Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm và những điều mẹ cần biết

Cập nhật: 27/04/2024 Theo dõi trên goole news

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm là vấn đề mà phụ huynh không nên chủ quan vì có thể tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cần nhanh chóng điều trị. Đặc biệt bé có thể bị gặp tình trạng hô hấp khó khăn do chất đờm nhầy ứ đọng, từ đó gây ra những biến chứng trầm trọng trực tiếp cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm do đâu?

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài môi trường ho hệ miễn dịch còn non nớt, do đó triệu chứng ho thường xảy ra khá phổ biến. Trên thực tế, ho vốn là một phản xạ có ích để loại bỏ các dị nguyên ra khỏi hệ hô hấp, tuy nhiên ho có đờm là lại dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp đang bị nhiễm trùng và cần được cải thiện sớm.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm thường liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hầu họng cần sớm được giải quyết

Khi ho có đờm, trong cổ họng bé thường có chứa các chất nhầy đặc chặn tại cổ họng khiến bé có cảm giác ứ nghẹn, ăn uống mất ngon. Trong chất nhầy này có chứa các tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân xấu, đồng thời cũng có thể có các dị nguyên, bụi bẩn bám dính tại đây. Ngoài ra bé cũng có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc nhiều.Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm

  • Cảm lạnh: hầu hết nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ nhỏ đều liên quan đến nguyên nhân này. Ho hệ miễn dịch còn yếu nên khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến bé chưa kịp thích nghi gây cảm lạnh. Ngoài ra bé mắc mưa, ngồi trong phòng điều hòa quá lạnh cũng là lý do gây cảm lạnh.
  • Viêm xoang ở trẻ em: họng và xoang là hai cơ quan nằm kề cận nhau, viêm xoang làm ứ đọng các dịch nhầy và chảy xuống họng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị nhiễm trùng họng, vừa bị ho có đờm, vừa bị sổ mũi khó thở.
  • Dị ứng: phấn hoa, lông chó mèo hay bụi bẩn nơi phòng ngủ đều có thể là tác nhân khiến bé bị dị ứng, kích thích cổ họng ho nhiều, hệ hô hấp tăng tiết dịch nhờn để loại bỏ các dị nguyên từ đó làm tắc nghẽn hệ hô hấp và gây ho có đờm.
  • Trào ngược dạ dày: trẻ sơ sinh thường dễ bị trào ngược dạ dày do cơ thể chưa phát triển đầy đủ, mẹ cho bé nằm ngay sau khi bú khiến thức ăn có thể đẩy ngược lên dễ dàng. Acid có thể bị đẩy ngược lên trên khiến bé bị ợ hơi, ợ nóng lâu ngày làm nhiễm trùng cổ họng do thức ăn cũng bị đẩy lên trên và gây ho, ho có đờm.
  • Hen suyễn: đây cũng là bệnh lý rất dễ gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng là ho, ho có đờm đặc biệt về đêm. Dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở khiến bé thở khò khè, mặt đỏ lên do không đủ không khí.
  • Một số bệnh khác: ho gà, viêm phổi, có dị vật trong đường thở, thậm chí là những bệnh lý nguy hiểm như phình động mạch chủ, suy tim, viêm màng phổi, hẹp van 2 lá.. cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Phụ huynh cần đảm bảo biết rõ nguyên nhân gây bệnh để nhanh chóng có hướng kiểm soát và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm có nguy hiểm không?

Bất cứ tình trạng sức khỏe nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Bé bị ho có đờm thường không ngủ được và cũng chưa thể nói nên chỉ có thể phản ứng bằng cách khóc. Nhất là về đêm, nhiệt độ hanh khô hơn, khi nằm các dịch đờm ứ đọng tại mũi họng khiến bé vô cùng khó thở, do đó lại càng quấy khóc nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm
Tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh nếu kèo dài kèm nhiều triệu chứng bất thường cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được giải quyết

Không chỉ ho và quấy khóc, bé còn có xu hướng bỏ bú. Chỉ sau vài ngày ho và bỏ bú, bé trông sọp đi hẳn khiến phụ huynh rất lo lắng. Bên cạnh đó ho có đờm nếu liên quan đến hen suyễn hoặc kèm các triệu chứng ngạt mũi khiến bé khó khăn trong việc lấy không khí, đôi khi còn gây ngưng thở khi ngủ.Dù với bất cứu nguyên nhân nào, tình trạng ho có đờm cũng gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất nếu thấy các triệu chứng không giảm sau 1- 3 ngày dù có hướng chăm sóc đúng, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.Hoặc đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau đây

  • Trẻ ho có đờm nặng và kéo dài trên 3- 5 ngày liên tục
  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ
  • Trẻ quấy khóc nhiều, người tím tái do thiếu không khí
  • Kèm theo các triệu chứng nôn ói liên tục, chất nôn có dạng dịch xanh hoặc vàng
  • Sụt cân nhanh.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm có nên uống thuốc không?

Rất nhiều phụ huynh có thói quen tự cho bé uống thuốc, thường là kháng sinh khi thấy con có các triệu chứng sốt cao, ho nhiều. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm, thậm chí có thể tự gây nguy hiểm cho con ngược lại nếu không dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm
Phụ huynh chú ý tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ

Ví dụ nếu nguyên nhân gây ho có đờm có liên quan đến virus thì việc dùng kháng sinh không đem lại hiệu quả mà ngược lại còn gây hại thêm cho bé. Đồng thời do các cơ quan gan, thận trên trẻ sơ sinh còn rất yếu nên thường rất hạn chế dùng thuốc. Thường chỉ khi nào các biện pháp chăm sóc không có tác dụng thì bác sĩ mới hướng tới việc dùng thuốc.Đặc biệt phụ huynh cần chú ý không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào. Trong trường hợp thấy bé sốt cao, phụ huynh có thể thử dùng các biện pháp như chườm lạnh, dùng miếng dán hạ sốt thay vì dùng ngay thuốc cho bé. Việc dùng thuốc chỉ nên áp dụng khi có dấu hiệu sốt trên 38.5 độ để tránh  những biến chứng nguy hiểm hơn.Do đó nếu tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm chưa quá trầm trọng, có thể kiểm soát được thì phụ huynh tuyệt đối không dùng thuốc cho con.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm điều trị thế nào cho an toàn?

Thực tế nếu chỉ là triệu chứng ho có đờm thông thường do dị ứng hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết thì việc điều trị thường không quá khó khăn. Phụ huynh nên tham khảo các cách sau đây để giảm nhẹ các triệu chứng tạm thời trước khi đưa bé đến bệnh viện hay dùng thuốc với nhiều tác dụng phụ.

Tăng cữ bú cho bé

Với nhóm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần đảm bảo cho bé dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ vừa giúp làm loãng dịch đờm nhầy vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết để phục hồi năng lượng cho bé. Nếu trẻ không muốn bú phụ huynh cũng không nên ép bé bú nhiều lần vì sẽ khiến bé có cảm giác sợ, thay vào đó có thể chia thành nhiều lần bú sẽ giúp bé thoải mái hơn.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm
Tăng cữ bú với mẹ chính là biện pháp để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Chú ý sau khi bú không nên để bé nằm ngay vì dễ bị trào ngược dạ dày. Mẹ có thể bế bé nhẹ nhàng trong khoảng 20- 30 phút, nhất là khi bé bú no. Ngoài ra mẹ cũng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết để đưa đến con thông qua sữa mẹ, tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ ăn thiếu khoa học vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa.

Kê cao đầu bé khi ngủ

Nhiều phụ huynh thường sợ đầu, cổ bé còn yếu nên ít cho bé nằm gối, tuy nhiên điều này không hẳn đúng. Nâng cao đầu bé khi ngủ một chút sẽ vừa giải quyết được tình trạng nghẹt mũi, vừa hạn chế được tình trạng trào ngược đáng kể.Phụ huynh có thể sử dụng những loại gối dành cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để đảm bảo an toàn. Nếu không có sẵn gối mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm gấp vào để kê cao đầu hơn cũng rất hiệu quả.

Tắm cho bé bằng nước ấm

Tất nhiên việc tắm cho trẻ bằng nước ấm là điều không cần phải bàn cãi, nhưng chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh phụ huynh nên cẩn trọng hơn. Hãy rút ngắn thời gian tắm tối đa cho trẻ, chú ý tắm nơi kín gió để tránh bé bị nhiễm lạnh. Tốt hơn là nên tắm trước 4h khi vẫn còn nắng ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe trẻ sơ sinh.Khi tắm phụ huynh có thể cho thêm vào giọt tinh dầu tràm để giữ ấm. Sau khi tắm và lau khô người phụ huynh cũng có thể bôi vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, cổ, bàn tay, ngực để làm ấm cơ thê nhanh hơn. Nhưng chỉ nên bôi một lượng thật mỏng và nên thử phản ứng của bé trước vì làn da của bé còn rất mỏng manh và nhạy cảm.

Loại bỏ đờm nhầy trong mũi họng

Cảm giác tắc nghẽn tại mũi họng khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu, do đó mới quấy khóc nhiều. Vì vậy phụ huynh cần nhanh chóng vải quyết tình trạng này để bé cảm thấy thoải mái hơn. Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, loại bỏ đờm nhầy từ đó cũng nhạn chế được tình trạng cách dịch nhầy chảy xuống làm nhiễm trùng họng, nhất là khi có liên quan tới viêm xoang.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm
Loại bỏ dịch đờm tại mũi, họng giúp đường thở thông thoáng, từ đó nhanh chóng giảm các triệu chứng quấy khóc của bé

Với việc vệ sinh họng cho bé có phần khó khăn hơn do bé chưa thể tự súc miệng, trong khi đó việc xông hơi nếu không cẩn thận lại có thể làm bỏng hay tổn thương làn da nhạy cảm của con. Thay vào đó mẹ có thể dùng cách vỗ rung long đờm để loại bỏ đờm nhầy trước, sau đó dùng một chiếc khăn sạch, cuốn vào ngón tay rồi nhẹ nhàng đưa vào trong để vệ sinh. Việc này sẽ khiến bé cảm thấy hơi buồn nôn, nôn nhưng đồng thời cũng nhanh chóng loại bỏ đờm ra ngoài.

Tạo độ ẩm cho phòng ngủ

Không khí hanh khô hay có nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị ho. Do đó tạo độ ẩm cho căn phòng, đặc biệt là nơi bé nghỉ ngơi sẽ hạn chế được tình trạng này cũng như bảo vệ hệ hô hấp của bé khỏe mạnh hơn.Mẹ chỉ cần đặt trong phòng ngủ của bé một máy tạo độ ẩm hay máy lọc không khí đều giúp ích rất nhiều cho hệ hô hấp của con. Chú ý có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm để phòng thơm hơn, vừa chống muối vừa lọc không khí tốt hơn.Chú ý không nên bật điều hòa quá thấp trong phòng vì sẽ vừa khiến không khí khô hơn vừa tăng nguy cơ viêm phổi. Nhiệt độ trong phòng nghỉ cũng không nên chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ bên ngoài.

Một số chú ý khi trong điều trị và phòng tránh ho có đờm ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Như đã nói, trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị bệnh do sức đề kháng còn rất yếu. Vì vậy phụ huynh cần cực kỳ quan tâm và luôn đề cao tinh thần phòng bệnh mỗi ngày. Do đó phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau đây

  • Tuyệt đối không dùng mật ong để trị ho cho trẻ dưới 1 tháng tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc cao
  • Không nên dùng các bài thuốc dân gian nào khác cho trẻ dưới tháng 1 tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa thể làm việc tốt để tiêu hóa các chất lạ ngoài sữa mẹ
  • Mỗi gia đình có con nhỏ nên chuẩn bị một lọ tinh dầu tràm hoặc những dạng tinh dầu thiên nhiên có tính ấm nóng khác. Tinh dầu này vừa có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, vừa giúp giữ ấm cơ thể, chống muỗi và rất ít gây kích ứng
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ thông qua sữa mẹ, vì vậy mẹ cũng cần rất chú ý đến vấn đề ăn uống, ít nhất là trong 6 tháng đầu để cung cấp những nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ nhỏ
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi ra ngoài, nên quàng khăn kín và bôi tinh dầu vào lòng bàn chân, khăn quàng cổ cho bé. Tốt nhất với trẻ dưới 1 tháng tuổi nên hạn chế cho bé ra ngoài hay đi xa quá nhiều
  • Tắm nắng trong khoảng 6-9h sáng tùy từng mua sẽ cải thiện rất nhiều cho hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ bé phát triển chiều cao tốt hơn. Chú ý vẫn nên mặc quần áo mỏng nhẹ cho bé.
  • Theo dõi sức khỏe của bé và nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có đờm là vấn đề phụ huynh không được chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt. Đừng quên đưa bé đi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe cũng như sớm phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn khác.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC