Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày (bao tử) gây ra những triệu chứng đau bụng âm ỉ, khi thì đau quặn lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nguyên nhân chính gây bệnh thường liên quan đến thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Nếu không chữa bệnh đau bao tử kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau dạ dày là gì?

Dạ dày (bao tử) có tên gọi tiếng anh là Stomach, là bộ phận lớn nhất trong cơ quan tiêu hóa, vị trí của chúng nằm ở giữa tá tràng và thực quản, nhiệm vụ của dạ dày là chứa đựng và tiêu hóa lượng thực phẩm được nạp vào cơ thể. Mỗi người, mỗi lúc sẽ có hàm lượng thức ăn đưa vào khác nhau nên dạ dày cũng sẽ thay đổi hình dạng và cả vị trí sao cho phù hợp. Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) - Stomach pain, thường xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương bởi những vi khuẩn hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.

Phân loại đau dạ dày thường gặp

Dấu hiệu đau dạ dày cũng khá dễ phát hiện, người bệnh sẽ dựa vào biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đầy bụng... và vị trí đau bụng. Mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, nó tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh và mức độ tổn thương của dạ dày. Vậy nên trong Y khoa thì bệnh này được chia ra làm hai loại chính:

  • Đau dạ dày cấp tính: Triệu chứng đau bụng xuất hiện đột ngột, nguyên nhân gây bệnh thường là do tinh thần bị stress kéo dài, nhiễm khuẩn… Ở loại này thì dạ dày người nhiễm bệnh chưa bị tổn thương nhiều, chưa xuất hiện các vết loét sâu hay bị thủng.
  • Đau dạ dày mãn tính: Ở mức độ này thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng bệnh hơn, khó chữa trị hơn và dễ tái phát bệnh. Một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đau bao tử mãn tính là do biến chứng từ đau bao tử cấp tính.

dau da day
Đau dạ dày phân chia thành cấp tính và mãn tính

Triệu chứng đau dạ dày

Thường cách nhận biết đau dạ dày sẽ dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường ruột khác. Tuy nhiên theo khảo sát và nghiên cứu của các chuyên gia thì có một số biểu hiện đau bao tử rõ rệt, thường gặp và phổ biến mà người bệnh nên biết:

  • Đau vùng thượng vị: Cùng với đó là những cảm giác nóng rát ổ bụng, đau âm ỉ rồi lại có lúc quặn lại thành từng cơn, đi ngoài bất thường. Cơn đau thường kéo đến khi bụng đói hoặc sau bữa ăn khoảng vài giờ.
  • Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Dạ dày bị tổn thương nên gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết hoặc khó tiêu sẽ khiến người bệnh có triệu chứng này.
  • Ợ hơi, ợ chua: Thông thường bệnh nhân sẽ có biểu hiện khó tiêu kèm theo ợ, thậm chí là trào ngược dạ dày lên nửa chừng. Từ đó người bệnh cũng sẽ có cảm giác bị đắng miệng, nhiều lần sẽ tạo cảm giác đau vùng xương ức.
  • Buồn nôn, nôn: Đây là biểu hiện của đau dạ dày ở giai đoạn nặng, có thể là mãn tính. Nếu dấu hiệu này diễn ra với tần suất lớn sẽ khiến cơ thể người bệnh bị suy kiệt, thiếu nước và điện giải. Từ đó lại khiến bệnh nhân dạ dày đối mặt với những triệu chứng khác kéo theo.
  • Đại tiện bất thường: Ngoài những dấu hiệu đau bao tử kể trên thì người bệnh cũng sẽ hay bị đi ngoài, nhất là ở người bệnh có thói quen ăn uống không đảm bảo. Hình dạng phân thất thường (lỏng, nát) kèm theo dịch dính. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp nặng hơn thì lại bí tiện.
  • Chán ăn, sụt cân: Dù triệu chứng đau dạ dày nhẹ hay nặng thì đa phần người bệnh đều gặp tình trạng này. Khi bệnh càng nặng, thì cơ thể càng khó phục hồi nhanh chóng.

dau da day
Cơn đau bụng diễn ra thường xuyên

Vị trí đau dạ dày

Trên thực tế thì đau dạ dày là đau ở đâu đều phụ thuộc vào vị trí tổn thương của niêm mạc dạ dày. Cụ thể một số vị trí của cơn đau bụng mà người bệnh có thể gặp như:

  • Đau vùng thượng vị: Là khu vực vùng giữa phần rốn và xương ức, cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy ổ bụng căng tức rồi có cảm giác bị đau sang các khu vực lân cận như: lưng và ngực. Ngoài ra cũng có người bệnh cảm thấy khó thở.
  • Đau vùng bụng giữa: Cơn đau âm ỉ, rồi lại quặn thắt từng đợt và người bệnh thường sẽ có những triệu chứng của đau bao tử khác như: đầy bụng, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn,…
  • Đau phía bên trái: Cùng với cảm giác nóng bụng, đau âm ỉ, khi bụng đói thì lại càng đau hơn và đa phần nguyên nhân gây đau bụng vị trí này là do viêm loét.
Triệu chứng Đau Dạ Dày phổ biến

Nguyên nhân đau dạ dày phổ biến

Bệnh dạ dày có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh và bác sĩ sẽ dựa vào điều đó để đưa ra được phương án điều trị và cách phòng tránh phù hợp, hiệu quả nhất. Dưới đây sẽ là những yếu tố gây bệnh phổ biến, thường gặp để bạn tham khảo.

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Dựa theo nghiên cứu, 70% người bệnh đau dạ dày dương tính với loại vi khuẩn này, nên đây cũng là một trong những yếu tố chính gây bệnh. Thông thường thì chúng thường tìm thấy ở thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chỉ cần bạn vô tình ăn phải, khi vào dạ dày chúng sẽ phát triển và tấn công gây ra tổn thương, gây đau bụng.
  • Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài: Trong y khoa, người ta giải thích rằng việc bạn bị căng thẳng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị axit. Nếu chúng không được trung hòa thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị viêm loét, sau đó gây ra đau bao tử.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Có một sự thật rằng, đại đa số người bệnh đau dạ dày đều có thói quen ăn uống không khoa học. Điển hình như một vài nguyên nhân điển hình như: ăn uống không đúng bữa, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống mất vệ sinh, ăn quá no vào buổi tối muộn,...
  • Có thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích: Trong rượu bia có chứa chất cồn, chúng sẽ khiến cho lớp nhầy bảo vệ bên trên niêm mạc dạ dày bị phá hủy, bào mòn. Còn trong thuốc lá có thành phần nicotin khá lớn, chúng sẽ kích thích sự bài tiết các chất có khả năng bào mòn niêm mạc cơ quan này.
  • Sử dụng thuốc Tây không đúng cách: Đặc biệt là thuốc kháng sinh, kháng viêm vì trong thành phần của chúng có chứa hoạt chất ảnh hưởng đến quá trình phát triển của màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vậy nên dạ dày cũng sẽ dễ bị tấn công hơn, sau một thời gian sẽ hình thành bệnh đau dạ dày.
  • Một số nguyên nhân khác: Do bệnh lý khác gây ra (sỏi mật, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…), xạ trị chữa ung thư, có tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương dạ dày,...

Chẩn đoán đau dạ dày

Sau đây sẽ là các cách chẩn toán bệnh mà bác sĩ tường áp dụng hiện nay.

Kiểm tra triệu chứng lâm sàng:

Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi với bệnh nhân để hiểu rõ hơn về triệu chứng, mức độ của bệnh. Đặc biệt là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Xét nghiệm Y khoa:

  • Nội soi dạ dày: Sử dụng ống nội soi có gắn camera ở đầu ống, dẫn ống đi qua thực quản vào dạ dày. Bằng cách này bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ dạ dày, xác định được vị trí dạ dày đang bị tổn thương.
  • Xét nghiệm phân: Với cách này thì bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh có phải vi khuẩn, ký sinh trùng hay không; mức độ bệnh; phát hiện ra các bệnh lý đường ruột khác.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu vừa đủ mang đi xét nghiệm, nhằm chuẩn đoán bệnh nhân có bị nhiễm HP hay không. Từ đó sẽ phần nào xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn.
  • Chụp X - Quang: Là phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh khá phổ biến hiện nay, có thể những bệnh nhận không hợp tác phương pháp chẩn đoán nội soi cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sang chụp X quang. Với cách này thì người bệnh sẽ được cho uống 1 lượng vừa đủ hợp chất bari nhiều lần trong quá trình chụp. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh huỳnh quang với tia X quang để tìm ra được khu vực thương tổn và mức độ bệnh để có hướng điều trị hợp lý nhất.
  • Test hơi thở (thổi bong bóng HP): Với thương pháp này thì người bệnh cần được chỉ định uống 1 viên thuốc sau 15-20 phút thì thổi mạnh vào dụng cụ xét nghiệm và sau đó kết quả đã được đưa lên máy tính để bác sĩ đưa ra kết luận chuẩn xác.

Với những phương pháp chẩn đoán rõ ràng như vậy thì quá trình xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp chữa trị cũng sẽ hiệu quả hơn.

Nên phòng tránh bệnh đau dạ dày thế nào?

Khi bạn muốn mình có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không mắc phải các bệnh lý như đau dạ dày, thì tối thiểu bạn nên áp dụng theo những lời khuyên sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá muộn hay quá no.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Không nên thức khuya quá nhiều, ăn xong bạn nên nghỉ ngơi, không nên hoạt động.
  • Hạn chế thực phẩm có hại cho dạ dày: Cóc, chanh, ớt, hành, mù tạt...
  • Hạn chế ăn các món ăn chế biến mặn từ muối.
  • Tránh căng thẳng, stress và cần chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
  •  Hạn chế sử dụng thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh...
  • Tập thói quen vận động cơ thể, thể dục và nâng cao sức khỏe

Phương pháp chữa đau dạ dày

Giống như các bệnh lý đường ruột khác, bệnh đau dạ dày cũng có nhiều cách chữa khác nhau. Mỗi cách sẽ phù hợp với từng người bệnh khác nhau, bởi đa phần cách chữa bệnh đau dạ dày đều được dựa vào nguyên nhân, triệu chứng để điều trị. Tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn những phương pháp chữa thông dụng hiện nay.

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây

Phương pháp này đã quá phổ biến nên thị trường cũng xuất hiện khá nhiều loại thuốc điều trị bệnh dạ dày. Tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn những loại thuốc phổ biến, thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân đau bao tử để tham khảo:

  • Thuốc chữ P - Phosphalugel (1 – 2 gói/ lần, ngày uống 3 lần);
  • Thuốc chữ Y - Yumangel (1 gói/ lần, ngày 2 – 4 lần);
  • Thuốc Gastropulgite (1 gói/ lần, ngày 2 – 4 lần);
  • Thuốc Gaviscon (2 – 4 viên nén hoặc 1 – 2 gói mỗi lần, ngày uống 2 - 3 lần);
  • Thuốc Omeprazol (Mỗi ngày 1 lần/ viên 20mg);
  • Thuốc trung hòa acid (uống sau khi ăn 1 – 2 giờ): Sodium Bicarbonate, Router, Tactics,…
  • Thuốc kháng sinh (uống sau ăn 30 phút): Tetracycline, Levofloxacin, Amoxicillin...
  • Thuốc ngăn dịch tiết acid Famotidin, Omeprazole, Famotidin...
  • Thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc: Oryzanol tablets, Sucralfate, Prostaglandin...

Tuy nhiên, trước khi uống bất cứ loại thuốc nào thì người bệnh vẫn nên nghe theo ý kiến và chỉ định của chuyên gia. Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây, vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

dau da day
Các thuốc kháng sinh chữa đau dạ dày dùng rất phổ biến

Chữa đau dạ dày tại nhà

Từ xưa đến nay ông cha ta đã để lại muôn vàn công thức hay để chữa bách bệnh, đau dạ dày cũng nằm trong số đó. Sau đây tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn một vài bài thuốc được nhiều người áp dụng hiện nay.

Chữa đau dạ dày bằng mật ong

Mật ong có khả năng cung cấp năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch giúp phục hồi các vết thương tổn nhanh chóng hơn. Vậy nên thần dược này mới được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh liên quan đến tiêu hóa.

  • Chuẩn bị: 1 thìa mật ong và 2 thìa tinh bột nghệ.
  • Cách làm: Trộn đều hỗn hợp kể trên cho đến khi cảm thấy nhuyễn, thì người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc nặn thành từng viên thuốc một để uống với nước lọc ngày 2 - 3 lần.

Lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày

Với loại lá mà đa phần chúng ta cho vào quên lãng, lại sở hữu một hàm lượng hợp chất quý (papain), chúng có khả năng phá hủy protein và kích thích quá trình tiêu hóa chất đạm dễ dàng.

  • Chuẩn bị: 2 lá đu đủ xanh và nước sạch.
  • Cách làm: Rửa sạch lá đu đủ rồi thái thành từng đoạn một. Sau đó đem đun lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Trong Y học cổ truyền thì lá nhọ nồi có tính mát, thanh can nhiệt, cầm máu nhanh nên. Còn đối với Tây y hiện đại thì lá này chứa các chất có khả năng trung hòa axit trong dạ dày như tanin, ecliptin. Nên đối với bệnh nhân đau bao tử đây cũng được coi là bài thuốc quý nên áp dụng.

  • Chuẩn bị: 300g lá nhọ nồi tươi đã được rửa sạch và róc nước.
  • Cách làm: Giã nát hoặc xay nhuyễn lá rồi lấy nước cốt để uống 2 lần/ ngày và làm đều đặn trong khoảng 1 tháng để thấy rõ chuyển biến tốt của bệnh.

Chữa đau dạ dày bằng nghệ

Nghệ vốn là dược thảo được biết đến với công dụng làm lành vết thương tổn, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 200g nghệ tươi.
  • Cách làm: Rửa sạch, nạo vỏ nghệ rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt. Sau đó pha với nước để uống, lưu ý nên uống với nước ấm, không được nóng quá hay nguội quá.
  • Thời điểm tốt nhất là uống vào 4 giờ sáng và buổi tối trước khi đi ngủ thì dùng gối hoặc chăn vắt ngang thắt lưng để kich thích cho dạ dày thải những độc tố trong cơ thể.

Tuy nhiên, có một thực tế mà người bệnh nên biết là các bài chữa này chỉ có đóng vai trò như giải pháp hỗ trợ điều trị, không thể chữa bệnh dứt điểm vì không phải là thuốc đặc trị.

Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y

Ngoài hai phương pháp kể trên, thì người bệnh cũng có thể lựa chọn cách chữa Đông y. Với nguồn dược liệu phong phú, đa dạng mà thiên nhiên ban tặng cùng bề dày lịch sử nền Y học cổ truyền thì dường như chúng ta đã lợi thế hơn so với phương Tây trong phương pháp điều trị bệnh dạ dày.

Trong Đông y, bệnh đau dạ hay còn gọi là quản vị thống (thể hiện chung cho dấu hiệu đau vùng thượng vị và trung tiêu) thì có 4 thể bệnh đó là: Khí uất,  Hỏa uất, Huyết ứ, Thể tỳ vị hư hàn.

Điển hình là một số bài thuốc:

Bài thuốc số 1: Ôn trung kiện tỳ, ôn vị kiện trung, ôn bổ tỳ vị

Thành phần:

  • Đại giả thạch - Ngọa lăng tử - Qua lâu nhân - Phục linh - Đẳng sâm mỗi vị 40g;
  • Xuyên phác - Chỉ xác - Nhục quế - Đại hoàng mỗi vị 12g;
  • Gừng 3g, Bạch truật 28g; 2 quả táo, Cam thảo 4g, Tô tử 8g, Sơn tra 60g (sống).

Cách dùng: Sắc thang thuốc trên lên để uống 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tháng để thấy sự thuyên giảm của bệnh.

Công dụng: Loại bỏ các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị.

Bài thuốc số 2: Sơ can tán nhiệt, thanh hòa vị

Thành phần:

  • Hải đế bá - Trúc nhự - Mẫu lệ - Miết giáp - Quy bản mỗi vị 26g;
  • Sinh địa - Bạch thược mỗi loại 20g;
  • Cam thảo - Phật thủ mỗi vị 6g;
  • Sa sâm - A giao - Mạch môn mỗi vị 16g.

Cách dùng: Tương tự như bài thuốc trên, sắc thang thuốc trên lên để uống 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tháng để thấy sự thuyên giảm của bệnh.

Công dụng: Giúp người bệnh đỡ bị đau bụng vùng thượng vị, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đắng miệng.

Bài thuốc số 3: Sơ can Bình vị tán

Bài thuốc được kết hợp hoàn hảo giữa Chè dây với hơn 30 dược liệu thiên nhiên quý khác mang đến những công dụng hoàn hảo trong điều trị cho người bệnh. Đây là một trong số ít bài thuốc chữa dạ dày được đánh giá tốt nhất trên cả nước mà người bệnh nên tham khảo, đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp với mình.

dau da day
Thông tin về thành phần trong Sơ can Bình vị tán

Công thức bào chế của thuốc đều được dựa trên nguyên nhân - triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của từng người. Khi đó người bệnh cũng có thể cải thiện được triệu chứng bệnh từ trong ra ngoài một cách từ từ, mang đến hiệu quả bền vững và người bệnh cần phải kiên trì uống liên tục theo lộ trình.

Vậy nên người ta mới thường nói rằng, chữa bệnh dạ dày bằng Đông y vừa an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ vừa hiệu quả mà hạn chế tối đa được sự tái nhiễm bệnh.

Câu hỏi thường gặp khi bị đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau bao tử vốn chỉ bị coi là bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc hằng ngày mà không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh kéo dài và người bệnh chủ quan không chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ gây ra nhiều tổn thương đến dạ dày hơn, thậm chí là lan sang khu vực khác.

Dưới đây sẽ là những biến chứng mà người đau dạ dày có thể gặp phải:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề, kéo dài thì vi khuẩn dễ dàng tấn công các bộ phận bên cạnh hơn. Đặc biệt là dạ dày tá tràng sẽ bị chúng tấn công gây bệnh viêm loét.
  • Hẹp môn vị: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, là tình trạng người bệnh bị đau bụng nhiều mỗi khi nằm, nôn ói ra thức ăn. Nhiều người bệnh còn không dám ăn uống vì sợ phải đối mặt với những triệu chứng đó.
  • Xuất huyết dạ dày: Là biến chứng dễ thấy ở người bệnh đã để tình trạng bệnh trở nặng, khi lớp niêm mạc đã bị tổn thương nặng nề dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu không nhanh chóng chữa trị người bệnh đau bao tử có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trào ngược dạ dày: Không chỉ vậy, mà người bệnh có thể bị kéo theo các biến chứng bệnh liên quan khác nữa như hẹp thực quản, viêm đường hô hấp,..
  • Thủng dạ dày: Nếu người bệnh vẫn có chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp thì các vết loét không chỉ bị tấn công bởi vi khuẩn mà còn cả chất axit. Từ đó, người bệnh cũng dễ gặp phải biến chứng này hơn.
  • Ung thư dạ dày: Dựa theo số liệu được thống kê thì có đến 9% trong tổng số người bệnh dạ dày  bị biến chứng sang căn bệnh nguy hiểm nhất này và có đến 800.000 người tử vong mỗi năm.

Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Vấn đề ăn uống luôn quan trọng đối với bất cứ ai, không chỉ riêng người bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh này thì trong chế độ ăn uống cần phải lưu ý một số kiến thức về:

Người đau bao tử nên ăn:

  • Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, Buttermilk (sản phẩm lên men từ sữa chua), Kefir (thực phẩm lên men lactic),
  • Thực phẩm xanh giàu chất xơ: Rau mầm Brussels, đậu Hà Lan, đu đủ, táo,
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa: Khoai lang, gạo trắng, bánh mì nướng, trứng gà, thịt ức gà, thịt nạc, cá hồi,...

Người đau bao từ cần kiêng:

  • Sữa hoặc sản phẩm từ sữa nếu chúng có chứa đường lactose.
  • Các loại thực phẩm có tính acid (cam chua, quýt chua, chanh…);
  • Đồ ăn chứa đường (bánh kẹo,...);
  • Thực phẩm chiên rán, cay nóng;
  • Đồ uống chứa caffein (cafe), bia rượu…
  • Thuốc lá và cách thực phẩm chứa chất kích thích.

dau da day
Nên ăn nhiều rau củ xanh có lợi cho dạ dày

Với một chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý người bệnh đã có cơ hội cải thiện tận 40% triệu chứng bệnh của mình. Vậy nên ngoài chọn một phương pháp điều trị hợp lý thì cũng nên cân bằng thực đơn cho mình hằng ngày một cách khoa học.

Cuối cùng, một cơ thể khỏe mạnh cũng phần nào phụ thuộc vào ý thức và tinh thần tự giác của chính chúng ta. Hãy luôn lắng nghe những biểu hiện, triệu chứng bất thường của cơ thể để từ đó sớm phát hiện ra bệnh đau dạ dày. Kịp thời có phương án điều trị bệnh một cách an toàn, lành tính mà mang đến hiệu quả bền vững, đẩy lùi những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Câu hỏi thường gặp
Bổ sung hoa quả vào chế độ ăn uống hằng ngày là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày tốt nhất. Vậy khi bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Những...
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Cách chữa bệnh như thế nào để không ảnh hưởng đến mẹ và con? Đều là những kiến thức quan trọng mà bất cứ bà bầu bị dạ dày nào cũng cần biết. Vậy nên tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về cách xử lý, chữa bệnh...
Đau dạ dày có thể xem là nỗi ác mộng đối với rất nhiều người. Những cơn đau dai dẳng nếu không tìm được giải pháp điều trị phù hợp sẽ rất dễ phát sinh biến chứng. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Giải pháp khắc phục căn bệnh này là gì? Mời bạn xem ngay những lý giải...
Đau dạ dày gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nhiều người lầm tưởng căn bệnh này với các triệu chứng đau bụng thông thường và kết quả là gây ra viêm, loét, thậm chí là ung thư dạ dày. Mấu chốt ở đây là người bệnh cần đi khám và thực hiện các...
Đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì? Trên thực tế thì đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh kèm theo một số hiện tượng khác khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy người bệnh cần phải có phải làm sao, nên ăn gì? Tham khảo ngay bài viết để có hướng xử lý và điều trị kịp thời....
Khi bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ sẽ có những thay đổi về tâm lý và cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chị em, đặc biệt là trong “chuyện vợ chồng”. Những biến đổi này khiến nhiều người thắc mắc phụ nữ mãn kinh còn ham muốn không? Phương pháp giúp chị em...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Đau Dạ Dày bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan