Trẻ bị ho khàn tiếng: Nguyên nhân và cách xử lý

Cập nhật: 10/04/2024

Trẻ bị ho khàn tiếng hầu hết đều là do ảnh hưởng bởi thời tiết và có thể tự khỏi sau đó. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra do bệnh lý thì mẹ không được chủ quan trong điều trị, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh cũng như cách xử lý đúng cách khi trẻ bị ho khàn tiếng.

Trẻ bị ho khàn tiếng là hiện tượng thường gặp và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe
Trẻ bị ho khàn tiếng là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho khàn tiếng

Ho khàn tiếng là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề. Mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé để có thể sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho khàn tiếng bạn có thể tham khảo:

  • Giọng nói của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là âm thanh thô và trầm khàn hơn, đôi khi cố nói nhưng không phát ra tiếng.
  • Bé không có khả năng nói nốt cao khi bị khàn tiếng, tình trạng này mất dần khi bệnh thuyên giảm.
  • Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài có thể gây mất giọng nói, đau rát cổ họng khi giao tiếp.
  • Nhịp thở của bé không đều và hơi nhanh, hô hấp vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.
  • Xuất hiện đờm đặc khi ho ở những trẻ khởi phát bệnh do cảm lạnh và có dấu hiệu sốt về đêm.

Khi trẻ bị ho khàn tiếng, các triệu chứng ở trên thường chỉ diễn ra kéo dài từ 1 – 3 ngày và sau đó giảm dần. Nếu bệnh diễn ra kéo dài mà không thuyên giảm, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Nguyên nhân gây ho khàn tiếng ở trẻ

Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm và có sức đề cảm yếu nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp. Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi hơn và mẹ cũng có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ. Dưới đây là các nguyên nhân gây ho khàn tiếng ở trẻ thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Bệnh lý về đường hô hấp: Ho khàn tiếng rất có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Thường gặp nhất là viêm phế quản, hen suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm amidan, viêm xoang,…
  • Lối sống sinh hoạt: Trẻ cười nói quá to hoặc vui chơi quá sức ở những nơi có điều kiện thời tiết không đảm bảo sẽ rất dễ bị ho khàn tiếng.
Môi trường sống và vui chơi của trẻ không đảm bảo là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh
Môi trường sống và vui chơi của trẻ không đảm bảo là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh
  • Sức đề kháng yếu: Ở những trẻ có sức đề kháng yếu kém, sau khi ngủ một đêm tại phòng lạnh hoặc quên đắp chăn cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.
  • Nguyên nhân khác: Trẻ bị ho khàn tiếng cũng có thể xảy ra do di truyền (giọng to bẩm sinh nhưng đề kháng yếu), khóc nhiều, tác dụng phụ của việc dùng máy trợ thở hoặc trợ ăn trước đó,…

Các cách xử lý khi trẻ bị ho khàn tiếng

Khi trẻ có dấu hiệu ho khàn tiếng, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ở những trường hợp trẻ bị ho khàn tiếng do tác động từ môi trường và thói quen sinh hoạt, bệnh sẽ tự khỏi chỉ sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách.Nhưng nếu tình trạng này xảy ra do bệnh lý thì bắt buộc phải đưa bé đi điều trị chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây mẹ cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị chuyên khoa:

  • Da tím tái mỗi khi lên cơn ho
  • Trẻ hô hấp khó khăn
  • Ho khàn tiếng kèm theo nôn mửa
  • Chảy nước giải và khó nuốt nước bọt
  • Xuất hiện dị vật bên trong cổ họng
  • Trẻ bị mất sức và mệt mỏi
  • Sốt cao, chán ăn, bỏ bú
Khi trẻ bị sốt cao cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được can thiệp đúng cách
Khi trẻ bị sốt cao cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được can thiệp đúng cách

Cách điều trị trẻ bị ho khàn tiếng tại nhà

Để cải thiện triệu chứng ho khàn tiếng ở trẻ, mẹ có thể sử dụng các mẹo lành tính được lưu truyền trong dân gian như cho trẻ uống mật ong chanh, ngậm hẹ hấp mật ong,… Đây là cách trị bệnh có độ an toàn cao và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì thế mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng tại nhà để trị bệnh cho trẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Mật ong và chanh: Ở cách trị bệnh này bạn cần chuẩn bị 1/3 quả chanh tươi và 1 thìa canh mật ong nguyên chất. Chanh đem thái thành lát mỏng rồi cho vào bát sạch, đổ mật ong vào rồi trộn đều lên. Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy khoảng 2 tiếng rồi cho bé ngậm và nuốt.

+ Mật ong và lá hẹ: Lấy 3 lá hẹ tươi rửa sạch bụi bẩn bám quanh rồi vớt ra để cho ráo. Thái nhỏ lá hẹ, cho vào bát rồi trộn đều với mật ong. Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ là được. Đợi nguội bớt thì cho trẻ ngậm, sau 5 phút thì bảo trẻ nuốt. Cho trẻ sử dụng 3 lần/ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

+Vỏ cam nướng: Vỏ cam đem rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó cho vào lò vi sóng hoặc nướng trên bếp than cho cháy xém là dược. Dùng dao gọt bỏ phần bị cháy xém, thái nhỏ vỏ cam rồi cho bé nhai và nuốt. Ngoài ra bạn cũng có thể pha trà vỏ cam nướng cho bé uống. Thực hiện cách trị bệnh này từ 2 – 3 lần/ngày, sau vài ngày sẽ thấy tình trạng bệnh dần thuyên giảm.

+ Gừng tươi: Mẹ có thể dùng gừng tươi để hãm nước sôi cho bé uống, đây cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị ho khàn tiếng ở trẻ em khá hiệu quả. Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Mật ong là dược liệu có khả năng cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp khá tốt, mẹ có thể tận dụng để chữa bệnh cho trẻ
Mật ong là dược liệu có khả năng cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp khá tốt, mẹ có thể tận dụng để chữa bệnh cho trẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho khản tiếng

Chăm sóc trẻ đúng cách có vai trò rất quan trọng đến việc cải thiện tình trạng ho khàn tiếng ở trẻ. Cách này có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho khàn tiếng mẹ cần nắm rõ:

  • Khi trẻ bị bệnh mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường giúp cơ thể có thời gian để phục hồi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đưa bé đi tắm hơi giúp thư giãn đường hô hấp.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể trẻ khi đi ngủ, đặc biệt là vùng ngực và cổ. Nên hạn chế cho bé nằm điều hòa quá lâu và không nên để quạt gần bé.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa,… Luôn giữ cho không gian sinh hoạt của trẻ sạch sẽ và thoáng khí.
  • Trong ăn uống, mẹ nên chia ba bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày cho bé sử dụng. Không nên cho bé ăn quá trễ, bữa tối phải cách thời gian đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
  • Cho bé sử dụng thuốc trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý kê đơn mua thuốc về cho bé dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé thông qua việc ăn uống giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng để cổ họng như đồ ăn cay, đồ ăn chiên xào, nước uống có gas,…
  • Đối với trẻ đang dùng sữa mẹ thì cho bé bú nhiều hơn, đồng thời mẹ cũng nên tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung vitamin cho nguồn sữa. Nếu trẻ đang ăn dặm nên tham khảo ý kiến chuyên gia về thực đơn phù hợp.
Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng
Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng

Trên đây là tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh ho khàn tiếng ở trẻ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC