tổ đỉa ở tay chân

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân tận gốc không tái phát

Bệnh tổ đỉa có di truyền không

Bệnh tổ đỉa có di truyền không? [Giải Đáp]

Nếu biết kiêng cử đúng cách trong ăn uống, tần suất tái phát bệnh sẽ giảm về mức thấp nhất.

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để ngăn ngừa bệnh tái phát

chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

7 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả tiết kiệm

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hẳn được không

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hẳn được không?

lá đào chữa bệnh tổ đỉa

Cách dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Mọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì? Làm sao chữa khỏi?

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Lòng bàn tay bị ngứa nổi hột - Nguyên nhân và cách điều trị

Lòng bàn tay bị ngứa nổi hột – Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Mọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì? Làm sao chữa khỏi?

4.3/5 - (3 bình chọn)

Mụn nước biểu hiện cho tình trạng viêm da kèm theo hiện tượng phồng rộp da, bên trong có chứa nước hoặc dịch mủ. Mụn nước thường hình thành và phát triển ở tầng thượng bì. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Trong đó có chân. Mọc mụn nước ở chân và ngứa có thể do bệnh tổ đỉa gây ra. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác như yếu tố tâm lý, dị ứng, viêm da, chàm…

Mọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì? Làm sao chữa khỏi?
Tìm hiểu mọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì? Làm sao chữa khỏi? Cách phòng ngừa

Mọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?

Hiện tại nguyên nhân khiến chân, ngón chân và lòng bàn chân mọc mụn nước vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm cho biết, hiện tượng mọc mụn nước ở chân và ngứa có mối liên hệ mật thiết với bệnh chàm eczema, bệnh tổ đỉa và một số bệnh lý về rối loạn da khác.

Bên cạnh đó, các phản ứng dị ứng xảy ra trong cơ thể hay bệnh hen suyễn cũng có khả năng tác động tạo ra các rối loạn trên da. Sau đó hình thành bệnh.

Ngoài những bệnh lý phổ biến nêu trên, tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa cũng có khả năng xảy ra bởi sự tác động của các yếu tố, bệnh lý được liệt kê dưới đây:

  • Cơ địa nhạy cảm: Những người thuộc nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm thường đối mặt với tình trạng rối loạn da, nổi mẩn ngứa, viêm khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các đốm mụn nước hình thành và tiến triển.
  • Viêm da dị ứng: Những người đã từng hoặc đang bị viêm da dị ứng thường dễ mắc phải tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn nước trên da. Ở trường hợp này, các nốt mụn nước thường kéo dài dai dẳng, kèm theo đau rát, dễ viêm nhiễm khi mụn nước vỡ.
  • Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Những người thường xuyên tiếp xúc, làm việc cùng với Niken, Coban hoặc một số loại kim loại mang tính chất tương tự sẽ rất dễ bị viêm da, khô da, nổi mề đay mẩn ngứa và nổi mụn nước.
  • Tâm lý không thoải mái, thường xuyên căng thẳng: Tình trạng nổi mụn nước ở chân và ngứa có thể bùng phát và tiến triển mạnh mẽ hơn ở những người thường xuyên lo âu, căng thẳng, tâm lý bất ổn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và stress.
  • Tính chất công việc: Những người phải làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ẩm thấp, nóng bức, thường ngâm chân trong nước, tiếp xúc với chất hóa học hoặc một số tác nhân gây hại khác… thường có làn da dễ bị rối loạn. Đồng thời hình thành nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trong đó có tình trạng nổi mụn nước.
  • Đổ quá nhiều mồ hôi: Việc mồ hôi đổ quá nhiều mồ hôi ở lòng bàn chân có thể khiến vị trí này tích tụ độ ẩm. Từ đó làm tăng nguy cơ kích ứng da và hình thành mụn nước kèm theo cảm giác ngứa.
  • Da bị kích ứng: Nhiệt độ quá thấp hoặc nhiệt độ quá cao có thể khiến da bị kích ứng. Từ đó vùng da bệnh dễ dàng hình thành nên những tổn thương, phồng rộp hay thậm chí là nổi mụn nước. Tùy thuộc vào mức độ kích ứng và tổn thương của làn da, mụn nước có thể xuất hiện nhiều hay ít, thời gian lành bệnh nhanh hay chậm.
  • Nhiễm nấm: Nấm có thể bám lên da, phát triển và gây bệnh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các mụn nước hình thành. Mụn nước xuất hiện do nhiễm nấm thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, da bong tróc, nứt nẻ và đổi màu. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng tất bẩn, ẩm ướt sẽ khiến nấm da dễ dàng sinh sôi trong điều kiện ẩm thấp. Đồng thời gây nổi mụn nước và phát ban.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh viêm da tiếp xúc có thể khiến da bị phồng rộp ngay khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (vết cắn của côn trùng, dung môi, hóa chất…). Mụn nước có thể xuất hiện ngay sau đó, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, cảm giác rát bỏng.
Mọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?
Theo các nhà khoa học, hiện tượng mọc mụn nước ở chân và ngứa có mối liên hệ mật thiết với bệnh chàm eczema, bệnh tổ đỉa và một số bệnh lý về rối loạn da khác
  • Nguyên nhân khác: Mắc bệnh thủy đậu, sử dụng thuốc làm loãng máu, bệnh tự miễn (bọng nước Pemphigus hoặc Pemphigoid), các chấn thương thần kinh, bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, vỡ mạch máu dẫn đến rò rỉ máu qua các mô…

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

KHI XUẤT HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH

Mọc mụn nước ở chân và ngứa được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường để kiểm tra tình trạng nổi mụn nước ở chân và ngứa, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra hình dạng và kích thước của mụn nước. Đồng thời kiểm tra mức độ tổn thương, tình trạng ngứa da và một số triệu chứng lâm sàng khác.

Quá trình kiểm tra mụn nước vô cùng quan trọng. Bởi nguyên nhân khiến mụn nước nổi kèm theo cơn ngứa không chỉ do bệnh tổ đỉa và bệnh chàm gây ra mà còn do nhiều yếu tố, bệnh lý khác.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm. Bởi việc sử dụng các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng.

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện gồm:

Xét nghiệm dị ứng da

Nếu nghi ngờ các nốt mụn nước xuất hiện do sự tác động của các tác nhân gây dị ứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dị ứng da.

Sinh thiết da

Sinh thiết da là một dạng xét nghiệm có khả năng chẩn đoán chính xác những rối loạn của da cũng như các vấn đề, bệnh lý về da khác.

Xét nghiệm dị ứng da
Nếu nghi ngờ các nốt mụn nước xuất hiện do sự tác động của các tác nhân gây dị ứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dị ứng da

Để thực hiện sinh thiết da, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ hỗ trợ để lấy một mảng da nhỏ tại khu vực có da bị bệnh. Sau đó mang mảng da này đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra và phân tích. Kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus hay nhiễm nấm.

Phương pháp điều trị mọc mụn nước ở chân và ngứa

Mụn nược khi xuất hiện thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Ngoài ra, khi mắc bệnh, người bệnh còn có cảm giác nóng rát, đau, khó chịu và kèm theo một vài triệu chứng khác tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.

Dựa vào vào nguyên nhân gây mọc mụn nước ở chân và ngứa, mức độ tổn thương và mức độ phát triển bệnh lý, triệu chứng của bệnh có thể kéo dài dai dẳng từ vài tháng đến vài năm. Đồng thời có xu hướng tái phát nhiều lần. Dựa vào đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Thay đổ chế độ ăn uống kiểm soát tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa

Chế độ ăn uống có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn nước ở chân và ngứa. Ngoài ra, việc áp dụng một chế độ ăn uống không phù hợp còn khiến sức khỏe tổng thể suy yếu và hình thành thêm nhiều vấn đề khác. Do đó, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa hoặc và lành mạnh.

Một số loại thực phẩm được liệt kê dưới đây có khả năng kiểm soát sự hình thành của các nốt mụn nước, cải thiện làn da, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời giúp giảm ngứa, điều trị triệu chứng và kích thích tái tạo da.

  • Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và vitamin E như cam, quýt, bưởi, đu đủ, dâu tây, kiwi…
  • Thực phẩm giàu chất xơ như hạt lanh, nấm, cần tây, trái bơ, các loại quả mọng (quả mâm xôi, dây tây, nham lê…)
  • Thực phẩm giàu chất kẽm như các loại đậu, ngũ cốc, yến mạch, hàu, lươn, gan lợn, lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành, đậu xanh nảy mầm, các loại hạt có dầu (đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân..)
  • Nước lọc và nước ép trái cây.

Những loại thực phẩm không nên sử dụng trong quá trình điều trị tình trạng nổi mụn nước ở chân và ngứa:

  • Sữa đậu nành
  • Bông cải xanh
  • Hạt và quả lanh
  • Chocolate hoặc bột cao cao
  • Rau bina
  • Lúa mì, mầm lúa mì và kiều mạch
  • Chuối
  • Thực phẩm đóng hộp và một số loại thực phẩm chứa chất bảo quản khác.

Người bệnh có thể trao đổi thêm thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Thay đổ chế độ ăn uống kiểm soát tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa
Thay đổ chế độ ăn uống kiểm soát tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa

Biện pháp chăm sóc, điều trị tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa tại nhà

Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp chăm sóc, điều trị tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa tại nhà sau:

Chườm lạnh

Ngâm chân trong nước mát hoặc áp dụng biện pháp chườm lạnh có thể giúp các nốt mụn nước trên da mau chóng lành lại. Đồng thời cắt giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau, nóng rát khó chịu.

Để chườm lạnh, người bệnh cho vào túi vải một ít đá lạnh. Sau đó áp túi vải vào những vùng da đang bị bệnh. Người bệnh nên sử dụng biện pháp chườm lạnh từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ nên sử dụng túi đá từ 15 – 20 phút.

Lưu ý: Người bệnh không nên chườm trực tiếp đá lạnh vào vùng da bệnh. Bởi điều này có thể khiến bạn bị bỏng da.

Sử dụng kem dưỡng ẩm da, thuốc mỡ hoặc kem bôi

Để cải thiện tình trạng ngứa da, nổi mụn nước ở lòng bàn chân, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn sử dụng kem làm mềm và dưỡng ẩm da. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc không kê đơn được bào chế dưới dạng kem bôi hay thuốc mỡ…

Những dưỡng chất có trong kem dưỡng ẩm da, thuốc mỡ và kem bôi có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng khô da và bong tróc da. Đồng thời làm mềm da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và phòng ngừa mụn nước vỡ.

Một số loại kem dưỡng ẩm da, thuốc mỡ, kem bôi có thể được sử dụng gồm:

  • Vaseline và một số loại kem chứa sáp dầu khác
  • Kem dưỡng ẩm và chống khô da như Lubriderm và Eucerin
  • Thuốc chống ngứa dạng viên uống như Alavert, Claritin và Benadryl.

Sử dụng tinh dầu thảo dược

Ngoài biện pháp chườm lạnh và sử dụng các loại kem dưỡng nêu trên, người bệnh có thể hòa tan tinh dầu trong nước ấm. Sau đó sử dụng nước này để ngâm và rửa chân. Những dưỡng chất tồn tại bên trong các loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng cải thiện cơn ngứa, làm lành tổn thương trên da và hỗ trợ quá trình điều trị mụn nước.

Sử dụng tinh dầu thảo dược
Việc sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng cải thiện cơn ngứa, làm lành tổn thương trên da và hỗ trợ quá trình điều trị mụn nước

Điều trị tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa bằng thuốc kê đơn

Trong trường hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà và những dưỡng chất trong chế độ ăn uống lành mạnh không thể làm giảm cơn ngứa và cải thiện sự xuất hiện của các đốm mụn nước, người bệnh có thể được điều trị bệnh bằng một số loại thuốc sau:

Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid dạng kem bôi và thuốc mỡ thường được dùng trong điều trị các bệnh lý về da như bệnh tổ đỉa, bệnh chàm, viêm da… Loại thuốc này có khả năng kiểm soát tình trạng ngứa da, ức chế sự hình thành nốt mụn nước, kháng viêm và chống khuẩn.

Để điều trị mụn nước nổi ở chân kèm theo tình trạng ngứa da, người bệnh có thể thoa thuốc Corticosteroid mỗi ngày. Liều dùng thuốc cần đúng với sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc ức chế hệ miễn dịch

Thuốc ức chế hệ miễn dịch sẽ được chỉ định điều trị cho các trường hợp bệnh nặng, cơn ngứa và mụn nước phát triển nhanh chóng hoặc xảy ra trên diện rộng. Elidel và Protopic là hai loại thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng trong trường hợp này.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Cụ thể như nhiễm trùng da, phồng rộp da… Chính vì thế, loại thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và có chỉ định về liều lượng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được đưa vào quá trình điều trị khi tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa xuất hiện đồng thời với các dấu hiệu nhiễm trùng da hoặc người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc khánh sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng có thể giúp bạn điều trị tốt những vấn đề liên quan đến nhiễm trùng và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được đưa vào quá trình điều trị khi tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa xuất hiện đồng thời với các dấu hiệu nhiễm trùng da

Chữa mọc mụn nước ở chân và ngứa bằng bài thuốc Đông y AN TOÀN, TẬN GỐC

Mọc mụn nước ở chân và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh lý tổ đỉa. Đây là bệnh lý viêm da có tính chất mãn tính, dai dẳng, dễ tái phát nhiều lần. Vì vậy, nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược an toàn để loại bỏ tận gốc bệnh.

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh nhận định chữa mụn nước và ngứa ở chân bằng đông y sẽ vận dụng nguyên tắc thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp và tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định hệ miễn dịch. Nguyên tắc có tác dụng triệt tiêu tận gốc triệu chứng bên ngoài và điều hòa khí huyết, phục hồi tổn thương bên trong. Nhất Nam An Bì Thang của Nhất Nam Y Viện chính là bài thuốc trị tổ đỉa hữu hiệu tuân thủ triệt để nguyên tắc trị liệu đó. 

Đáng chú ý, Nhất Nam An Bì Thang được các chuyên gia Nhất Nam Y Viện hoàn thiện thông qua khai phá và kế thừa bài thuốc trị bệnh viêm da mà vua Gia Long từng sử dụng. Dựa trên hai bài thuốc gốc là “Lý trung thang gia vị” và “Phu dược phương” do Thái Y triều Nguyễn đặc chế cho vua, các chuyên gia đã hoàn thiện liệu trình Nhất Nam An Bì Thang kết hợp TRONG UỐNG – NGOÀI BÔI có khả năng xử lý triệt để mụn nước do tổ đỉa, duy trì hiệu quả bền lâu.

Tổng hòa của thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa trong liệu trình sẽ đem lại tác động TIÊU ĐỘC DƯỠNG BÌ và ỔN ĐỊNH MIỄN DỊCH toàn diện như sau:

  • Đào thải độc tố bên trong cơ thể, loại bỏ tận gốc căn nguyên hình thành bệnh. 
  • Làm cho nốt mụn nước xẹp dần, không còn cảm giác ngứa ngáy, đau rát ngoài da. Đồng thời bài thuốc cũng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, sát khuẩn, không để tổn thương lan rộng ra các vùng xung quanh hoặc bội nhiễm.
  • Vùng da bị vỡ mụn nước nhanh khô lại, bong tróc để tái tạo tế bào mới. Nhờ đó làn da của bạn sẽ trở nên mềm mịn, hồng hào hơn.
  • Củng cố và tăng cường chức năng cho hệ miễn dịch, ngăn chặn các yếu tố tấn công khiến mụn nước tái phát trở lại.

Đặc biệt, Nhất Nam Y Viện không kê chung đơn thuốc cho mọi bệnh nhân. Tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Liệu trình chữa bệnh bằng Nhất Nam An Bì Thang kết hợp giữa việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học. 

>>> Đọc thêm: Thực hư hiệu quả bài thuốc chữa tổ đỉa của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Cơ chế điều trị tổ đỉa ưu việt của Nhất Nam An Bì Thang đã được chuyên gia nhận định trong số đặc biệt của chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh VTV2 ngày 28/4/2021. Nhất Nam An Bì Thang đã được giới thiệu là giải pháp vàng trong điều trị tổ đỉa nói riêng, mọi thể viêm da nói chung. Bài thuốc này rất phù hợp với người mắc bệnh mãn tính, lâu năm.

>> Xem ngay video: Chuyên gia đánh giá về bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang trên sóng truyền hình VTV2

Nhất Nam Y Viện là một trong số ít đơn vị sử dụng 100% dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO để bào chế thuốc. Tất cả dược liệu làm thành phần Nhất Nam An Bì Thang đều được thu hái, chọn lọc trực tiếp tại vườn dược liệu của trung tâm. Dược liệu bào chế thuốc phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt: 

  • Thảo dược thuần khiết không lẫn tạp chất có hại
  • Thảo dược giàu dưỡng chất cho hiệu quả đặc trị cao 
  • Thảo dược không hàm chứa độc tố gây hại cho sức khỏe người bệnh

Nhất Nam Y Viện luôn khẳng định và cam kết về độ an toàn và lành tính của Nhất Nam An Bì Thang trong điều trị. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng thuốc, không lo dùng phải thuốc kém chất lượng gây độc gan, thận,…

>>> Xem chi tiết: Nguyên liệu và quy trình bào chế Nhất Nam An Bì Thang chuẩn sạch, an toàn cho người sử dụng

Trên thực tế, trong suốt nhiều năm đưa vào ứng dụng và điều trị cho hơn 20.000 người bệnh, Nhất Nam Y Viện ghi nhận không có trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Đông đảo bệnh nhân đã gửi những phản hồi tích cực về Nhất Nam Y Viện:

Như vậy, bài thuốc đặc trị mọc mụn nước ở chân Nhất Nam An Bì Thang của Nhất Nam Y Viện sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội giúp người bệnh đẩy lùi viêm da một cách an toàn và hiệu quả lâu dài. Nếu muốn được thăm khám trực tiếp, có phác đồ điều trị bệnh chuẩn xác, người bệnh hãy liên hệ qua địa chỉ sau:

Biện pháp phòng ngừa mọc mụn nước ở chân và ngứa

Việc phòng ngừa tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa thường gặp nhiều khó khăn. Bởi nguyên nhân gây nên tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh vẫn được hạn chế khi bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Sử dụng sửa tắm dịu nhẹ, không chứa nhiều chất hóa học và không có khả năng gây kích ứng.
  • Tránh tiếp xúc, làm việc với kim loại. Đặc biệt không tiếp xúc trực tiếp với Coban và Niken.
  • Sử dụng nước ấm hoặc nước mát để tắm rửa, vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ. Không sử dụng nước nóng bởi việc sử dụng nước nóng sẽ khiến da bị khô, bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
  • Không chà xát mạnh, không gãi để tránh gây tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn vi xâm nhập.
  • Không sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh. Vệ sinh da sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn, khói bụi, trước và sau khi ăn uống.
  • Thoa kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa nhiều chất hóa học, nguồn gốc rõ ràng để cân bằng độ ẩm cho da.
  • Giữ cơ thể luôn sạch sẽ và thoáng mát.
  • Bạn cần mang găng tay, mặc quần áo bảo hộ, mang giày ống khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, dung môi, nguồn nước ô nhiễm, kim loại và một số tác nhân gây dị ứng khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin để nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng, giúp phòng chống các nguyên nhân gây nổi mụn nước ở chân và ngứa.
Biện pháp phòng ngừa mọc mụn nước ở chân và ngứa
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa mọc mụn nước ở chân và ngứa

Tình trạng mọc mụn nước ở chân và ngứa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh áp dụng các cách chăm sóc phù hợp, tình trạng này có thể thuyên giảm sau một tuần và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng, mụn nước xuất hiện do các bệnh lý phức tạp, người bệnh nên đến bệnh viện và nhờ đến sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài thuốc chữa tổ đỉa An Bì Thang được hàng nghìn người bệnh công nhận hiệu quả

Khắc phục tổ đỉa với bài thuốc An Bì Thang, chàng trai tự tin theo đuổi hạnh phúc của mình

Tham khảo thêm:

Xem thêm

Tin khác

tổ đỉa ở tay chân

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân tận gốc không tái phát

Nội dung bài viếtMọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?Mọc mụn nước ở chân và ngứa được chẩn đoán như thế nào?Phương pháp điều trị mọc mụn...

Bệnh tổ đỉa có di truyền không

Bệnh tổ đỉa có di truyền không? [Giải Đáp]

Nội dung bài viếtMọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?Mọc mụn nước ở chân và ngứa được chẩn đoán như thế nào?Phương pháp điều trị mọc mụn...

Nếu biết kiêng cử đúng cách trong ăn uống, tần suất tái phát bệnh sẽ giảm về mức thấp nhất.

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để ngăn ngừa bệnh tái phát

Nội dung bài viếtMọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?Mọc mụn nước ở chân và ngứa được chẩn đoán như thế nào?Phương pháp điều trị mọc mụn...

chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

7 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian hiệu quả tiết kiệm

Nội dung bài viếtMọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?Mọc mụn nước ở chân và ngứa được chẩn đoán như thế nào?Phương pháp điều trị mọc mụn...

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nội dung bài viếtMọc mụn nước ở chân và ngứa là bệnh gì?Mọc mụn nước ở chân và ngứa được chẩn đoán như thế nào?Phương pháp điều trị mọc mụn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn