Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Cập nhật: 02/04/2024

Hội chứng ruột kích thích xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Các triệu chứng do bệnh gây ra không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Để hiểu rõ hơn về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em cũng như cách điều trị và phòng ngừa thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về đường tiêu hóa rất dễ khởi phát ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý về đường tiêu hóa rất dễ khởi phát ở trẻ em

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi với cái tên khác là viêm đại tràng co thắt. Đây là một dạng rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh xảy ra khi hoạt động của đường ruột có sự bất thường nhưng không gây tổn thương đến lớp niêm mạc lót trong đại tràng. Trẻ em có hệ tiêu hóa khá mẫn cảm, vì thế mà đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn.

Thông thường, thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ di chuyển từ thực quản đến đại tràng nhờ sự nhu động ruột. Khi nhu động ruột già tăng giảm bất thường sẽ gây tắc nghẽn tại đường ruột hoặc thức ăn di chuyển quá nhanh. Lúc này, trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như nổi cục cứng ở bụng, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…

Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 50 – 20% trẻ em mắc phải hội chứng ruột kích thích. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ đang có sự gia tăng đáng kể trong những năm trở lại đây, thường tập trung ở trẻ từ 7 – 11 tuổi. Hội chứng ruột kích thích khởi phát ở trẻ em thường có xu hướng tái phát nhiều lần và kéo dài cho đến độ tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý không hình thành vết thương hở tại cơ qua tiêu hóa, tuy nhiên bệnh lại gây ra một số triệu chứng khiến trẻ cảm thấy rấy khó chịu. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết hội chứng ruột kích thích ở trẻ thông qua các dấu hiệu sau đây:

Trẻ bị hội chứng ruột kích thích có tần suất đi ngoài nhiều hơn so với bình thường
Trẻ bị hội chứng ruột kích thích có tần suất đi ngoài nhiều hơn so với bình thường
  • Bụng đau liên tục, nếu cơn đau diễn ra kéo dài trên 3 tháng nghĩa là bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
  • Chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu khiến trẻ có cảm giác khó chịu ở bụng. Chuột rút bụng và xuất hiện âm thanh bất thường tại đường ruột, khi dùng tay sờ vào sẽ thấy cứng.
  • Bị rối loạn tiêu hóa với tình trạng táo bón và tiêu chảy xen kẻ nhau, trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu. Có cảm giác mót đại tiện, nhiều trẻ không thể kiểm soát được việc đi đại tiện.
  • Ngoài ra trẻ còn bị chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ nguyên nhân,…

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích đã tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến trẻ gầy sút cân do ăn kém và gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé để sớm phát hiện ra bất thường và có biện pháp can thiệp đúng cách kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em xảy ra do đâu?

Hiện nay y khoa vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh ở trẻ em đều có liên quan đến các yếu tố sau đây:

  • Căng thẳng: Stress đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em do áp lực từ chuyện học hành và đây cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát hội chứng ruột kích thích. Khi trẻ bị căng thẳng, hoạt động của dạ dày sẽ chậm lại và hoạt động của ruột già sẽ tăng lên. Điều này đã khiến hoạt động của hệ tiêu hóa gặp vấn đề và kích thích khởi phát bệnh.
Căng thẳng là tác nhân khiến hệ tiêu hóa hoạt động bất thường và gây ra bệnh
Căng thẳng là tác nhân khiến hệ tiêu hóa hoạt động bất thường và gây ra bệnh
  • Hại khuẩn: Trong đường ruột chúng ta luôn tồn tại hai loại vi khuẩn (lợi khuẩn và hại khuẩn) và chúng luôn ở trạng thái cân bằng. Nếu hại khuẩn phát triển mạnh bất thường sẽ gây mất cân bằng đường ruột và tạo cơ hội cho hội chứng ruột kích thích khởi phát.
  • Di truyền: Nếu trẻ sinh ra có bố hoặc mẹ mắc hội chứng ruột kích thích thì nguy cơ khởi phát bệnh ở trẻ sẽ cao hơn bình thường.
  • Thói quen ăn uống: Hội chứng ruột kích thích cũng có thể khởi phát ở những trẻ có thói quen ăn uống thiếu khoa học như sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, thiếu chất xơ,….

Điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Khi thấy trẻ có các triệu chứng ở trên, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán bệnh. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng và theo dõi các biểu hiện đi kèm như gầy sút cân, sốt, nôn mửa,… Đồng thời, yêu cầu trẻ làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, kiểm tra mức độ dung nạp lactose của cơ thể và nội soi.

Dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Hiện nay y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Mục đích điều trị bệnh hiện nay là cải thiện triệu chứng của bệnh để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số mẹo kiểm soát bệnh cho bé mẹ có thể tham khảo:

+ Trong chế độ ăn uống

Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày nếu trẻ đang bị hội chứng ruột kích thích
Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày nếu trẻ đang bị hội chứng ruột kích thích
  • Nên điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ theo chế độ FODMAP, nghĩa là giảm sử dụng các loại thực phẩm carbohydrate khó tiêu.
  • Tăng cường bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ thông qua các sản phẩm như sữa chua, pho mai, thực phẩm lên man lành mạnh, men vi sinh,…
  • Cho trẻ ăn đúng giờ và đủ bữa, tập cho con thói quen ăn chậm nhai kỹ. Nên chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa trong ngày cho bé sử dụng để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ phải cân bằng dưỡng chất. Nên tăng cường bổ sung rau xanh, acid béo omega-3, chất đạm,… Hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm ngọt nhân tạo, sữa và chế phẩm từ sữa, đồ ăn tươi sống,…
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Chỉ nên cho bé uống nước lọc, nước ép hoa quả tươi, nước canh,… Nói không với đồ uống chứa caffein, nước có gas, nước ngọt đóng chai,…

+ Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

  • Nên khuyến khích bé dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Tránh gây áp lực cho con về chuyện học hành giúp cải thiện lại chức năng của đại tràng. Nếu có điều kiện mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu, giúp con luôn thoải mái và lạc quan.
  • Mẹ cũng nên dành thời gian để trò chuyện và tâm sự với con. Vào những ngày rảnh, nên đưa con đi dã ngoài hoặc khu vui chơi để giải tỏa căng thẳng.

+ Dùng thuốc Tây y

Sau thời gian dài nếu tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây. Thuốc Tây y có tác dụng đẩy lùi triệu chứng của bệnh giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc trị đầy hơi
  • Thuốc chống táo bón hoặc tiêu chảy
  • Thuốc chống co thắt đại tràng
  • Thuốc trầm cảm
  • Thuốc ức chế tái hấp thu

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở trẻ để có thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tái phát trở lại và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng.

Lưu ý: Dùng thuốc Tây y trị bệnh có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, mẹ cần cho bé dùng thuốc theo đúng đơn kê mà bác sĩ đã đưa ra. Không tự ý mua thuốc cho bé uống tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cần biết về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe của trẻ để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Ngay khi thấy trẻ có xuất hiện triệu chứng bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC