Các thuốc trị viêm da tiết bã phổ biến dễ mua tại nhà thuốc

Cập nhật: 04/04/2024

Các thuốc trị viêm da tiết bã thường được bác sĩ kê đơn bao gồm nhiều loại như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau hay thuốc chống dị ứng… Chúng chủ yếu được bào chế dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da. Được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc dưới đây:

10 thuốc trị viêm da tiết bã phổ biến

Bệnh viêm da tiết bã thường gây tổn thương cho những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, chẳng hạn như đầu, hai bên má hay ria mép… Sự phát triển của bệnh có liên quan đến một loại nấm men mang tên Malassezia. Cùng với đó, sự rối loạn trong hoạt động của hệ miễn dịch cũng có thể thúc đẩy các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã bùng phát.

Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị viêm da tiết bã. Dưới đây là danh sách các thuốc chữa bệnh thông dụng và có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc:

1. Thuốc bôi trị viêm da tiết bã Hydrocortisone 1%

Giá bán tham khảo: Khoảng 25.000 VNĐ/tuýp 15g

Hydrocortisone 1% là một loại thuốc chữa bệnh da liễu được bào chế dưới dạng kem bô, lotion, dung dịch hay thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng tại chỗ đối với các bệnh nhân bị viêm da tiết bã, bao gồm các thành phần bào chế gồm cetomacrogol và chlorocresol.

Khi bôi lên da, thuốc hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của chất trung gian gây ra phản ứng viêm dưới da., giảm ngứa, chống sưng đỏ da. Hydrocortisone 1% có thể dùng được cho nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị viêm da tiết bã trên mặt hoặc những khu vực có vết thương hở, đang bị lở loét, nhiễm trùng. Trường hợp bị dị ứng với thành phần thuốc cũng nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc khác an toàn hơn.

 thuốc trị viêm da tiết bã Hydrocortisone
Hydrocortisone là một loại thuốc bôi có tác dụng chống viêm đỏ da, giảm ngứa được chỉ định phổ biến cho người bị viêm da tiết bã

Cách dùng thuốc:

Tùy thuộc vào dạng bào chế của thuốc và liều lượng sử dụng trong ngày có thể khác nhau:

  • Thuốc dạng kem bôi: Ngày dùng 2 – 3 lần
  • Lotion: Thoa ngày 2 – 4 lần
  • Thuốc mỡ hoặc dung dịch: Dùng 3 – 4 lần/ngày

**Lưu ý: Trước khi thoa kem, bạn cần làm sạch và lau khô vùng da bị bệnh để các hoạt chất trong thuốc Hydrocortisone 1% thẩm thấu nhanh vào sâu trong da và tối ưu hóa tác dụng trị bệnh.

2. Thuốc chữa viêm da tiết bã Desonide 0,05%

Giá bán tham khảo: Đang chờ cập nhật

Desonide 0,05% là loại thuốc trị viêm da tiết bã thuộc nhóm corticoid đang được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng thuốc Tây. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị viêm da nặng kèm theo các dấu hiệu khác như sưng đỏ, ngứa da, bong tróc da. Khi được sử dụng để điều trị tại chỗ, kem Desonide 0,05% còn giúp chống lại phản ứng dị ứng gây viêm da bằng cách điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch.

Với những tác dụng trên, thuốc Desonide 0,05% còn được chỉ định cho các mục đích khác như chữa bệnh chàm, điều trị viêm da cơ địa, chữa dị ứng da… Không sử dụng Desonide cho người có tiền sử bị dị ứng với thuốc, bệnh nhân đái tháo đường hoặc đang bị rối loạn đường huyết, người mắc hội chứng Cushing, nhiễm AIDS hoặc đang có vấn đề về tuần hoàn. Các trường hợp có cơ địa nhạy cảm như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ nhỏ cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng thuốc.

Trong quá trình sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân nên thận trọng với các tác dụng phụ như: Kích ứng, bỏng rát da, thay đổi màu sắc da, teo da, mờ mắt, giãn mao mạch, dày sừng nang lông,… Để bảo đảm an toàn, tránh lạm dụng Desonide 0,05% trong thời gian dài.

Cách dùng Desonide 0,05% trị viêm da tiết bã:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh da do bác sĩ kê đơn. Sau đó dùng khăn nhẹ nhàng lau khô lại.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi một lớp mỏng lên toàn bộ diện tích da bị bệnh
  • Sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần hoặc bôi theo tần suất được bác sĩ khuyến cáo trong đơn
  • Không bôi thuốc vào các vùng da lành

3. Thuốc Clorpheniramine trị viêm da tiết bã

Giá bán tham khảo: Khoảng 30.000 đồng/hộp 200 viên

Clorpheniramine là một trong những loại thuốc kháng histamin được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã. Thuốc có tác dụng giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, phù nề trên bề mặt da, đồng thời ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể.

thuốc chữa viêm da tiết bã Clorpheniramin
Clorpheniramin là thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã

Thuốc Chlorpheniramine được bào chế dưới các dạng gồm viên nén, viên nang hay viên nhai. Thuốc được sử dụng theo đường uống nên có tác dụng toàn thân. Khi được hấp thu tại ruột, hoạt chất trong thuốc sẽ phát huy tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của chất trung gian histamin, qua đó làm giảm phản ứng viêm và giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến viêm da tiết bã.

Chlorpheniramine có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ sau khi uống thuốc. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo nên uống thuốc vào buổi tối để không bị mất tập trung trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, loại thuốc này có thể mang đến một số tác dụng phụ khác như khô miệng, buồn nôn, táo bón, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng. Chống chỉ định thuốc cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã có tiền sử bị hen suyễn, tăng nhãn áp, có vấn đề về tim mạch, bị bệnh cường giáp, co giật.

 Liều dùng thuốc Chlorpheniramine 4mg:

  • Người lớn: Uống 1 viên/lần. Có thể lập lại liều tiếp theo sau khoảng 4 – 6 tiếng nhưng không nên uống quá 24mg/ngày.
  • Trẻ em: Mỗi lần uống 1 – 2 mg tùy theo độ tuổi của bé.

4. Thuốc điều trị viêm da tiết bã Ciclopirox Cream

Giá bán tham khảo: Khoảng 90.000 VNĐ/tuýp 15g

Ciclopirox Cream là loại kem được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị viêm da tiết bã. Kem có tác dụng ức chế nấm, tiêu diệt ký sinh trùng ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da tiết bã gây ra.

Một số trường hợp có thể bị dị ứng sau khi dùng thuốc Ciclopirox Cream. Trường hợp này, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu bất thường như ngứa da dữ dội, nổi mề đay, sưng miệng, khó thở… Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như ngứa da, khô da, rát nhẹ. Ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Chống chỉ định Ciclopirox Cream cho người có tiền sử bị dị ứng với thành phần của thuốc. Thận trọng thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, động kinh, co giật, suy giảm hệ miễn dịch.

Cách dùng thuốc:

  • Thoa thuốc lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 – 2 lần tùy theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Vệ sinh da sạch sẽ trước khi thoa thuốc
  • Để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên dùng tăm bông tiệt trùng để thoa thuốc một cách nhẹ nhàng. Trường hợp sử dụng tay, hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc có thể kéo dài trong 1 tháng hoặc lâu hơn tùy theo mức độ tổn thương trên da.

5. Thuốc bôi trị viêm da tiết bã Ketoconazole

Giá bán tham khảo: Khoảng 10.000 VNĐ/tuýp

Ketoconazole nằm trong nhóm các loại thuốc trị viêm da tiết bã dạng bôi, có tác dụng điều trị bệnh tại chỗ. Loại thuốc này có khả năng chống viêm, ức chế vi khuẩn, vi nấm, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc vảy ở những bệnh nhân bị viêm da tiết bã.

Thuốc bôi trị viêm da tiết bã Ketoconazole 
Thuốc Ketoconazole giúp ức chế vi khuẩn và nấm gây bệnh viêm da tiết bã

Thuốc Ketoconazole thường được chỉ định cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Các đối tượng bị nhiễm nấm ngoài da, hắc lào hay viêm da cơ địa cũng thường được bác sĩ chỉ định loại thuốc này. Không dùng Ketoconazole cho người quá mẫn với thành phần của thuốc. Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ nên thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Ketoconazole trị viêm da tiết bã bao gồm: Ngứa và kích ứng da tại chỗ, khô da, đỏ da, đau rát, rụng tóc… Ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải hiện tượng lạ sau khi bôi thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng:

  • Thoa thuốc trực tiếp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần sau khi đã vệ sinh vùng da này sạch sẽ
  • Chỉ thoa một lớp mỏng lên da. Không bôi quá dày khiến da dễ bị kích ứng, bít tắc lỗ chân lông

6. Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin

Bao gồm một số loại thông dụng như:

  •  Cefazolin
  • Cephalexin,
  • Cefaclor
  • Cefprozil
  • Cefuroxim, …

Cephalosporin là nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, chống nhiễm trùng bằng cách ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các đối tượng bị nhiễm khuẩn hoặc khu vực bị viêm da tiết bã có biểu hiện bội nhiễm.

Tùy theo loại thuốc được sử dụng mà người bệnh có thể gặp một trong các tác dụng phụ như: Rối loạn đông máu, buồn nôn, tiêu chảy, nấm âm đạo, viêm thận kẽ, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, nấm miệng… Điều quan trọng là bạn cần dùng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp phản ứng phụ có hại khi điều trị viêm da tiết bã bằng các thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin.

7. Thuốc trị viêm da tiết bã Fucidin

Giá bán tham khảo: 81.000 – 85.000 VNĐ/tuýp 15g

Fucidin là thuốc bôi chữa viêm da tiết bã được bào chế từ các thành phần chính gồm Axit fusidic phối hợp với Hydrocortisone acetate. Thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, sưng đỏ trên bề mặt da, đồng thời xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Thuốc trị viêm da tiết bã Fucidin
Thuốc Fucidin được sử dụng để bôi ngoài da nhằm mục đích chống nhiễm trùng, giảm sưng phù ở khu vực bị viêm da tiết bã

Thuốc Fucidin chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp bị viêm da tiết bã ở mặt. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng chữa viêm da dị ứng, chàm da và một số căn bệnh da liễu khác.

Chống chỉ định Fucidin để điều trị viêm da tiết bã trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc, các trường hợp bị viêm da quanh cằm hoặc miệng, người đang bị nổi mụn trứng cá hoặc bị giang mai, thủy đậu, lở môi… Trong quá trình điều trị, nếu bạn gặp bất cứ tác dụng nào của thuốc, chẳng hạn như mỏng da, nổi phát ban, đau rát da, viêm nang lông, rạn da, khô da, khó thở, sưng mặt, cổ, họng,… thì hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay.

Cách dùng thuốc:

  • Liều dùng thông thường được khuyến nghị là 2 lần/ngày
  • Thuốc được sử dụng bằng cách bôi ngoài da, không được uống
  • Khi thoa thuốc, bạn nên nhẹ nhàng mát xa vài phút để thuốc thẩm thấu hoàn toàn vào trong da
  • Thời gian điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc Fucidin không nên vượt quá 2 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

8. Thuốc kháng sinh Penicillin

Penicillin là một nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn bằng cách tác động lên peptidoglycans nhằm phá vỡ các tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sinh trưởng của chúng.

Tương tự như các loại thuốc trị viêm da tiết bã khác, thuốc kháng sinh Penicillin có thể mang lại một số tác dụng phụ như tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, buồn nôn, đau nhức đầu, nổi mề đay, mẩn ngứa, chóng mặt, ngất xỉu, viêm âm đạo, đau khớp, lo lắng, vàng mắt, vàng da… Thận trọng khi dùng thuốc cho người có vấn đề về chảy máu, phụ nữ đang cho con bú, người mắc bệnh thận hoặc xơ nang hoặc các trường hợp đang được điều trị bằng thuốc Methotrexate.

Một số thuốc kháng sinh nhóm Penicillin thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã:

  •  Piperacillin
  • Ticarcillin
  • Carbenicillin

Liều dùng điều trị bệnh tùy thuộc vào đối tượng và loại thuốc được chỉ định. Hãy nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để được tham vấn liều lượng phù hợp.

9. Thuốc kháng viêm

Các thuốc kháng viêm cũng được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã. Nhóm thuốc này thường được chỉ định đi kèm với các thuốc khác khi da có biểu hiện sưng đỏ nghiêm trọng.

thuốc điều trị viêm da tiết bã Ibuprofen
Thuốc kháng viêm Ibuprofen thường được bác sĩ kê đơn cho người bị viêm da tiết bã

Bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc kháng viêm non-steroid như Ibuprofen, Meloxicam hay Diclofenac. Trong trường hợp các thuốc này không mang lại hiệu quả như mong đợi thì có thể thay thế bằng các thuốc steroid có tác dụng kháng viêm mạnh hơn.

Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng viêm cho người có vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, đau thượng vị dạ dày… Các trường hợp bị suy giảm chức năng hoạt động của gan, thận cũng không nên dùng nhóm thuốc này.

10. Thuốc Paracetamol

Giá bán tham khảo: Khoảng 32.500 VNĐ/hộp 5 vỉ x 10 viên nén 500mg

Đôi khi, thuốc Paracetamol có thể được chỉ định để làm giảm cảm giác đau rát khó chịu trên da do da bị bong tróc hoặc sưng phù do ảnh hưởng của bệnh viêm da tiết bã. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ sốt cho bệnh nhân bị bội nhiễm.

Thuốc Paracetamol được bào chế dưới nhiều hình thức như viên nén, gel, dung dịch, siro, viên đặt hậu môn… Loại thuốc này có thể gây hại cho dạ dày và làm suy giảm chức năng gạn thận nếu lạm dụng quá mức. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi thật sự cần thiết.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống 1 viên uống sau mỗi 4-6 tiếng
  • Trẻ em: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm da tiết bã

  • Các loại thuốc trị viêm da tiết bã trong Tây y đều ẩn chứa một số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống bừa bãi. Khi có dấu hiệu bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
  • Uống thuốc đúng liều, đủ liệu trình và tái khám khi hết thuốc. Vấn đề này cần được đặc biệt lưu ý đối với bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Ngoài thuốc tây, bệnh nhân có thể dùng thuốc Đông y, thuốc dân gian hay các bài thuốc nam trị viêm da tiết bã để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Bổ sung thêm viên uống cung cấp vitamin A giúp điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn và kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm da tiết bã tốt hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tắm rửa thường xuyên với xà phòng dịu nhẹ để ngăn ngừa bội nhiễm da.
  • Uống nhiều nước, tăng lượng rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn để thanh lọc da và bổ sung thêm các dưỡng chất cho tổn thương trên da nhanh chóng được chữa lành.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC