Cách Giảm Ngứa Do Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Cập nhật: 28/03/2024

Ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu là những triệu chứng điển hình nhất mà bệnh viêm da cơ địa gây ra. Bạn có thể áp dụng các cách giảm ngứa do bệnh viêm da cơ địa để khắc phục triệu chứng. Đồng thời hỗ trợ chữa lành tổn thương trên da và rút ngắn thời gian điều trị.

TOP 9 cách giảm ngứa do viêm da cơ địa đơn giản, hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền và cơ địa với các triệu chứng đặc trưng như đỏ da, da khô và ngứa. Bệnh có xu hướng tái phát định kỳ, đôi khi thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng liền. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, đồng thời khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Thông thường, đối với bệnh viêm da cơ địa thì bạn cần sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ chỉ định để khắc phục triệu chứng và đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, việc áp dụng các cách giảm ngứa do viêm da cơ địa ngay tại nhà cũng được nhiều người lựa chọn.

cach-giam-ngua-do-viem-da-co-dia1
cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Phương án này không chỉ khắc phục được các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm do bệnh gây ra mà còn hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Đồng thời, áp dụng các giải pháp giảm ngứa do viêm da cơ địa tại nhà còn giúp người bệnh hạn chế được việc lạm dụng các loại thuốc Tây trong điều trị.

Dưới đây là thông tin về 9 cách làm giảm ngứa do viêm da cơ địa mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để áp dụng:

1. Cách chườm lạnh giảm ngứa do viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường gây ra các triệu chứng nóng rát, sưng đỏ và ngứa âm ỉ ở trong giai đoạn cấp. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt rứt và mệt mỏi.

Lúc này có thể chườm lạnh lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 – 15 phút để hỗ trợ giảm ngứa. Nhiệt độ lạnh còn có tác dụng làm dịu da và giảm sưng rất hiệu quả. Khi thực hiện cần dùng nước mát vô trùng để đảm bảo sự an toàn cho vùng da đang bị tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trước hết cần dùng dung dịch Chlorhexidine, hồ Hexamidine hay thuốc tím để sát trùng da.
  • Sau đó dùng gạc thấm vào nước mát vô trùng, rồi đắp lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi chườm mát cần dùng khăn mềm thấm hết nước để giúp vùng da tổn thương được thông thoáng và nhanh đóng mài.
  • Với cách này, bạn có thể thực hiện khoảng từ 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng sưng viêm.

2. Lá trầu không hỗ trợ giảm ngứa rất tốt

Lá trầu không là thảo dược có chứa hàm lượng polyphenol tương đối dồi dào, đặc biệt là uperoxide effutase và catalase. Tất cả những thành phần này sẽ có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen, đồng thời làm tăng tốc độ chữa lành các vết thương ở da cũng như mô mềm.

Hơn thế nữa, tinh dầu Eugenol có trong lá trầu còn đem lại tác dụng chống khuẩn và sát trùng rất tốt. Nhất là đối với các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như trực trùng coli, song cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp khắc phục được tình trạng ngứa ngáy trên da. Đồng thời còn giúp ích cho việc ức chế viêm nhiễm để làm giảm nguy cơ bội nhiễm da.

Cách giảm ngứa do  viêm da cơ địa bằng lá trầu không được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm nhỏ lá trầu không đem đi rửa sạch rồi vò sơ qua.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả lá trầu không vào và đun thêm 5 phút nữa.
  • Đổ nước lá trầu ra thau và pha thêm 1 ít nước lạnh cho ấm.
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị ngứa ngáy do viêm da cơ địa.

Trong trường hợp bệnh xuất hiện ở da đầu có thể nấu nước lá trầu không để gội dầu. Không chỉ giúp giảm ngứa mà còn có thể ức chế vi nấm gây gàu và điều tiết hoạt động của lỗ chân lông, giúp bảo vệ chân tóc khỏi các tac nhân có hại.

3. Giảm ngứa do viêm da cơ địa bằng cách tắm lá khế

Lá khế cũng là một trong những vị thuốc có chứa nhiều thành phần hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm. Sử dụng lá khế có thể giúp ích trong việc điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, tắm nước lá khế có thể giúp khắc phục các triệu chứng mà bệnh gây ra, nhất là tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó còn hỗ trợ rất tích cực ho quá trình làm lành tổn thương trên da để đẩy lùi bệnh hoàn toàn.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 20 phút.
  • Vớt ra để ráo nước rồi vò cho hơi nát.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá khế vào đun thêm 2 – 3 phút.
  • Có thể pha thêm với nước lạnh cho ấm rồi dùng để tắm mỗi ngày 1 lần giúp làm sạch da, giảm ngứa do viêm da cơ địa.

4. Sử dụng gel lô hội

Bệnh viêm da cơ địa khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì tình trạng khô da, dày sừng và ngứa ngáy sẽ càng thêm nghiêm trọng. Lúc này, việc dưỡng ẩm cho da được khuyến cáo là rất cần thiết để ngăn ngừa nứt nẻ, giảm ngứa ngáy và chảy máu .

Người bệnh có thể sử dụng gel lô hội để dưỡng ẩm và làm dịu da, đồng thời hỗ trợ hồi phục các tế bào da đang bị tổn thương. Ngoài ra, gel lô hội còn chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da. Từ đó sửa chữa được những tổn thương do tia cực tím và giảm sự hình thành của các nếp nhăn.

Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận rằng, sử dụng gel nha đam thường xuyên còn có khả năng làm giảm tần suất cũng như mức độ của các bệnh viêm da mãn tính. Nhất là chàm, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa hay bệnh vảy nến.

Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi đem rửa sạch sau đó gọt bỏ vỏ và rửa lại lần nữa cho sạch mủ.
  • Dùng thìa để cạo lấy lớp gel trong suốt rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Cần đợi cho gel thấm hoàn toàn vào da trước khi mặc quần áo.

Tuy nhiên, cần chú ý, bởi thực nghiệm cho thấy có một số người bị dị ứng với gel lô hội. Cần thử trước lên vùng da khỏe mạnh và theo dõi phản ứng trước khi thoa lên vùng da cần điều trị.

5. Tắm lá chè xanh giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa

Sử dụng lá chè xanh để làm giảm tình trạng ngứa da là mẹo dân gian được dùng phổ biến khi triệu chứng này kích hoạt do các bệnh về da mãn tính. Với những trường hợp viêm da cơ địa xuất hiện trên diện rộng thì bạn có thể tắm nước lá chè xanh để làm giảm ngứa, đồng thời phục hồi các tế bào da đang bị tổn thương.

cach-giam-ngua-do-viem-da-co-dia2
tắm lá trè giảm viêm da cơ địa

Lá chè xanh có chứa nhiều loại polyphenol và catechin, trong đó phải kể tới epigallocatechin gallate và epicatechin gallate có khả năng chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Các thành phần nàu sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho làn da từ sâu bên trong. Đồng thời làm giảm mức độ tổn thương da cũng như hạn chế ảnh hưởng của tia cực tím.

Ngoài ra, hàm lượng polyphenol dồi dào trong lá chè xanh còn có đặc tính chống viêm rất tốt. Chính vì thế mà tắm nước lá chè xanh có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng cũng như sưng viêm do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi và cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Đổ nước ra thau, loại bỏ phần bã rồi pha thêm 1 ít nước lạnh cho hơi ấm.
  • Dùng nước lá chè xanh để tắm hay ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
  • Với cách này bạn có thể áp dụng khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần để cải thiện triệu chứng ngứa và kích thích quá trình phục hồi tổn thương trên da do bệnh viêm da cơ địa.

6. Hướng dẫn cách sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong nguyên chất để làm giảm ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa là mẹo đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Mật ong có chứa nhiều lợi khuẩn sẽ giúp tăng hệ miễn dịch và khả năng tự bảo vệ cho làn da. Nhờ đó mà đem lại tác dụng giảm ngứa ngáy, viêm đỏ cũng như làm mờ các vết thâm sạm trên da.

Ngoài ra, mật ong còn là nguyên liệu tốt có tác dụng dưỡng ẩm và cân bằng độ pH cho làn da. Cùng với đó là có khả năng chống oxy hóa, kích thích làm tăng tốc độ phục hồi những mô da đang bị tổn thương.

Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Trước hết bạn cần làm sạch vùng da đang bị tổn thương, có thể dùng nước muối ấm pha thật loãng.
  • Dùng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị và để nguyên trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau đó dùng nước ấm rửa lại cho sạch và thấm khô bằng khăn mềm.
  • Có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần để giảm ngứa ngáy, khó chịu và giúp vùng da tổn thương nhanh chóng phục hồi.

7. Tắm bột yến mạch giúp giảm ngứa ngáy

Bột yến mạch là nguyên liệu có chứa hàm lượng saponin với tác dụng làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng giống như một số loại thực phẩm thông thường. Ngoài ra, yến mạch còn có chứa kẽm với khả năng sát trùng và ức chế các loại vi khuẩn gây hại.

Hơn thế nữa, với hàm lượng avenanthramides, nguyên liệu này còn được ghi nhận với tác dụng giảm ngứa ngáy và kháng viêm rất tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu còn ghi nhận rằng, thành phần này còn có khả năng ngăn ngừa tổn thương da và thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cần chuẩn bị khoảng 3 lít nước tắm có độ ấm vừa phải.
  • Sau đó thêm khoảng 3 thìa bột yến mạch vào khuấy đều.
  • Dùng nước này để tắm trực tiếp rồi sử dụng nước sạch tắm lại nhằm loại bỏ yến mạch còn dính ở trên da.
  • Có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng và giúp da phục hồi tốt hơn.

8. Uống nhiều nước giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày chính là thói quen tốt giúp cân bằng nồng độ điện giải và giúp cơ thể duy trì sự khỏe mạnh. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, làm giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy và nứt nẻ do viêm da cơ địa.

Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng, việc uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày còn có thể giúp tăng hàng rào bảo vệ cho da. Từ đó làm giảm nguy cơ bùng phát cũng như hỗ trợ cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh. Vì thế, bên cạnh việc chăm sóc với các biện pháp nói trên thì bạn nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để tốt hơn cho việc khắc phục triệu chứng viêm da cơ địa.

9. Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà

Độ ẩm thấp trong những ngày thời tiết hanh khô chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa bùng phát mạnh mẽ hơn. Lúc này, da thường bị khô ráp, ngứa ngáy dữ dội và đôi khi còn nứt nẻ, chảy máu.

Đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy kích hoạt mạnh mẽ hơn vào ban đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Chính vì thế mà bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giúp cân bằng độ ẩm không khí. Có thể thêm vào máy tạo độ ẩm vài giọt tinh dầu tràm trà hay bạc hà để tạo cảm giác thư thái, thoải mái hơn.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC