Nổi mụn nước ở tay gây ngứa và Cách chữa trị hiệu quả

Cập nhật: 02/04/2024

Nổi mụn nước là thuật ngữ mô tả bề mặt da xuất hiện tình trạng phồng rộp bên trong chứa dịch, có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trong đó có da tay. Hiện tượng này có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm da như tổ đỉa. Người bệnh sẽ phải sống chung với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu đi kèm.

nổi mụn nước ở tay
Tình trạng nổi mụn nước ở tay có thể do nhiều yếu tố cộng hưởng gây ra

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

Mụn nước ở tay gây ngứa là tình trạng về da thường gặp hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, tình trạng này có thể liên quan tới một số rối loạn về da. Điển hình nhất là bệnh tổ đỉa hay bệnh chàm. Ngoài ra, các phản ứng dị ứng hay hen suyễn cũng được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh triệu chứng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây cũng có thể ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn nước gây ngứa ở vùng da tay:

  • Cơ địa nhạy cảm: Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng, những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ gặp phải các vấn đề về da khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng. Chính điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị nổi mụn nước ở tay.
  • Yếu tố tâm lý: Các chuyên gia cho biết, tình trạng nổi mụn nước ở tay thường có xu hướng kích hoạt nhiều hơn ở những người thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Viêm da dị ứng: Thống kê cho thấy rằng những người có tiền sử bị viêm da dị ứng thì thường có xu hướng dễ nổi mụn nước hay mẩn ngứa hơn những người bình thường.
  • Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Một số loại kim loại điển hình như Coban hay Niken nếu thường xuyên tiếp xúc sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm da, nổi mụn nước hay mề đay mẩn ngứa…

Ngoài ra, tình trạng nổi mụn nước ở tay cũng có thể liên quan phần nào đến tính chất công việc. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn khi những người thường xuyên ngâm tay trong nước hay làm việc trong môi trường ẩm thấp có nguy cơ gặp phải nhiều hơn.

Các phương pháp khắc phục nổi mụn nước ở tay tại nhà

Tùy thuộc vào vùng da bị tổn thương và các yếu tố nguyên nhân liên quan mà sẽ có cách điều trị tương thích với tình trạng nổi mụn nước ở tay. Với các trường hợp nhẹ, triệu chứng không nghiêm trọng thì một số giải pháp tại nhà có thể đáp ứng tốt:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe trong đó có cả sức khỏe của làn da. Việc điều chỉnh chế độ ăn được cho là có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ở tay. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da diễn ra nhanh chóng hơn.

Ngoài việc bổ sung các loại vitamin A và khoáng chất từ rau củ quả tưởi và uống đủ nước thì bạn cần chú ý loại bỏ các thực phẩm chứa Coban và Niken ra khỏi chế độ ăn. Bởi chúng có thể khiến cho tổn thương trên da nặng nề thêm.

Thực phẩm được khuyến cáo cần loại bỏ khỏi khẩu phần ăn khi bị nổi mụn nước bao gồm:

  • Bột ca cao hay chocolate
  • Quả hạch và các loại hạt
  • Mầm lúa mì, lúa mì và kiều mạch
  • Măng tây, rau bina và bông cải xanh
  • Các thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản
  • Lê, chuối và sữa đậu nành

2. Sử dụng thảo dược tự nhiên

Một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm dịu da rất tốt, đồng thời có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà tình trạng nổi mụn nước ở tay gây ra. Ngoài ra, dược tính từ thảo dược còn giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da.

  • Uống nước rau má:

Nước rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Từ đó có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và thúc đẩy hình thành các tế bào da mới.

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng. Để ráo nước rồi cho rau má vào cối xay nhuyễn cùng với 1 lít nước lọc. Loại bỏ phần bã, uống nước rau má mỗi ngày sẽ giúp tác động tích cực đến việc điều trị mụn nước ở tay.

  • Dùng tỏi chữa nổi mụn nước ở tay:

Hoạt chất allicin trong tỏi được ghi nhận là có thể khắc phục tốt tình trạng nổi mụn nước ở tay, nhất là trong trường hợp do bệnh tổ đỉa gây ra. Tuy nhiên, không nên tự ý áp dụng khi có mụn nước lớn với dấu hiệu tụ mủ hay viêm đỏ nặng nề.

Dùng 1 củ tỏi tươi đem lột sạch vỏ rồi ép lấy dịch. Sau đó hòa thêm với 1 thìa cà phê nước sôi nguội. Làm sạch vùng da tay bị nổi mụn nước rồi thoa đều dịch ép tỏi lên. Để nguyên trong chừng 5 – 10 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

  • Sử dụng gel nha đam:

Đây là một phương án có thể đáp ứng tốt với tình trạng nổi mụn nước ở tay được rất nhiều người áp dụng. Tinh chất trong gel nha đam sẽ hỗ trợ giảm ngứa, làm dịu da và cải thiện tổn thương trên da do mụn nước.

Chỉ cần dùng 1 nhánh nha đam tươi đem đi rửa sạch, gọt vỏ và cạo lấy gel. Sau đó dùng gel lấy được thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Cần kiên trì áp dụng đều đặn cho đến khi mụn nước biến mất.

3. Các mẹo điều trị khác

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và áp dụng các mẹo tự nhiên thì bạn cũng có thể áp dụng các mẹo điều trị khác ngay tại nhà. Các lựa chọn khác có thể bao gồm:

  • Bôi kem dưỡng ẩm: Các thành phần trong kem dưỡng ẩm sẽ có tác dụng tốt trong việc cung cấp độ ẩm cho da, đồng thời hạn chế tình trạng khô rát và ngứa da. Có thể sử dụng các loại kem không kê đơn như Vaselin, Lubriderm, Benadryl, Alavert,… để điều trị mụn nước ở tay.
  • Dùng kem đánh răng: Chỉ cần vệ sinh dùng da cần điều trị bằng nước ấm rồi dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ để thoa 1 lớp mỏng nhẹ. Với cách này nên áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm ngứa và giúp mụn nước chóng khô hơn.
  • Chườm lạnh: Đây là cách đơn giản dễ thực hiện có thể giúp giảm ngứa, giảm đau do mụn nước gây ra. Trước tiên bạn cần chú ý vệ sinh da tay sạch sẽ sau đó dùng 2 – 3 viên đá lạnh bọc trong túi vải. Nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị nổi mụn nước trong khoảng 10 – 15 phút.
điều trị nổi mụn nước ở tay
Cần chú ý dưỡng ẩm cho da tay bằng các loại kem dưỡng lành tính

Khi nào cần thăm khám và điều trị y tế?

Đa phần các trường hợp nổi mụn nước ở tay đều có thể tự khỏi khi bạn có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, giải pháp tại nhà sẽ không thể đáp ứng.

Cần chú ý thăm khám bác sĩ sớm trong các trường hợp sau:

  • Nổi mụn nước ở tay đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, khó thở hay chóng mặt.
  • Tổn thương xung quanh mụn nước có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Tình trạng mụn nước tái phát nhiều lần, xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng cách dựa vào các triệu chứng ngoài da. Cùng với đó là chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để nhận diện nguyên nhân bệnh lý liên quan.

Các xét nghiệm có thể được dùng trong trường hợp này là:

  • Sinh thiết da: Tiến hành lấy một mẫu da nhỏ ở tay để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết da sẽ giúp loại bỏ một số nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay, điển hình như nhiễm nấm.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ tình trạng nổi mụn nước ở tay liên quan đến các tác nhân gây dị ứng.

Sau khi đã đưa ra chẩn đoán xác định thì bác sĩ sẽ áp dụng phương án điều trị tương thích với từng đối tượng người bệnh. Việc điều trị y tế chính trong trường hợp bị nổi mụn nước ở tay là sử dụng các loại thuốc uống và thuốc bôi kết hợp.

Các thuốc được ưu tiên sử dụng có thể bao gồm:

  • Corticosteroid: Các loại kem bôi da và thuốc mỡ có chứa Corticosteroid được cho là có thể điều trị hiệu quả khi các mụn nước xuất hiện ở vùng da tay. Cần chú ý thoa 1 lượng thuốc vừa đủ là tham khảo bác sĩ về cách băng vết thương sau đó để hỗ trơ thúc đẩy nhanh hơn quá trình chữa lành tổn thương trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Thường sẽ được bác sĩ chỉ định khi vùng da tay bị mụn nước có nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng. Kháng sinh hay thuốc chống nhiễm trùng sẽ đáp ứng tốt trong trường hợp này.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm thuốc này có thể được chỉ định thay thế trong trường hợp bạn không thể hay không muốn dùng Steroid. Cần chú ý đến nguy cơ nhiễm trùng và các tác dụng phụ khác có thể phát sinh.

Ngoài việc dùng thuốc thì trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định phương pháp quang trị liệu với tình trạng nổi mụn nước ở tay. Quang trị liệu sử dụng tia cực tím để điều trị khi các giải pháp khác không đem lại hiệu quả. Cách này có thể gây ra một số tổn thương hay làm tăng nguy cơ ung thư da nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngăn ngừa nổi mụn nước ở tay như thế nào?

Tình trạng nổi mụn nước ở tay do chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng nên việc phòng ngừa còn gặp nhiều khó khăn. Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn nước gây ngứa ở tay thì bạn cần đặc biệt chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như coban, niken hay các loại hóa chất độc hại từ nước rửa bát, xà phòng, chất tẩy rửa…
  • Sử dụng các loại xà bông dịu nhẹ để vệ sinh da tay, cần tránh các loại xà bông có tính kiềm cao nởi chứng thường gây khô da và dẫn tới việc nổi mụn nước.
  • Sử dụng nước ấm hay nước mát để rửa tay, vệ sinh hay tắm rửa. Dùng nước nóng thường xuyên có thể khiến cho da bị khô và tăng nguy cơ phát sinh mụn nước.
  • Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kim loại hay dung môi thì cần sử dụng găng tay và đồ bảo hộ lao động.
  • Nên tham khảo bác sĩ để lựa chọn các loại sản phẩm phù hợp, dưỡng ẩm thường xuyên cho da tay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung thêm rau củ quả tươi vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đồng thời hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn, chất kích thích hay thực phẩm dễ gây dị ứng.

Tình trạng nổi mụn nước ở tay gây ngứa là vấn đề dễ gặp phải mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bởi nó có thể liên quan đến các bệnh về da có thể phát sinh biến chứng nếu không can thiệp sớm. Khi các giải pháp tại nhà không thể đáp ứng hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC