Nổi Mẩn Ngứa Thành Mảng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tại Nhà

Cập nhật: 09/04/2024

Nổi mẩn ngứa thành mảng thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mạn tính về da. Trong đó có nhiều bệnh chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được giải pháp chữa dứt điểm. Vì thế, phát hiện và xử lý kịp thời các triệu chứng sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả điều trị.

Nguyên nhân da bị nổi mẩn ngứa thành mảng

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Phương (Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông) cho biết, thông thường, khi cơ thể bị kích ứng bởi một số yếu tố tác động từ bên ngoài. “Hàng rào” hệ miễn dịch sẽ được dựng lên để chống lại sự xâm nhập. Một cuộc “giáp lá cà” có thể sẽ diễn ra. Quá trình này kích hoạt cơ chế gây ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc viêm.

Nếu tác nhân đến từ những thay đổi của thời tiết, chất lượng không khí, lông động vật… phản ứng trên da thường chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày. Bên cạnh đó các nốt mẩn đỏ cũng sẽ có kích thước nhỏ và không lan rộng ra vùng da bình thường. Trong khi đó, nếu là nguyên nhân từ bệnh lý, các nốt mẩn ngứa thường phát triển thành từng mảng và kéo dài nhiều ngày.

Vì thế, khi bị nổi mẩn ngứa thành mảng tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh da liễu khó điều trị. Tiêu biểu như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, chứng đỏ mặt, phát ban do nhiệt, vảy nến, viêm da thần kinh…

Bệnh chàm có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa thành mảnh

Bệnh chàm (Eczema) là bệnh lý viêm da dạng mạn tính. Dấu hiệu đặc trưng của nó là tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp còn bị nổi mẩn ngứa theo mảng. Tình trạng ngứa ngáy thường tái phát nhiều lần và lần sau dữ dội hơn lần trước.

Bệnh chàm thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể khiến người bệnh suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ và sụt cân vì ngứa ngáy dữ dội liên tục.

Xuất hiện mẩn ngứa thành mảng có thể do viêm da dị ứng

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch thường giải phóng histamin. Chất này gây ngứa và nổi mẩn trên da. Thực tế, histamin luôn có trong mô và mạch máu. Tuy nhiên, nó tồn tại ở dạng không có hoạt tính cho đến khi có sự xuất hiện của dị nguyên. Cơ chế cụ thể dẫn đến sự thay đổi này vẫn chưa được làm rõ. Người ta chỉ biết rằng, một số người có hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc quá nhạy cảm sẽ gặp phải tình trạng này.

Viêm da dị ứng thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Nó gây ngứa ngáy liên tục khiến người bệnh mất tập trung và mất tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, bệnh cũng thường dễ chuyển sang mạn tính và tái phát nhiều lần trong năm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Viêm da tiếp xúc gây mẩn ngứa thành mảng

da-bi-noi-man-ngua-thanh-mang
da bị nổi mẩn ngứa thành từng mảng

Viêm da tiếp xúc có thể coi là một dạng của viêm da dị ứng nhưng ở mức độ và quy mô nhỏ hơn. Yếu tố gây dị ứng thường là hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm hoặc một số loại phấn hoa… Khi bị tình trạng này, ngoài sự xuất hiện mẩn ngứa thành từng mảng trên da còn có các nốt mụn nước. Trường hợp người bệnh cào gãi quá mức có thể gây nhiễm trùng da và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh Rosacea có thể gây mẩn ngứa thành mảng

Bệnh Rosacea còn được gọi là chứng đỏ mặt. Vùng da ở hai bên má và mũi sẽ thể hiện rõ nhất bệnh này. Dấu hiệu trên da gồm: Sưng, nổi mẩn, ngứa và giãn mạch máu nhỏ trên lớp thượng bì. Những triệu chứng của bệnh Rosacea dễ nhầm lẫn với viêm da dị ứng nên tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được điều trị đúng hướng. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây phì đại mũi.

Phát ban do nhiệt có thể là nguyên nhân khiến da bị mẩn ngứa thành mảng

Nếu bị phát ban do nhiệt thì ngoài dấu hiệu da bị nổi mẩn ngứa thành mảng còn xuất hiện thêm một số biểu hiện khá đặc trưng khác. Tiêu biểu là da bị đỏ; thân nhiệt cao; tuyến mồ hôi hoạt động mạch, da nhiều bã nhờn, lượng bã nhờn còn dư tích tụ ở lỗ chân lông…

Thông thường khi mới phát ban do nhiệt thì các nốt đỏ chưa phát triển thành mảng. Đến khi da bị tổn thương ở một mức độ nhất định, các nốt đỏ sẽ phát triển và tạo thành mảng kèm ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu không được điều trị, biến chứng của tình trạng này có thể tạo thành các ổ áp xe trên da.

Mẩn ngứa thành mảng trên da có thể do viêm da thần kinh

Đây là một trong những bệnh lý mạn tính về da. Biểu hiện của bệnh thường chỉ khu trú ở một vùng da nhất định trên cơ thể. Nó có thể xuất hiện ở da đầu, gáy, phía trên đùi, cổ tay hoặc thậm chí là ở hậu môn. Một dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh là khiến da bị gồ lên với các khía ngang dọc và có màu tím hoa cà.

Bệnh vẩy nến cũng có thể khiến da nổi mẩn ngứa theo mảng

Bệnh vẩy nến thuộc nhóm bệnh da liễu lành tính. Tuy nhiên, không thể chữa tận gốc bệnh. Thay vào đó, các giải pháp hiện tại chỉ có thể cải thiện triệu chứng và giảm tần suất tái phát bệnh trong tương tai. Đây là căn bệnh khiến lớp sừng trên da dày hơn bình thường và bong tróc liên tục. Bên cạnh đó, bệnh còn khiến da bị nổi mẩn theo từng mảng kèm cảm giác ngứa ngáy.

Bệnh Prurit có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa thành mảng

Prurit là căn bệnh da liễu hiếm gặp. Nó gây ra những cơn ngứa rát liên tục kèm sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ. Đến nay vẫn chưa có giải pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

Ngoài những bệnh lý đã liệt kê ở trên, tình trạng da bị nổi mẩn ngứa theo mảnh có thể do một bệnh lý hay hội chứng nào đó. Để biết chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra.

Nổi mẩn ngứa thành mảng có nguy hiểm không?

TTƯT, BSCKII Lê Phương cho biết, nổi mẩn ngứa thành mảng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý về da. Hầu hết các bệnh này đều ở dạng lành tính. Nghĩa là nó thường không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và khó trị dứt điểm.

Trong một số trường hợp cào gãi da quá mức có thể gây bội nhiễm. Khả năng xuất hiện biến chứng nhiễm trùng máu là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, người bệnh không nên chủ quan. Điều trị sớm vừa tiết kiệm được thời gian, công sức lại đảm bảo hiệu quả và tránh được nguy hiểm.

Một số nguyên tắc khi điều trị mẩn ngứa thành từng mảng

  • Xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp;
  • Tâm lý người bệnh tác động nhiều đến hiệu quả chữa bệnh;
  • Việc sử dụng thuốc (bao gồm tân dược và thảo dược thiên nhiên) cần hỏi qua bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng;
  • Không tự ý dùng kem bôi ngoài da;
  • Hạn chế tối đa việc cào gãi hoặc gây trầy xước da.

Cách điều trị mẩn ngứa thành mảng tại nhà

Các biện pháp tại nhà để điều trị mẩn ngứa thường chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Hoặc nó đóng vai trò hỗ trợ các phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài da, điều trị tại nhà chỉ thích hợp và hiệu quả cho những trường hợp nhẹ. Bạn vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được điều trị theo phác đồ.

Chườm lạnh giảm sưng viêm và ngứa sát

Ngoài tác dụng giảm ngứa ngáy và sưng trên da, chườm lạnh còn giúp da giảm nhiệt độ và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, các thương tổn trên da cũng nhanh chóng được hồi phục hơn. Bạn cần dùng cách thức này mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Chú ý nên chọn nước đá tinh khiết. Có thể dùng khăn mỏng bọc lấy nước đá rồi chườm lên da để tránh bỏng lạnh.

Làm dịu da từ thiên nhiên

Dầu dừa, mật ong và gel nha đam là những nguyên liệu dùng để chăm sóc và điều trị nhiều bệnh lý về da. Điểm chung của chúng là có khả năng làm dịu những thương tổn trên da và hỗ trợ hồi phục. Đồng thời, thành phần trong các nguyên liệu này còn có khả năng sát khuẩn và giảm viêm.

Bạn có thể dùng từng loại độc lập hoặc kết hợp chúng với nhau. Tuy nhiên, trước khi dùng điều quan trọng vẫn là nên hỏi qua ý kiến của chuyên gia hoặc thầy thuốc. Ngoài ra, khi dùng bất kỳ nguyên liệu nào bạn cũng cần biết những lưu ý kèm theo. Ví dụ như dầu dừa thì cần dùng với lượng vừa đủ, lượng dầu dư cần dùng giấy thấm dầu để không bí lỗ chân lông. Mật ong thì tốt cho da nhưng thận trọng nếu đó là trẻ sơ sinh. Còn gel nha đam thì không phải là nguyên liệu phù hợp cho số đông.

Dưỡng ẩm da từ bên trong kết hợp với bên ngoài

Bạn có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm có thành phần thích hợp với da nhạy cảm như Vaseline, Calamine lotion hoặc Eucerin… để dưỡng ẩm từ bên ngoài. Kết hợp với đó là dưỡng ẩm từ bên trong thông qua ăn uống hằng ngày. Cụ thể, mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước. Lượng nước này bao gồm trong cả thực phẩm và không tính trong bia, rượu. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi cũng là một cách cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong

Lưu ý khi điều trị da bị mẩn ngứa thành từng mảng

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp;
  • Tránh để vùng da bị nổi mẩn ngứa tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, ánh nắng mặt trời gay gắt;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái;
  • Dành khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục vừa sức hoặc chơi một số môn thể thao như bơi lội, điền kinh;
  • Giữ cho da được sạch sẽ và khô thoáng;
  • Mặc quần áo thoải mái;
  • Theo dõi liên tục những biểu hiện trên da. Kịp thời thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường;
  • Kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng gà, đồ lên men…;
  • Tái khám đúng lịch hẹn.

Phòng tránh tình trạng da bị nổi mẩn ngứa từng mảng

  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần;
  • Nên tầm soát dị ứng;
  • Tẩy giun định kỳ mỗi năm 2 lần;
  • Tránh xa những yếu tố từng hoặc có nguy cơ gây dị ứng;
  • Giữ cho môi trường nơi ở, học tập và làm việc sạch sẽ;
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;
  • Tránh tâm trạng căng thẳng quá mức và kéo dài.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC