Ho có đờm vào buổi sáng sớm là bệnh gì? Có đáng lo?

Bé có đờm nhưng không ho: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Ho có đờm ra máu: Biểu hiện nguy hiểm nên đi khám ngay

Cam nướng trị ho

Cách làm cam nướng trị ho hiệu quả cho mọi đối tượng

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?

cach-tri-ho-cho-tre.jpg

10 cách trị ho cho trẻ an toàn, hiệu quả nhanh nhất

Cây cỏ mực trị ho: Hướng dẫn áp dụng đúng cách, hiệu quả

Ho khan về đêm: Cách chữa và phòng ngừa hiệu quả

Ho có đờm kéo dài lâu ngày: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách làm siro trị ho tiêu đờm cho trẻ từ các thảo dược tự nhiên

Ho có đờm ra máu: Biểu hiện nguy hiểm nên đi khám ngay

5/5 - (1 bình chọn)

Ho có đờm ra máu là tình trạng ho ra dịch tiết hô hấp có lẫn máu bên trong. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ quan hô hấp đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Để tránh các biến chứng và hệ lụy nặng nề, cần chủ động thăm khám ngay khi nhận thấy triệu chứng này.

Ho có đờm ra máu
Ho có đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng 

Nhận biết ho có đờm lẫn máu

Ho có đờm là phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ chất đờm và dị nguyên trong cơ quan hô hấp ra bên ngoài. Đờm có thể loãng/ đặc, có màu trong suốt hoặc vàng, xanh tùy theo nguyên nhân cụ thể. Ho có đờm là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, có thể gặp ở trẻ em và người trưởng thành.

Tuy nhiên nếu nhận thấy ho có đờm lẫn máu, cần thăm khám và điều trị sớm bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để kịp thời phát hiện và điều trị, bạn cần nhận biết sớm ho có đờm ra máu qua những dấu hiệu sau:

Ho có đờm ra máu
Ho ra đờm đặc có thể lẫn tia máu hoặc máu cục tùy theo nguyên nhân cụ thể
  • Ho từng cơn hoặc ho húng hắng
  • Tình trạng ho kèm đờm, có thể là đờm loãng hoặc đờm đặc có màu vàng, xanh
  • Trong đờm có lẫn từng sợi máu tươi hoặc máu cục
  • Đờm có mùi hôi tanh, khó chịu

Ho có đờm ra máu còn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như đau rát vùng cổ họng, ngực nóng, họng ho khát, tức ngực, mệt mỏi,… Nếu ho có đờm ra máu nặng và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, nên thăm khám và điều trị sớm để tránh những tình huống đáng tiếc.

Ho có đờm vàng, xanh ra máu là bệnh gì?

Ho có đờm ra máu không phải là bệnh lý mà là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Để điều trị dứt điểm, cần xác định được bệnh lý gây ra triệu chứng này.

Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ho có đờm ra máu:

1. Đường hô hấp bị kích thích quá mức

Ho có đờm ra máu có thể xảy ra do niêm mạc đường hô hấp bị kích thích quá mức dẫn đến xây xước và rỉ máu vào dịch đờm. Tình trạng này có thể bắt nguồn do phản ứng ho quá mức và liên tục. Ngoài ra, niêm mạc đường hô hấp cũng có thể bị kích thích do một số bệnh viêm nhiễm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản.

Nếu xảy ra do nguyên nhân này, ho có đờm thường đi kèm với tia máu nhỏ, lượng máu không đáng kể. Sau khoảng một vài ngày, tình trạng có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hiện tượng rỉ máu giảm nhanh sau 1 – 3 ngày nhưng ho có đờm có thể kéo dài trong nhiều tuần.

2. Biểu hiện của viêm phế quản

Ho có đờm ra máu cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản là tình trạng viêm, phù nề niêm mạc phế quản (ống dẫn khí) do kích ứng, dị ứng hoặc do nhiễm trùng. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng ho dai dẳng, ho đột ngột thành từng cơn kèm theo tiết dịch có màu trắng đục, vàng hoặc xanh.

ho có đờm ra máu là bệnh gì
Viêm phế quản là một trong những bệnh hô hấp có thể gây ho có đờm đặc vàng, xanh ra tia máu

Trong trường hợp ho liên tục, các mao mạch ở niêm mạc đường hô hấp có thể bị vỡ dẫn đến hiện tượng ho có đờm ra máu. Tương tự như các bệnh hô hấp thường gặp, viêm phế quản chỉ gây chảy máu nhẹ và tình trạng ra máu khi ho có thể thuyên giảm sau vài ngày.

Ngoài ho có đờm ra máu, viêm phế quản còn gây thở khò khè, khạc đờm, cổ họng ngứa và đau rát. Trong giai đoạn cấp, bệnh còn gây sốt, nghẹt mũi, sổ mũi và đau thắt ngực. Viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ em và người cao tuổi.

3. Dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm, phù nề do kích ứng hoặc nhiễm trùng (do nấm, virus, vi khuẩn). Tình trạng viêm các phế nang có thể dẫn đến sốt ớn lạnh, khó thở, ho có đờm ra máu. Ngoài ra nếu do nhiễm trùng, viêm phổi còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi,…

Các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng đều gặp ở những người có hệ miễn dịch kém (người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi). Phổi của những đối tượng này thường chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc đã bị thoái hóa nên ho kéo dài có thể làm vỡ mao mạch dẫn đến ho kèm theo tia máu.

4. Ho có đờm ra máu do lao phổi

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Vi khuẩn có trong nước bọt, dịch tiết hô hấp và có thể lây truyền thông qua không khí. Không giống với các vi khuẩn khác, trực khuẩn lao có thời gian ủ bệnh lâu nên đa phần đều nhầm lẫn với viêm họng, viêm phế quản thông thường. Cũng chính vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm lao trong cộng đồng là rất cao.

ho có đờm ra máu là bệnh gì
Trong thời kỳ toàn phát, lao phổi có thể gây ho dai dẳng có đờm kèm máu cục

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis sẽ tấn công và phá hủy các mô của phổi. Trong thời kỳ toàn phát, lao phổi có thể gây ho có đờm kèm theo máu (thường là các đốm máu). Hiện tượng ho có đờm ra máu gặp ở 60% bệnh nhân lao phổi do vi khuẩn gây tổn thương dẫn đến chảy máu trong đường hô hấp.

Nếu ho có đờm ra máu xảy ra do lao phổi, tình trạng này thường đi kèm với hiện tượng đau ngực, khó thở, sốt về nhiều, sụt cân, gầy yếu, ra mồ hôi, mệt mỏi,…

5. Giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng phế quản mất đàn hồi, giãn rộng và có thể xuất hiện nhiều vết sẹo. Tình trạng này thường xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh đường hô hấp không được điều trị kịp thời như nhiễm nấm, lao, ho gà và viêm phổi nặng. Ngoài ra, một số trẻ cũng có thể bị giãn phế quản bẩm sinh.

Giãn phế quản có những triệu chứng điển hình như thở ngắn, đau ngực, ho kéo dài kèm theo đờm và lẫn tia máu, đau ngực, da móng tay và móng chân dày lên. Hiện tượng ho có đờm ra máu thường xảy ra sau một thời gian bệnh tiến triển. Nếu không được xử lý sớm, giãn phế quản có thể gây xẹp phổi, suy hô hấp và thậm chí là suy tim.

6. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng đường thở bên trong phổi bị viêm, phù nề kéo dài dẫn đến cản trở, gián đoạn quá trình hô hấp. COPD gặp nhiều ở người hút thuốc lá, di truyền và ảnh hưởng từ môi trường.

ho ra đờm có lẫn máu
Ho ra đờm có lẫn máu cũng có thể là biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Hiện tượng phù nề đường thở bên trong phổi gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè, dai dẳng, ho có đờm và đôi khi kèm theo tia máu. Đờm đặc và có màu nâu đen do khói thuốc lá. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phát triển trong suốt cuộc đời và không thể phục hồi mô phổi bị tổn thương hoàn toàn. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể được kiểm soát thông qua lối sống lành mạnh và một số phương pháp y tế.

7. Ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những dạng ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, ung thư phổi chiếm 12% trong tổng số các trường hợp ung thư. Bệnh có liên quan đến thói quen hút thuốc lá nên ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới từ 50 – 75 tuổi.

Ung thư phổi không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện sớm. Tuy nhiên khi khối u đã phát triển đáng kể, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng ho có đờm ra máu, khó thở, đau thắt ngực và khan tiếng.

Trong trường hợp có những yếu tố gây ung thư phổi cao (hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc với hóa chất,…), nên xem xét về khả năng này nếu nhận thấy ho có đờm ra máu kéo dài.

8. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, ho có đờm ra máu cũng có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe như:

  • Phù phổi cấp
  • Ung thư vòm họng
  • Viêm khí quản mãn tính
  • Ung thư khí quản
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trên thực tế, ho có đờm ra máu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để biết chính xác vấn đề sức khỏe mà mình gặp phải, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chuyên sâu.

Bị ho có đờm đặc ra máu có nguy hiểm không?

Ho có đờm đặc ra máu là biểu hiện cho thấy các cơ quan hô hấp đang gặp phải vấn đề bất thường. Nếu đờm lẫn các tia máu nhỏ, lượng máu không đáng kể, nguyên nhân thường do ho quá mức khiến niêm mạc hô hấp bị tổn thương và vỡ mao mạch Tình trạng này có thể giảm nhanh sau 1 – 2 ngày và ít khi đe dọa đến sức khỏe.

Tuy nhiên nếu lượng máu lẫn trong đờm nhiều, bạn nên thăm khám sớm bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi và ung thư phổi. Ngoài ho có đờm ra máu, các bệnh lý này gây ra tình trạng khó thở, thở khó khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, sốt, sụt cân và ăn uống kém.

Hiện tượng ho có đờm ra máu gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và hiệu quả học tập, làm việc. Nếu không được điều trị sớm, chất lượng cuộc sống sẽ giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, một số bệnh hô hấp còn có khả năng lây nhiễm cao khi không được phát hiện và điều trị – đặc biệt là lao phổi. Do đó nếu nhận thấy ho có đờm đặc ra máu, bạn nên thăm khám sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh.

Cách điều trị ho có đờm đặc ra máu an toàn

Ho có đờm đặc ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, việc thăm khám và điều trị sớm là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, nên kết hợp thêm một số cách chăm sóc để hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế.

1. Khám và điều trị y tế

Để xác định được nguyên nhân gây ho có đờm ra máu, bác sĩ sẽ thu thập triệu chứng mà bạn gặp phải, đồng thời khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, bạn cần phải thực hiện thêm một số kỹ thuật như nội soi tai mũi họng, xét nghiệm máu, chụp X-Quang và CT trong trường hợp cần thiết.

ho ra đờm có lẫn máu
Ngay khi nhận thấy hiện tượng ho ra đờm có lẫn máu, cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời

Sau khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải. Qua đó đưa ra phương án điều trị và khắc phục phù hợp nhất. Hầu hết các bệnh lý gây ho có đờm ra máu đều có thể kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên nếu xảy ra do ung thư, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật kết hợp với xạ trị để ngăn ngừa tế bào ung thư di căn.

2. Vệ sinh tai mũi họng đúng cách

Ngoài các phương pháp y tế, bạn nên kết hợp thêm với vệ sinh tai mũi họng đúng cách. Đây là biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng ho có đờm ra máu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các cơ quan hô hấp.

Cách vệ sinh tai mũi họng giúp kiểm soát tình trạng ho có đờm ra máu:

  • Chải răng 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, nên kết hợp với súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng sát khuẩn để làm sạch hại khuẩn.
  • Rửa mũi và tai bằng nước muối sinh lý 1 – 2 lần/ tuần. Tai mũi họng là các cơ quan có mối liên hệ mật thiết. Do đó khi gặp phải các vấn đề hô hấp, nên kết hợp vệ sinh cả tai, mũi và họng để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Có thể xông mũi 1 – 2 lần/ tuần để thúc đẩy dẫn lưu dịch tiết và làm loãng đờm. Ngoài ra, xông mũi còn giúp làm dịu niêm mạc bị kích ứng, qua đó giảm mức độ và tần suất ho đáng kể.

3. Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách để hỗ trợ quá trình điều trị. Các mẹo đơn giản này có thể đẩy lùi phần nào các triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ quan bị tổn thương.

ho ra đờm có lẫn máu
Nên uống nhiều nước trong thời gian điều trị ho ra đờm có lẫn máu để làm loãng dịch đờm và giảm ngứa, rát cổ họng

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện ho có đờm ra máu:

  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh và trái cây để nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, cung cấp đủ nước còn giúp làm loãng dịch đờm và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho có đờm ra máu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng đỡ thể trạng. Thể trạng tốt sẽ giúp cơ thể đẩy lùi nhanh chóng tình trạng ho có đờm và một số triệu chứng đi kèm.
  • Ho có đờm ra máu có thể tiến triển nặng hơn nếu tiếp xúc với các chất kích ứng và dị ứng. Vì vậy trong thời gian điều trị, nên tránh tiếp xúc với dị nguyên, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá,…
  • Có thể xông mũi với một số thảo dược có đặc tính kháng khuẩn như lá trầu không, gừng tươi, tỏi,… để giảm phù nề và viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp. Các mẹo dân gian không thể chữa bệnh dứt điểm nhưng có thể kiểm soát phần nào tình trạng ho có đờm ra máu. Do đó, nên xem xét kết hợp với các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định.

Ho có đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng nề. Ngoài các phương pháp y tế, nên kết hợp thêm với các biện pháp chăm sóc để đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Tham khảo thêm:

Tin khác

Ho có đờm vào buổi sáng sớm là bệnh gì? Có đáng lo?

Nội dung bài viếtNhận biết ho có đờm lẫn máuHo có đờm vàng, xanh ra máu là bệnh gì?1. Đường hô hấp bị kích thích quá mức2. Biểu hiện của...

Bé có đờm nhưng không ho: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Nội dung bài viếtNhận biết ho có đờm lẫn máuHo có đờm vàng, xanh ra máu là bệnh gì?1. Đường hô hấp bị kích thích quá mức2. Biểu hiện của...

Cam nướng trị ho

Cách làm cam nướng trị ho hiệu quả cho mọi đối tượng

Nội dung bài viếtNhận biết ho có đờm lẫn máuHo có đờm vàng, xanh ra máu là bệnh gì?1. Đường hô hấp bị kích thích quá mức2. Biểu hiện của...

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?

Nội dung bài viếtNhận biết ho có đờm lẫn máuHo có đờm vàng, xanh ra máu là bệnh gì?1. Đường hô hấp bị kích thích quá mức2. Biểu hiện của...

cach-tri-ho-cho-tre.jpg

10 cách trị ho cho trẻ an toàn, hiệu quả nhanh nhất

Nội dung bài viếtNhận biết ho có đờm lẫn máuHo có đờm vàng, xanh ra máu là bệnh gì?1. Đường hô hấp bị kích thích quá mức2. Biểu hiện của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn