Lang Ben Có Ngứa Không? Cách Điều Trị Đơn Giản Tại Nhà

Cập nhật: 08/04/2024 Theo dõi trên goole news

Lang ben có ngứa không? vấn đề được đông đảo bạn đọc tìm hiểu khi mà căn bệnh này ngày càng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh. Cùng giải đáp vướng mắc và tìm hiểu phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh trong bài viết dưới đây:

Lang ben có ngứa không?

Lang ben là bệnh xảy ra khi da nhiễm vi nấm Malassezia furfur (Pityrosporum ovale). Nấm Pityrosporum ovale phát triển trên bề mặt da, tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi khiến các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh).

lang-ben-co-ngua-khong-1
Lang ben khiến sắc tố da thay đổi, câu hỏi lang ben có ngứa không được nhiều người quan tâm

Bệnh có thể xuất hiện do các yếu tố như:

  • Thời tiết nóng ẩm, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh
  • Da tăng tiết dầu
  • Suy giảm miễn dịch (HIV, trẻ em sau mắc cúm, sởi…)
  • Thay đổi nội tiết đặc biệt ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế.
  • Do yếu tố vệ sinh cá nhân không được đảm bảo 

Vậy, lang ben có ngứa không? Khi mắc bệnh lang ben, người bệnh thường có cảm giác châm chích và ngứa ngáy ngoài da. Một vài trường hợp cảm giác ngứa không nhiều, thậm chí không ngứa. 

Người mắc bệnh lang ben thường gặp tình trạng ngứa ngáy khi ra ngoài nắng, làm việc trong môi trường nóng bức. Đặc biệt cảm giác ngứa ngáy sẽ càng khó chịu hơn khi cơ thể toát nhiều mồ hôi. 

Ngoài dấu hiệu ngứa, có thể nhận biết lang ben qua các biểu hiện cụ thể như:

  • Xuất hiện các dát từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước
  • Sắc tố các vùng da thay đổi khiến các vùng da có màu khác so với vị trí xung quanh (có thể sáng hoặc tối hơn), có thể màu trắng, hồng hoặc nâu
  • Các biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở các vị trí da như: cổ, ngực, lưng và hai cánh tay. Tuy nhiên có thể gặp ở  bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 

Lang ben có lây không, có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ da liễu, lang ben có khả năng lây nhiễm cao bởi các vi nấm dễ phát tán. Bệnh có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một người bệnh, thậm chí lây từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đồng thời các vi nấm gây bệnh còn tồn tại dai dẳng, khó loại bỏ. 

Lang ben tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến làn da trở nên yếu ớt và xấu xí. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, vướng nhiều rào cản tâm lý do các yếu tố thẩm mỹ bên ngoài. 

Lang ben và cách điều trị

Khi mắc phải lang ben, người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh mà cần có biện pháp điều trị sớm và phù hợp. Điều trị càng sớm, khả năng khỏi bệnh càng cao và tránh được những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đến làn da. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh phổ biến như sử dụng thuốc Tây uống và bôi ngoài da, dùng mẹo dân gian hay thuốc Đông y. Bạn đọc có thể tìm hiểu về từng cách điều trị cụ thể dưới đây:

Chữa lang ben bằng thuốc Tây

Khi có các dấu hiệu lang ben, đa phần người bệnh thường có thói quen tìm đến các loại thuốc Tây y. Theo đó phương pháp này người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi hoặc uống để giảm nhẹ triệu chứng

Bị lang ben bôi thuốc gì ?

Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kem bôi chứa ketoconazole, miconazole hay terbinafine đối với các vết lang ben nhỏ. Với lang ben lan rộng và khó bôi ở các vị trí như ở gáy, lưng, sau cánh tay, có thể sử dụng các thuốc đặc trị chứa ketoconazole 2% để tắm gội. Một số loại thuốc phổ biến được dùng như:

  • Thuốc ASA: Thuốc tác dụng chống viêm, giảm đau giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm. 
  • Thuốc Nizoral: Trong thuốc có thành phần chống nấm Ketoconazol kìm hãm sự phát triển của vi nấm, giúp điều trị bệnh lang ben hiệu quả. 
  • Thuốc Kentax: Trong thành phần chứa hoạt chất kháng nấm Ketoconazole, ngăn chặn tế bào nấm sinh sôi và phát triển. 

Thuốc uống điều trị lang ben: 

Thuốc uống được chỉ định khi bệnh lan rộng, và tái phát nhiều lần. Các loại thuốc thường có tính kháng nấm mạnh, kìm hãm sự hoạt động của vi nấm trên da, giúp bệnh nhanh khỏi. Một số thuốc được sử dụng như Fluconazole, Itraconazole,… 

Bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm ngoài da mà không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoid. Đây là thành phần có thể gây teo da và các tổn thương da khác. 

Chữa lang ben bằng thuốc dân gian giảm nhẹ triệu chứng

Bên cạnh điều trị bằng thuốc thì các mẹo dân gian cũng là phương pháp được áp dụng nhiều. Tiêu biểu có thể kể đến: 

Chữa lang ben bằng chuối xanh 

  • Chọn những quả chuối tiêu còn xanh, non. 
  • Cứ mỗi lần dùng, hãy lấy một quả cắt làm đôi, sau đó chà xát nhựa lên vùng da bị bệnh. 
  • Thực hiện khoảng 2 – 3 mỗi ngày, dùng liên tục khoảng 7 ngày sẽ thấy được tác dụng của nó.

Trị lang ben bằng rau răm

  • Chuẩn bị một nắm lá rau răm tươi, rửa sạch. Ngâm với muối khoảng 10 phút để loại bỏ các loại vi khuẩn bám trên lá. 
  • Sau đó đem nó đi giã nát, chắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da cần điều trị. 
  • Để làm tăng hiệu quả của bài thuốc, bệnh nhân có thể  trộn rau răm giã nhuyễn với rượu trắng và đắp lên da. 
  • Thực hiện thường xuyên để thấy được hiệu quả mà nó đem lại.

Chữa lang ben bằng củ riềng

  • Củ riềng tươi đem gọt vỏ, rửa sạch rồi giã nát. 
  • Đem riềng chà xát lên vùng da bị lang ben khoảng 2 lần mỗi ngày.
  • Ngoài cách sử dụng trực tiếp, bệnh nhân có thể lấy riềng ngâm với rượu, sau đó dùng rượu này để thoa bên ngoài.

Chữa lang ben bằng tỏi

  • Người bệnh lấy tỏi đem bóc vỏ, giã nhuyễn. 
  • Sau đó, dùng phần tỏi đã chuẩn bị để đắp lên vùng da bị bệnh. 
  • Cứ giữ nguyên như vậy trong khoảng 30 phút, rồi đi rửa lại bằng nước sạch. 
  • Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 – 3 ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Vì tỏi có tính nóng nên khi áp dụng bài thuốc, bệnh nhân cần chú ý điều chỉnh lượng tỏi cần sử dụng để tránh làm bỏng da.

Tuy tiện lợi nhưng phương pháp này chỉ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh mà không thể chữa dứt điểm lang ben. Do đó tốt hơn hết người bệnh nên tìm tới cơ sở khám chữa bệnh uy tín khi thấy các dấu hiệu trở nên phức tạp.

Trị lang ben bằng Đông y an toàn hiệu quả

Đông y cho rằng, sự phát sinh của bệnh lang ben là do phong tà xâm kích khí đới ứ trệ, khí huyết hư tổn và gan thân âm hư dẫn tới. Theo đó phương pháp này sử dụng các thảo dược với hiệu quả cải thiện chức năng thải độc của nội tạng, giúp lưu thông khí huyết. 

Bên cạnh đó một số loại thuốc Đông y còn kết hợp thảo dược bôi ngoài da giúp sát trùng, diệt các vi khuẩn, nấm, giúp tiêu viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng, triệt tiêu các ô vi khuẩn dưới da, ngăn chặn vi khuẩn lây lan xung quanh. Tái tạo da và liền sẹo.

Các bài thuốc Đông y thường sử dụng các dược liệu như:

  • Đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh: Mang lại công dụng kháng khuẩn, tăng cường chức năng đề kháng của da.
  • Bồ công anh, Kim ngân cành, Hồng hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, tang bạch bì: Giúp thanh nhiệt, mát gan,tiêu độc, điều hòa nội tiết.
  • Phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, diệp hạ châu có công dụng bổ gan, nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ… 

Trên đây thắc mắc về bệnh lang ben có ngứa không đã được giải đáp chi tiết cho bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có cho mình những kiến thức về cách nhận biết và điều trị lang ben hiệu quả nhất. 

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC