Lang Ben Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Trị Triệt Để Nhanh Chóng

Cập nhật: 29/03/2024 Theo dõi trên goole news

Bị lang ben ở mặt ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình khiến người bệnh tị ti trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân bệnh lang ben ở mặt là gì? Triệu chứng của bệnh và điều trị bệnh ra sao? Thông tin chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết này.

Lang ben ở mặt là gì? Có nguy hiểm không?

Lang ben xảy ra khi da nhiễm vi nấm Malassezia furfur (Pityrosporum ovale). Đây là loại nấm lưỡng hình và phát triển phụ thuộc vào chất béo (lipid ). Loại nấm này thường gây tổn thương ở những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn như mặt, lưng, cổ,… 

lang-ben-o-mat-1
Hình ảnh lang ben ở mặt

Do đó khi bị lang ben ở mặt, sẽ xuất hiện vùng da tăng hoặc giảm sắc tố, với nhiều hình dạng khác nhau. Bệnh không gây đau, ít ngứa và các vùng da bệnh có ranh giới tương đối rõ với vùng da bình thường.

Lang ben trên mặt không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mất thẩm mỹ, để lại sẹo khác màu da so với vùng xung quanh khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. 

Bên cạnh đó bệnh không được chữa trị sớm vùng da bị tổn thương ngày càng lan rộng xuống vùng da khác trên cơ thể như lưng, cổ,… Khi đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với ánh nắng gây ngứa, cảm giác như bị châm chích. Tình trạng ngứa gãi khi ra nắng hoặc đổ nhiều mồ hôi làm tăng nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng da nguy hiểm.  

Triệu chứng lang ben ở mặt

Tùy thuộc vào trình trạng người bệnh và đối tượng khác nhau bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. Người bệnh tham khảo triệu chứng dưới đây để có thể nhận biết và điều trị đúng cách: 

Triệu chứng lang ben ở người lớn

  • Trên mặt xuất hiện các ban dát màu hồng, nâu, trắng với nhiều hình dạng như hình đa cung, hình oval, hình tròn…
  • Các ban dát da có xu hướng liên kết với nhau và tạo thành mảng lớn trên mặt hoặc lan xuống cổ, ngực, lưng…
  • Bề mặt vùng da bị tổn thương có vảy mịn, dễ bong, cạo ra như phấn.
  • Khác với bệnh da liễu khác bệnh thường không gây cảm giác ngứa ngáy, hoặc ngứa ít.
  • Vùng da bị tổn thương có khả năng đổi thành màu sắc khác căn cứ vào sắc tố da, tình trạng bệnh và quá trình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Triệu chứng bệnh ở trẻ em

Tương tự như ở người lớn, khi bị lang ben ở mặt trẻ có triệu chứng như: 

  • Trên mặt xuất hiện chấm, vùng da bị đỏ, da bị khô, có vảy. 
  • So với vùng da khỏe mạnh khác, xung quanh vùng da bị tổn thương gồ lên
  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ do vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua vùng da bị tổn thương
  • Vùng da bị bệnh có xu hướng liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, và lan ra vùng xung quanh khắp mặt và có thể xuống cổ, lưng, ngực,… 
  • Trẻ bị ngứa, quấy khóc.

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện còn yếu, nên khi bị lang ben, bệnh phát triển nhanh chóng. Cha mẹ cần nhận biết để điều trị dứt điểm và không gây lây lan sang vùng da xung quanh. 

Nguyên nhân và đối tượng dễ bị lang ben trên mặt

Nguyên nhân chính của bệnh do vi nấm Malassezia tấn công, ảnh hưởng đến sắc tố da và tạo ra các vùng tăng, giảm sắc số một cách bất thường. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi nấm tăng trưởng và bệnh có thể phát triển, lan rộng trên bề mặt và các vùng da khác: 

  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm khiến người bệnh đổ mồ hôi nhiều tọa môi trường cho vi nấm phát triển dễ gây bệnh lang ben. 
  • Rối loạn tuyến bã nhờn: Người bệnh bị rối loạn tuyến bã nhờn làm cho mồ hôi mặt tiết ra nhiều tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
  • Thay đổi nội tiết: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai,…. Nội tiết thay đổi khiến quá trình bài tiết mồ hôi tăng  và vùng da bị lang ben sẽ lây lan nhanh. Ngoài ra, nội tiết rối loạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu do nấm. 
  • Vệ sinh kém: Khi vệ sinh da kém khiến dầu thừa ứ đọng ở lỗ chân lông tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh. Khi bị lang ben vệ sinh da kém dễ phát triển lây lan sang vùng da khác.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người bệnh mắc cúm, sởi, ung thư, HIV,… hệ miễn dịch suy giảm khiến bệnh lang phát triển mạnh và lây lan nhanh hơn.

Theo thống kê bệnh lang ben thường gặp ở những đối tượng như: 

  • Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là độ tuổi từ 13-37 tuổi
  • Người đổ mồ hôi nhiều
  • Người bệnh có da nhờn
  • Trẻ em sau cúm, sởi, người bệnh bị ung thư, điều trị hóa chất, HIV, … bị suy giảm hệ miễn dịch dễ bị mắc lang ben
  • Người bị thay đổi nội tiết
  • Thường xuyên trang điểm
  • Thừa cân – béo phì
  • Thường xuyên dùng thức ăn chứa nhiều chất béo và gia vị

Cách trị lang ben ở mặt

Nguyên tắc điều trị bệnh là tiêu diệt nấm gây bệnh trên da, làm đều màu da và ngăn tái phát trở lại. Dựa vào tình trạng bệnh gặp phải mà người bệnh sử dụng phương pháp điều trị phù hợp.Dưới đây là 1 số cách điều trị lang ben phổ biến:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, thuốc có  tác dụng ức chế nấm men, giảm tổn thương da và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị lang beng trên mặt, bao gồm:

Thuốc chống nấm dạng bôi

Khi tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh được các sĩ kê đơn sử dụng thuốc dạng bôi như Terbinafine hoặc Ketoconazole sử dụng trong hoảng 1-4 tuần. Với người bệnh bị kháng thuốc chứa hoạt chất azol nên sử dụng thuốc Zinc pyrithione hoặc Selenium sulfide.

Thuốc chống nấm dạng uống

Khi bệnh lan rộng và tái phát nhiều lần, bên cạnh thuốc bôi, người bệnh sử dụng thuốc dạng uống. Thuốc có tính kháng nấm mạnh, kìm hãm sự hoạt động của vi nấm trên da, giúp bệnh nhanh khỏi. 

Một số thuốc được sử dụng như Fluconazole, Itraconazole,… sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên thuốc trị lang ben đường uống gây độc cho gan, nên cần đi thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc giảm bã nhờn trên da

Da bị nhờn, chứa nhiều lipid tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Do đó người bện sử dụng thuốc bôi chứa axit salicylic giúp loại sạch bã nhờn, tế bào sừng, sát trùng nhẹ và cải thiện tổn vùng da bị tổn thương

Thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide

Giúp loại bỏ nấm men phát triển ở lớp biểu bì. Bên cạnh đó làm sạch da và giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng. 

*Lưu ý: Người bệnh không tự ý kéo dài và rút ngắn thời gian dùng thuốc. Phụ nữ mang phải xin ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn cho thai nhi.

Bài thuốc dân gian trị lang ben ở mặt tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, người bệnh tham khảo cách chữa lang ben tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao. Một số bài thuốc dân gian như: 

Tỏi

Tỏi là một trong những khánh sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh, bên cạnh đó giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nên được người bệnh sử dụng giúp điều trị bệnh lang ben hiệu quả. Cách áp dụng như sau: 

  • Người bệnh sử dụng tỏi bóc vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. 
  • Sau khoảng 5 phút rửa sạch bằng nước ấm, không để quá lâu. 

Lưu ý: Tỏi có tính sát khuẩn cao nên dễ gây dị ứng, phỏng rộp trên mặt, không nên sử dụng tỏi cho vết thương hở hoặc bị trầy xước. 

Vỏ bưởi

Tinh dầu trong bỏ bước có vị the mát, chống oxy hóa mạnh, ức chế khả năng hoạt động của vi nấm phát triển. Bên cạnh, tinh chất có trong vỏ đó bảo vệ da và hạn chế những tổn thương trên da. Do đó, vỏ bưởi giúp điều trị lang ben hiệu quả. Cách áp dụng như sau:

  • Người bệnh sử vỏ bưởi rửa sạch và ép lấy tinh dầu bôi lên vùng da bị lang ben. 
  • Sau khoảng 30 phút người bệnh rửa sạch và sử dụng 2-3 lần/ngày. 

Lưu ý: Khi sử dụng tinh dầu bưởi da mặt cảm giác ngứa râm ran, bị đỏ, có dấu hiệu dị ứng cần rửa sạch da và không sử dụng phương pháp này.

Riềng

Riềng có vị cay, tính ấm không chỉ là một loại gia vị chế biến nhiều món ăn. Bên cạnh đó trong riêng chứa các chất có khả năng kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên. Đồng thời giúp tái tạo nhanh chóng hồi phục. 

  • Người bệnh thể sử dụng trực tiếp nước cốt riềng bôi lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ ngày. 
  • Hoặc sử dụng riềng ngâm rượu hoặc riềng kết hợp nước cốt chanh giúp điều trị lang ben ở mặt hiệu quả. 

Sử dụng giấm táo

Thành phần Axit axetic trong giấm táo giúp làm giảm dầu thừa, loại bỏ tế bào sừng, và ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm có hại. Cách thực hiện:

  • Sử dụng giấm táo hòa với nước ấm theo tỉ lệ 1:1
  • Bôi lên vùng da bị tổn thương khoảng 5 phút sau đó rửa sạch.

Khi điều trị bài thuốc dân gian không khỏi, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời tránh bệnh lây lan sang vùng da khác

Điều trị lang ben ở mặt bằng Đông y

Theo Đông y, lang ben có nguyên nhân từ các yếu tố bên trong cơ thể khi ngũ tạng suy yếu, cơ thể nhiễm nhiệt độc, huyết nhiệt. Vì vậy, sức đề kháng suy yếu, vi nấm ben có cơ hội tấn công và gây bệnh. 

Người bệnh tham khảo bài thuốc Đông y uống và thuốc bôi từ thảo dược như: 

  • Thảo dược bôi ngoài da: Sử dụng các nguyên liệu có khả năng sát khuẩn, diệt nấm, tiêu viêm như Xung khuyên, Đương quy, Bạch truật, Hoàng Kỳ,… giúp ức chế sự phát triển nấm trên da. Bên cạnh đó giúp tái tạo da, loại bỏ hoàn toàn dấu vết lang ben. 
  • Thuốc uống trong: Thuốc chứa vị thuốc như Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Tang bạch bì, Kim nhân cành và nhiều dược liệu khác. Thuốc tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của nấm, loại bỏ căn nguyên gây ra tình trạng lang ben,… 
  • Bài thuốc giúp nâng cao sức đề kháng: Thuốc với thảo dược Cúc tần, Xuyên khung, Bách bộ, Xích đồng, Diệp hạ châu, Phòng phong,… nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể điều trị lang ben hiệu quả

Các biện pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh lang ben ở mặt

Khi bị ở mặt ngoài điều trị sử dụng thuốc người bệnh cần biện pháp chăm sóc giúp điều trị lang ben nhanh khỏi và không bị tái phát: 

  • Hạn chế thực phẩm, đồ uống gây tiết nhiều mồ hôi như thức ăn chứa nhiều đường, gia vị cay nóng, rượu bia,…
  • Không tiếp xúc lên da hoặc dùng vật dụng cá nhân của người bị bệnh. Sau khi tiếp xúc nên vệ sinh rửa tay sạch sẽ. 
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. 
  • Rửa mặt 2 lần/ ngày với các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn. Để ức chế vi nấm và vi khuẩn có hại người bệnh nên sử dụng sữa rửa mặt chứa thành phần sát trùng như Glycolic acid, Zinc, Acid salicylic,… 
  • Không sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông. 
  • Sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên giúp loại bỏ dầu thừa và giảm nguy cơ tái nhiễm.
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị. 
  • Nên xông hơi da mặt bằng tinh dầu gừng, quế, sản từ 1 – 2 lần/ tuần giúp làm sạch da sâu và loại bỏ dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông.
  • Khi bị bệnh nên đi khám để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. 

Lang ben mặt ăn gì, kiêng gì để không bị sẹo?

Sau khi điều trị khỏi bệnh lang ben, sắc tố ở vùng da bị tổn thương chưa được hồi phục ngay, thường để lại sẹo khác màu da trên mặt. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ có sự phục hồi sắc tố da bị tổn thương nhanh hay chậm. 

Lang ben là bệnh nấm ngoài da, theo chuyên da da liễu, ngoài sử dụng thuốc người bệnh cần chế độ ăn hợp lý khoa học để vi nấm không có chất dinh dưỡng phát triển. Bên cạnh đó giúp tái tạo da, phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng. 

Những thực phẩm không nên ăn: 

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bởi vitamin c như cam quýt, bưởi,… làm gián đoạn quá trình tái tạo sắc tố trên da, thời gian phục hồi sẹo khác màu da lâu hơn.
  • Thức ăn dầu mỡ: Những loại thức ăn được chiên bằng quá nhiều dầu mỡ làm cho những vùng da tổn thương lan rộng khó điều trị hơn. 
lang-ben-o-mat-12
Bị lang ben nên kiêng thực phẩm dầu mỡ
  • Rượu bia: Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, hay nước uống có gas,… kích thích nấm trên da phát triển và lây lan nhanh.
  • Đường: Đường sẽ được hấp thu vào cơ thể và trở thành nguồn dinh dưỡng giúp nấm trên da phát triển và sinh sôi. Do đó không nên sử dụng đường và thức ăn chứa đường. 

Thực phẩm người bệnh nên ăn:

Ngoài những thực phẩm kiêng cữ, người bệnh nên sử dụng nhưL

  • Thực phẩm giàu vitamin D, protein.
  • Rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển vi nấm và loại bỏ vi nấm tiềm ẩn trong cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm lành mạnh giúp tái tạo vùng da bị tổn thương, nhanh chóng phục hồi vùng bị sẹo khác màu da.
  • Uống nhiều nước.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về tình trạng lang ben ở mặt mà người bệnh cần lưu ý. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong việc nhận biết, điều trị lang ben đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu tình trạng lang ben trở nên nghiêm trọng, phạm vi da bị bệnh rộng.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC