Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Cách Trị, Phòng Ngừa

Cập nhật: 28/03/2024

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp khiến các vị phụ huynh lo lắng và không biết giải quyết như thế nào. Tình trạng này nếu không được giải quyết kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng khác. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn bệnh lý này và biết cách chăm sóc trẻ khi con mắc bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Hiểu một cách đơn giản, trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày đi ngược lại thực quản và có thể trào ra ngoài, qua mũi, miệng. Trẻ nhỏ ở những tháng đầu khi vừa sinh ra dễ gặp trường hợp này.

Lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, dạ dày chưa co bóp hiệu quả thức ăn, sữa mẹ nên hay bị trào ngược lên thực quản và có thể bị nôn ra ngoài.

Tuy nhiên các mẹ có thể bớt lo lắng vì chỉ cần chăm sóc đầy đủ và chú ý trong việc cho bé ăn thì tình trạng này sẽ chấm dứt.

Vậy trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nguy hiểm không? – Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày cần xử lý ngay, thay đổi chế độ chăm sóc.

Nếu không, để lâu bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

  • Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bé ăn uống khó khăn hơn. Đồng thời khi thức ăn đã xuống dạ dày lại bị trào ngược dạ dày, cơ thắt mở ra là cơ hội để vi sinh vật gậy bệnh tấn công vào hệ tiêu hóa, dạ dày và đường ruột của trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Trào ngược thực quản  có thể khiến bạn trẻ bị ho khan, thở khỏ khè. Đó là do axit dạ dày theo thức ăn trào ra ngoài khiến cổ họng bị dày lên làm bé bị khó để điều chỉnh hô hấp và hơi thở của mình. Với những bé bị trào ngược nặng còn có thể là nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn.
  • Biến chứng đến tai – mũi – họng: Tai – mũi – họng là những bộ phận liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp. Vì thế khi một bộ phận bị ảnh hưởng kéo theo những cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.
trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-tre-em-4
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sẽ gây nguy hiểm nếu bé không được chăm sóc điều trị kịp thời

Nguyên nhân, triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Những bé mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ khó ăn và bú sữa hơn những bé không mắc hoặc ở mức độ nhẹ. Vậy nguyên nhân nào khiến bé lại gặp phải tình trạng này.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em do sinh lý

Với nguyên nhân sinh lý đó có thể là do hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển và ổn định. Cơ thắt thực quản đóng và mở không đúng quy trình dẫn đến thức ăn bị trào ngược ra ngoài.

Ngoài ra là trẻ nhỏ nên bé chủ yếu uống sữa, thức ăn lỏng có thể dễ dàng đi qua khe hở của cơ vòng trào ra ngoài. Bên cạnh đó tư thế nằm bú của trẻ tạo điều kiện cho sữa vừa đi vào ngay lập tức trào ra ngoài.

Triệu trứng trào ngược dạ dày do sinh lý:

  • Trẻ ói mỗi lần cho bé bú sữa mẹ hay bú bình.
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, giấc ngủ không đều, hay thức vào ban đêm.
  • Bé còn có thể bị ho khan, ho khò khè khi ngủ.

Trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý

Với nguyên nhân trào ngược dạ dày do bệnh lý thì nguy hiểm hơn bởi vì đây là bé bị mắc bệnh bẩm sinh do thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, bệnh về tim, não,…

Khi mắc bệnh, cơ thắt của thực quản và dạ dày không hoạt động hoặc hoạt động yếu, khiến thức ăn đi vào lại trào ngược ra ngoài.

Triệu chứng của bé bị trào ngược do bệnh lý:

  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc liên tục, bé nôn nhiều, ăn gì là nôn ra hết cả đường mũi và miệng.
  • Bé bị ợ hơi, ợ nóng, đau ở phần xương ức, hay đau bụng.
  • Ở những trẻ từ 2 tuổi trở lên mà còn đau xương khớp, thiếu cân, còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, có thể là tình trạng bệnh lý.
 

Chuẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ như thế nào?

Khi trẻ có dấu hiệu của trào dược dạ dày là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì bạn cũng nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và chuẩn đoán.

Bác sĩ sẽ tiến hành yêu cầu một số xét nghiệm nhất định cho bé để mang đến kết quả chính xác nhất.

  • Nội soi: Các bác sĩ sẽ tiến hành nội cho bé để quan sát, thực quản, dạ dày có hiện tượng gì hay không.
  • Chụp X – quang phần ngực: Thủ thuật sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng trào axit dạ dày lên thực quản hay khí quản để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Chụp X – quang sử dụng chất cản quang: Bác sĩ cho bé uống chất cản quang và chụp X-quang phần cơ trên của hệ tiêu hóa.
  • Kiểm tra nồng độ pH: Bước kiểm tả này sẽ giúp bác sĩ biết được dấu hiệu và nguyên nhân của tình trạng trào ngược dạ dày của bé.

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ, bạn không thể sử dụng thuốc như người lớn mà chỉ có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ sống, dinh dưỡng và cách chăm sóc cho thật tốt.

Từ đó từng triệu chứng trào ngược của bé sẽ được cải thiện cũng như tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm theo thời gian.

  • Cho bé ăn thành nhiều bữa khác nhau trong ngày, không ăn tập trung mà mỗi lần để bé ăn một ít.
  • Sau khi cho bé bú không cho bé nằm luôn mà để bé ở tư thế đứng khoảng 20 phút.
  • Căn chỉnh thời gian cho bé trước khi đến giờ đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
  • Điều chỉnh tư thế cho bé bú một góc 30 độ so với mặt đất.
  • Ngay cả khi ngủ cũng nên cho bé gối đầu cao hơn, không nằm trực tiếp xuống giường có thể tạo điều kiện cho thức ăn trào ra ngoài.
  • Cho bé mặc quần áo thoải mái nhất, không sử dụng đồ quá chật có thể ảnh hưởng tới khoang bụng đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Môi trường trong phòng ở nhiệt độ phù hợp nhất, để tránh bé bị ho.
  • Sử dụng núm vú vừa kích cỡ tránh loại quá to khiến khi bé ngập có khoảng không khí tràn vào miệng khiến bé bị sặc.
  • Không cho bé sử dụng những loại thực phẩm có gas, những thức ăn lạ, đồ ăn nhanh (với bé lớn). Thực phẩm này có thể kích thích dạ dày và trào ngược lên thực quản.

Nếu việc thay đổi chế độ chăm sóc và dinh dưỡng này không mang lại hiệu quả cao cho bé. Bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa bệnh.

Lúc này bác sĩ sẽ chuẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với thể trạng của bé.

Bác sĩ sẽ tùy từng tình trạng và diễn biến bệnh để cho bé sử dụng một số loại thuốc bổ sung sắt, canxi, thuốc giảm tiết dịch axit dạ dày,…

Với những bé bị nặng gây biến chứng như viêm loét dạ dày, thực quản, viêm phổi có thể phải sử dụng kháng sinh hoặc phẫu thuật.

Cách phòng ngừa trẻ em trào ngược dạ dày thực quản

Thực tế, các mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa để ngăn chặn bệnh trào ngược thực quản ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó những biện pháp dưới đây để giảm tình trạng bệnh cũng như không cho chúng có có cơ hội phát triển nặng hơn.

  • Vào những năm tháng đầu đời, các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến trẻ, chế độ dinh dưỡng cách chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các mẹ cần cho bé ăn uống hợp lý, tốt nhất là nên dùng sữa mẹ, bạn có thể cho bé bú trực tiếp hoặc vắt vào bình để sử dụng.
  • Các mẹ nên chú ý đến quần áo cho bé mặc thật thoải mái, ngoài ra hạn chế và ngăn chặn những tác động từ bên ngoài có thể khiến bé bị ho khan, đặc biệt là khi bé đang ăn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống chia thành nhiều bữa trong ngày, ăn trước khi đến giờ đi ngủ từ 1 – 2 tiếng để bé có thể tiêu háo thức ăn trong dạ dày.
  • Với những bé còn nhỏ, bạn có thể bế bé nhiều hơn thay vì nằm để dạ dày ở tư thế đứng thẳng phòng ngừa và giảm dần tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống cũng như tư thế bú của trẻ.

Trên là một số thông tin về trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em bạn nên biết. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách chăm sóc và điều trị cho bé thật tốt.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC