm đại tràng. Nó cung cấp nhiều protein nhưng lại chứa hàm lượng chất béo thấp, giúp xây dựng nên các tế bào mới để thay thế cho mô bị bệnh trong đại tràng, thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.

Ngoài ra, bổ sung thịt nạc lợn trong khẩu phần ăn còn giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp bạn bớt mệt mỏi. Khi sử dụng thực phẩm này, bạn nên băm nhỏ hoặc nấu thịt cho chín mềm để dễ tiêu hóa hơn, tránh gây thêm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

2. Bị viêm đại tràng nên ăn các loại hạt

Người bị viêm đại tràng cũng được khuyến khích nên thường xuyên ăn các loại hạt. Bao gồm hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân hay mè đen…

Bị viêm đại tràng nên ăn các loại hạt
Giàu chất xơ và chất béo lành mạnh, các loại hạt có thể giúp kích thích tiêu hóa, giảm táo bón và hỗ trợ chữa lành tổn thương viêm trong đại tràng

Những thực phẩm này cung cấp cho cơ thể một lượng lớn omega 3, chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng tố quan trọng cho sức khỏe. Chúng giúp hỗ trợ giảm viêm nhiễm trong đại tràng, bảo vệ lớp niêm mạc, đồng thời kích thích nhu động ruột, giảm táo bón, cải thiện tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu do viêm đại tràng gây ra.

Hãy bổ sung các loại hạt vào bữa ăn hàng ngày giống như một món ăn vặt. Chúng không chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng viêm đại tràng mà còn cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể.

3. Các loại trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân bị viêm đại tràng. Không chỉ cung cấp nhiều chất xơ đảm bảo cho quá trình tiêu hóa, các loại quả tươi còn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ tiêu viêm, làm nhanh lành tổn thương viêm loét trong đại tràng. Vậy bị viêm đại tràng nên ăn quả gì?

Dưới đây là một số loại trái cây được khuyến cáo sử dụng cho người bị viêm đại tràng:

  • Dưa hấu: Giàu lycopene, dưa hấu có khả năng kháng viêm mạnh, ổn định huyết áp và nâng cao sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, dưa hấu còn là loại trái cây dễ tiêu hóa và bổ sung nhiều nước cùng chất xơ cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp đi ngoài đều đặn, ngăn ngừa chảy máu trực tràng khi đi cầu và cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến viêm đại tràng thể táo bón.
  • : Bơ cung cấp nguồn chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe. Nó giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm nhanh lành tổn thương, đồng thời chống lại tình trạng táo bón, ăn không tiêu thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đại tràng. Với những lợi ích tuyệt vời này, mỗi tuần bạn nên ăn bơ từ 2 – 3 lần. Có thể sử dụng thịt bơ nguyên chất hoặc xay sinh tố, trộn salad…
  • Táo: Sở hữu hàm lượng lớn pectin, táo là một trong những thực phẩm tốt nhất cho đại tràng, nhất là khi cơ quan này đang bị viêm. Khi được hấp thu, Pectin sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và tăng khối lượng phân, giúp phân nhanh chóng được đào thải ra ngoài mà không gây tổn thương cho đại tràng.
  • Lê: Quả lê cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ, vitamin C, kali và natri. Những chất này giúp làm tăng sức đề kháng cho đường ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng và nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tất cả đều góp phần nhanh chóng chữa lành tổn thương trong đại tràng.

4. Bí đao tốt cho người bị viêm đại tràng

Nếu bạn đang thắc mắc bị viêm đại tràng nên ăn gì thì bí đao chính là một gợi ý hữu ích. Thực phẩm này thường được sử dụng để nấu canh, luộc, hấp hay ép nước uống.

Bí đao có tính mát, lại cung cấp nhiều chất xơ, nước, các vitamin và khoáng chất có lợi cho đường tiêu hóa nói riêng và cho sức khỏe nói chung. Sử dụng thực phẩm này sẽ giúp người bị viêm đại tràng cải thiện được tình trạng táo bón, ăn uống lâu tiêu hóa, đau bụng, đồng thời xoa dịu kích ứng ở niêm mạc đại tràng và ngăn ngừa mất nước cùng chất điện giải cho các trường hợp đang bị tiêu chảy.

5. Dầu ôliu

Sử dụng dầu ô liu trong chế biến món ăn có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Loại dầu này chứa hàm lượng lớn omega 3, acid oleic và vitamin E. Những chất này có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh, giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Không chỉ tốt cho đại tràng, dầu ô liu còn giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, từ đó giúp ổn định dòng móng lưu thông đến đại tràng, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và vết loét ở niêm mạc ruột già.

Khi chế biến dầu ô liu, bạn không nên sử dụng nhiệt độ quá cao hoặc đun nấu lâu khiến dầu bị biến chất. Thay vào đó có thể dùng dầu trộn trong các món salad hoặc thêm vào sau khi thức ăn đã được nấu chín.

6. Thực phẩm giàu probiotic

Sữa chua hay các thực phẩm giàu probiotic khác như kefir, miso và dưa cải đều tốt cho người bị viêm đại tràng. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa do bệnh viêm đại tràng gây ra.

Bị viêm đại tràng nên ăn sữa chua
Sữa chua cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi, giúp ngăn ngừa táo bón và làm nhanh lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng

7. Người bị viêm đại tràng nên ăn trứng

Trứng bổ sung nguồn protein phong phú cho cơ thể. Đây là dưỡng chất cần thiết cho quá trình xây dựng tế bào mới, giúp nhanh chóng chữa lành các mô bị tổn thương ở niêm mạc đại trạng. Một phần protein khi được hấp thu cũng chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp người bệnh bớt mệt mỏi.

Bên cạnh đó, trứng còn chứa nhiều vitamin B và lecithin giúp chống đầy hơi và làm giảm nguy cơ bị ung thư cho bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm.

8. Thực phẩm giàu omega 3

Bao gồm các loại cá béo ( cá hồi, cá thu, cá cơm,…), hàu, trứng, hạt chia, đậu nành… Hàm lượng omega 3 phong phú được tìm thấy trong các thực phẩm này có thể giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm trong đại tràng, giúp tổn thương nhanh hồi phục mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.

9. Bột yến mạch

Bột yến mạch là thực phẩm dễ tiêu hóa. Nhờ chứa nguồn chất xơ phong phú, nó giúp cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu do ảnh hưởng của bệnh viêm đại tràng.

Người bệnh có thể sử dụng món cháo bột yến mạch trong bữa sáng hoặc các bữa ăn phụ trong ngày để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại cho sức khỏe.

10. Uống nhiều nước

Cùng với các thực phẩm có lợi ở trên, người bị viêm đại tràng cũng được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Chất lỏng vừa giúp ngăn ngừa táo bón, lại giúp giảm nguy cơ bị mất nước cho các trường hợp có biểu hiện tiêu chảy kéo dài.

Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể từ các loại nước khác như:

  • Nước trái cây, rau củ
  • Nước khoáng
  • Các loại trà thảo mộc: Trà cam thảo, trà hoa cúc hay trà gừng…

Bị viêm đại tràng kiêng ăn gì?

Để xây dựng được thực đơn ăn uống có lợi thì ngoài việc nắm rõ viêm đại tràng nên ăn gì thì người bệnh cũng cần tìm hiểu các thực phẩm gây bất lợi cho quá trình điều trị và có thể khiến bệnh tình nặng hơn để tránh sử dụng trong bữa ăn. Chúng bao gồm:

1. Một số loại rau họ cải

Chẳng hạn như cải brussel, rau bắp cải hay súp lơ xanh. Chúng bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị viêm đại tràng.

Với hàm lượng chất xơ quá cao, những loại rau này có thể gây khó tiêu và làm tăng nặng cảm giác đau bụng, chướng hơi. Nếu dùng, bệnh nhân chỉ nên ăn với một lượng nhỏ và chú ý nếu chín mềm trước khi sử dụng.

2. Các sản phẩm từ sữa chứa lactose

Sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa chứa lactose như phô mai, phô mát… có thể làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy và gây đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt các trường hợp bị viêm đại tràng có biểu hiện không dung nạp lactose thì tuyệt đối tránh sử dụng nhóm thực phẩm này.

3. Thịt mỡ động vật

Đây cũng là nhóm thực phẩm nên cắt giảm trong thực đơn của bệnh nhân bị viêm đại tràng. Chúng không chỉ khó tiêu hóa, gây cảm giác nặng bụng, khó chịu mà còn có thể gây tăng cân và ảnh hưởng không tốt đến tim mạch khi thường xuyên sử dụng. Do vậy, nếu bạn có sở thích ăn thịt mỡ thì nên tiết chế lại thói quen này nếu không muốn bệnh ngày càng nặng hơn.

4. Thức ăn rán, xào

Các món được chế biến bằng hình thức rán, xào, chẳng hạn như khoai tây chiên, gà rán hay rau xào đều chứa một lượng lớn dầu mỡ. Chúng gây khó khăn cho tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương trong đại tràng.

5. Viêm đại tràng nên hạn chế ăn đường

Nước ngọt hay các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường đều có thể gây sinh nhiều khí trong ruột. Nó gây cảm giác đau nặng bụng và gia tăng tần suất bị tiêu chảy, chuột rút cơ bụng.

6. Thức ăn cay

Các món ăn được chế biến với nhiều tiêu, ớt, lẩu thái hay các loại mì cay đều có thể gây kích ứng cho đại tràng. Chúng làm tăng nhu động ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, đồng thời làm phát triển vết loét ở tổn thương trong đại tràng.

7. Không sử dụng chất kích thích

Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị viêm đại tràng nên kiêng ăn gì. Các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước trà, soda hay socola đều có thể gây ợ hơi, đau bụng và làm tăng nặng tình trạng viêm nhiễm trong đại tràng.

8. Đồ nướng

Các món nướng thường được tẩm ướp nhiều loại gia vị có thể gây kích ứng cho đại tràng. Thêm vào đó, trải qua quá trình nướng ở nhiệt độ cao, thực phẩm cũng có thể phát sinh nhiều chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Đây chính là lý do giải thích tại sao các món nướng không được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của người bị viêm đại tràng.

9. Thực phẩm giàu gluten

Chẳng hạn như lúa mì hay lúa mạch đen. Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường có khuynh hướng nhạy cảm với gluten được tìm thấy trong các thực phẩm trên khiến cho các triệu chứng bệnh bùng phát nặng nề hơn.

10. Các món tái, sống

Đồ ăn sống hay các món chín tái như gỏi, rau sống đều không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng có thể gây đau bụng hoặc khiến đường ruột bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, từ đó làm tình trạng nhiễm trùng trong đại tràng diễn tiến phức tạp hơn.

Những thông tin trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì. Mặc dù không giúp chữa khỏi bệnh nhưng việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả của phương pháp điều trị và góp phần củng cố chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp đại tràng thêm khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC