Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi và cách chữa trị an toàn

Cập nhật: 10/04/2024

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi khiến bé mệt mỏi, mất ngủ, quấy khóc liên tục và có thể sụt cân thấy rõ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đều liên quan đến một số bệnh lý hô hấp hoặc có thể do thay đổi thời tiết thất thường khiến bé không kịp thích nghi. Tuy nhiên dù là do lý do nào phụ huynh cũng cần sớm có phương pháp chữa trị an toàn và nhanh chóng nhất cho bé.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi do đâu?

Ho có đờm và sổ mũi là các triệu chứng khá phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, do hiện miễn dịch còn suy yếu nên tình trạng này cũng thường diễn ra đồng thời có mức độ trầm trọng cũng cao hơn không kém. Đồng thời tình trạng ho kéo dài cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động của rất nhiều các cơ quan khác nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi thường do rất nhiều nguyên nhân nhưng đều cần sớm được điều trị

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi chủ yếu có liên quan đến sự tấn công của các dị nguyên vào hệ thống hô hấp khiến cơ thể bé tự động ho và tăng tiết dịch nhầy để chống lại các tác nhân này. Ngoài ra sự thay đổi thời tiết bất thường, trẻ bị dị ứng hay mắc một số bệnh lý ho hấp cũng là tác nhân gây ra tình trạng này.Cụ thể những yếu tố chính khiến trẻ vừa ho có đờm vừa sổ mũi bao gồm

  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là các đợt chuyển lạnh, nhiệt độ hạ bất thường khiến bé không kịp thích nghi và dễ mắc bệnh. Lúc này phế quản và phổi của bé nhạy cảm hơn bình thường, cùng với sự non nớt của hệ miễn dịch khiến các virus, vi khuẩn có điều kiện tấn công và gây đau họng, sổ mũi kéo dài.
  • Bé mắc một số bệnh ở đường hô hấp trên: ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy bé mắc một số bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm phổi… Phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan với những bệnh lý này mà cần nhanh chóng có hướng khắc phục sớm.
  • Bé dị ứng: lông chó mèo, khói bụi, phấn hoa đều có thể là tác nhân dị ứng khiến trẻ vừa bị ho vừa sổ mũi khó chịu. Đặc biệt trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên là đối tượng rất dễ gặp các triệu chứng này
  • Ăn uống: Các triệu chứng ho có đờm kèm sổ mũi thường xuất hiện ở nhóm trẻ trên 6 tháng tuổi, đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Do đó tình trạng ho và sổ mũi của bé có thể liên quan đến yếu tố này, có thể là do bé ăn các đồ ăn lạnh, hay dị ứng với các thực phẩm đó..
  • Một số nguyên nhân khác: trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, mẹ xông hơi bằng than củi trong gian đoạn ở cữ,..

Phát hiện sớm và chính xác những tác nhân gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị và phòng tránh các triệu chứng này trở lại hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi có nguy hiểm không?

Triệu chứng chung kèm theo tình trạng ho có đờm và sổ mũi là bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều, bỏ ăn và có thể sốt. Do đó bé cũng bị xuống cân và gầy rọc đi thấy rõ. Khi ngủ, dịch đờm nhầy ứ đọng tại mũi, họng còn khiến bé vô cùng khó chịu. Bé mất ngủ vài ngày khiến cơ thể xanh xa thiếu sức sống, không cảm thấy muốn vui chơi như mọi khi. Điều này cũng làm phụ huynh mệt mỏi không kém do phải thức chăm sóc và dỗ bé ngủ.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi thường quấy khóc liên tục và sa sút sức khỏe, tinh thần nhanh chóng

Không chỉ gây ra các vấn đề về mặt tinh thần, tình trạng này nếu kéo dài còn có thể gây ra các vấn đề về thể chất. Đặc biệt nếu bệnh liên quan đến những bệnh lý như hen phế quản, viêm phổi hay trào ngược dạ dày thì càng có mức độ trầm trọng cao hơn. Ho kéo dài cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng này.Phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau

  • Trẻ sốt cao trên 38.5 độ không dứt hoặc hạ sốt rồi lại sốt trở lại liên tục
  • Ho dai dẳng
  • Trẻ khó thở, thở khò khè, có dấu hiệu đau tức ngực
  • Dịch mũi dày đặc, có dạng màu xanh hay vàng
  • Đau tai hay nổi hạch sau tai, hạch dưới cằm
  • Ho có đờm nhầy kèm máu
  • Ho liên tục dai dẳng khiến da bị đổi màu

Nói chung, dù tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi chưa phải vấn đề nguy hiểm nhanh chóng tới sức khỏe nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về tinh thần, khiến chất lượng cuộc sống của bé suy giảm. Vì vậy phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ.

Hướng điều trị cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi

Một vấn đề cần chú ý khi điều trị bất cứ bệnh lý nào ở trẻ sơ sinh chính là cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Bởi các cơ quan như gan, thận của bé chưa được phát triển toàn diện nên những loại thuốc này chưa được hấp thụ tuyệt đối, dễ tích tụ lại các độc tố dư thừa. Ngoài ra việc dùng thuốc cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ không tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.Tốt nhất phụ huynh nên ưu tiên điều trị bằng các phương pháp không cần dùng thuốc. Thường với tình trạng ho có đờm và sổ mũi không quá trầm trọng thì chỉ sau vài ngày chăm sóc tốt các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên nếu các dấu hiệu này vẫn trầm trọng hơn phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để kịp chẩn đoán và điều trị.

Cho bé bú nhiều hơn

Uống nhiều nước là biện pháp cần thiết cho những người bình thường khi bị ho, ho có đờm. Nước sẽ làm loãng dịch đờm, cải thiện tình trạng khô học đồng thời cũng tăng tốc độ bài tiết để loại bỏ các chất độc ra bên ngoài. Tuy nhiên với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa nên uống nước thì bú mẹ nhiều hơn sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi
Bú mẹ nhiều hơn vừa giúp cấp nước làm loãng đờm vừa giúp bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp dưỡng chất chính để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhất. Vì thế mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống lúc này để bổ sung thêm cho bé những chất quan trọng qua nguồn sữa. Mẹ nên chia nhỏ thành nhiều cữ bú để bé vừa bú nhiều hơn vừa không cảm thấy khó chịu khi bú.Với những trẻ trên 6 tháng tuồi phụ huynh vẫn có thể cho bé bú mẹ xen kẽ uống nước ấm để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Vệ sinh mũi, họng với nước muối sinh lý

Nước muối có tính sát trùng sát khuẩn khá tốt nên có thể ức chế loại bỏ các vi khuẩn trong mũi, họng, làm loãng dịch đờm và loại bỏ chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Với trẻ sơ sinh chưa thể hướng dẫn bé tự súc họng, thay vào đó phụ huynh nên làm sạch mũi cho bé. Khi mũi được thông thoáng cũng hạn chế tình trạng chảy dịch xuống niêm mạc họng, giúp bé dễ thở hơn và các triệu chứng cũng nhanh chóng giảm sau đó.Mẹ có thể dùng các dụng cụ rửa mũi để vừa dễ làm vừa đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu không có dụng cụ này mẹ có thể nhỏ một giọt vào mũi trẻ, để trong vài phút rồi dùng tăm bông nhẹ nhàng vệ sinh bên trong. Các chất nhầy và dị nguyên bên trong cũng theo đó ra ngoài giúp đường thở thông thoáng dễ chịu trông thấy.

Sử dụng những loại tinh dầu

Các tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà hay dầu dừa, dầu oliu nhìn chung đều có tính sát khuẩn tốt, có thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở hệ hô hấp. Bạn có thể cho tinh dầu tràm vào nước tắm sẽ vừa làm sạch vừa giữ ấm cho cơ thể để tránh bị các tác nhân khác tấn công khi hệ miễn dịch đang suy yếu.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi
Mẹ có thể dùng tinh dầu cho bé hít để thông đường thở hoặc bôi dưới chân giúp giữ ấm và giảm ho

Thường người ta hay dùng các bài thuốc xông hơi với các tình dầu để loại bỏ đờm nhầy nhanh chóng hơn. Tuy nhiên xông hơi có thể làm tổn đến da mặt mỏng manh của trẻ nên không nên sử dụng. Thay vào đó phụ huynh nên đổ một ít tinh dầu ra khăn sữa cho bé rồi để gần mũi cho bé hít cũng giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.Để hiệu quả hơn bạn cũng có thể bôi một ít dầu oliu vào mũi để sát khuẩn và đẩy dịch nhầy ra ngoài hiệu quả hơn. Phụ huynh cũng có thể cho tinh dầu và máy xông hơi hay phun sương để lọc không khí, cấp ẩm cho phòng tốt hơn.Với tình trạng ho, mẹ nên bôi một ít tinh dầu tràm hay dầu khuynh diệp ở gan bàn chân, massage nhẹ nhàng rồi đeo tất cho bé trước khi ngủ sẽ thấy các triệu chứng giảm đáng kể vào ngày hôm sau. Nếu có kiến thức về kinh huyệt có thể kết hợp với bấm huyệt dũng tuyền nhưng nếu không hiểu rõ về lĩnh vực này mẹ chỉ cần chú ý massage tại lòng bàn chân.

Chườm ấm tại tai

Chườm ấm tại tai sẽ giúp các dây thần kinh tại đây được giãn nở,máu huyết lưu thông ổn định nhờ đó giúp mũi nhanh chóng thông thoáng dễ chịu hơn. Mẹ chỉ cần bôi một ít tinh dầu nóng ra phía sau tai cho con là có thể giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng.

Sử dụng một số thảo dược trị ho có đờm cho trẻ nhỏ

Lưu ý với các bài thuốc này phụ huynh nên sử dụng nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, sử dụng với một lượng vừa đủ, các thảo dược cần thái thật nhỏ để bé ăn không bị nghẹn. Chú ý tuyệt đối không dùng các bài thuốc có mật ong cho trẻ sơ sinh vì rất dễ gây ngộ độc. Thay mật ong bằng đường phèn sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh.Một số bài thuốc đơn giản mẹ có thể tham khảo thực hiện gồm

  • Tắc chưng đường phèn: Dùng 1 – 2 quả tắc rửa sạch, ngâm nước muối và thái miếng thật nhỏ. Choi thêm đường phèn vào rồi đem đi hấp cách thủy trong 15 phút. Nên dằm nát tắc rồi cho bé dùng cả phần cái lẫn nước.
  • Dùng lá húng chanh: Mẹ có thể giã nát lá húng chanh đã được rửa sạch, sau đó hòa với nước ấm để các tinh chất tan ra hết rồi đem cho bé uống. Hoặc cũng có thể thái nhỏ húng chanh rồi đem hấp với đường phèn như trên để đem lại tác dụng tốt nhất.

Vỗ lưng giảm ho cho trẻ nhỏ

Vô lưng đúng cách có thể làm long đờm, giảm ho, cải thiện lưu thông máu tại hệ thống hô hấp từ đó giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên mẹ cần chú ý phải thực hiện đúng cách mới thực sự đem lại các kết quả tốt và đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Phụ huynh cũng có thể tham khảo và nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ để có thể đảm bảo thực hiện đúng cách tại nhà.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi
Vỗ lưng long đờm sẽ giúp đường thở thông thoáng nhanh chóng nhưng cần dùng đúng cách

Cách thực hiện như sau

  • Bước 1: Phụ huynh đặt bé nằm nghiêng trên giường, có thể đặt thêm một chiếc khăn bên miệng để dễ dàng dọn dẹp sau khi đờm long ra ngoài, không cần kê gối đầu. Để đờm long dễ dàng hơn, mẹ có thể dùng 1 chiếc khăn bông mềm gấp lại rồi đem kê dưới mông trẻ, sao cho mông với đầu bé tạo thành một góc khoảng 15 độ.
  • Bước 2: Mẹ sử dụng 1 tay để giữ vai bé, khuỷu tay còn lại đặt lên hông bé để nhẹ nhàng giữ tư thế nằm của trẻ, tay còn lại đặt ra sau lưng bé
  • Bước 3: Khum bàn tay đặt phía sau lưng lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng trẻ, đoạn hướng từ phổi về cổ chú ý không nên xòe cả bàn tay ra và vô vào lưng bé vì sẽ tạo ra lực vừa mạnh, vừa gây đâu.
  • Bước 5: Thực hiện liên tục từ 3- 5 phút, nên dùng lực cổ tay để vỗ nhẹ nhàng, khi đó bạn có thể cảm thấy lồng ngực của bé đang rung chuyển theo tiếng vỗ. Khi khum bàn tay đúng cách bạn có thể tạo thành tiếng “bộp bộp” theo từng nhịp.
  • Bước 6: Sau 3- 4, bẹ bế bé lên tay ở tự thế an toàn rồi nhẹ nhàng day  ngón tay vào cổ bé sẽ ho kèm theo bật nôn đờm ra ngoài.

Sau khi đờm long ra ngoài bé có thể bị ho và khó chịu ngay lúc đó nên quấy khóc nhẹ, nhưng sau đó đường thở được thông thoáng, bé không còn triệu chứng sổ mũi nôn ói nên cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Mẹ có thể tránh thủ thời điểm này để vệ inh mũi họng cho bé để làm thông thoáng đường thở nhanh chóng, từ đó nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi thường vô cùng mệt mỏi và quấy khóc nhiều khiến bé mất sức và làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Do đó phụ huynh cần đảm bảo có thể cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn kết hợp với bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhất.Cụ thể phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau

  • Cố gắng để bé ngủ nhiều hơn, nhất là về đêm để không bị mất năng lượng
  • Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp hạn chế tình trạng ho và nghẹt mũi khó thở đáng kể
  • Cho bé bú nhiều hơn
  • Nên vệ sinh mũi họng trước khi đi ngủ để làm thông thoáng đường thở và giúp bé dễ chịu hơn
  • Kiểm soát thân nhiệt của bé để đề phòng nguy cơ sốt, dùng thuốc hạ sốt ngay khi có nhiệt độ trên 38,5 độ
  • Với nhóm trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, phụ huynh nên ưu tiên cho bé ăn những món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Ưu tiên bổ sung nhiều rau củ, trái cây giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa dể tăng cường hệ miễn dịch
  • Giữ ấm cơ thể cho bé, thoa tinh dầu và đi tất chân cho bé
  • Hạn chế cho bé tắm quá muộn. Tốt nhất nên tắm trước 4h chiều, trong phòng kín và tránh gió tối đa
  • Hạn chế cho bé đi ra ngoài, đặc biệt khi trời tối. Nếu cần thiết phải đi cần đảm bảo các biện pháp giữ ấm an toàn.
  • Mẹ cũng cần chú ý tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để đưa các năng lượng qua sữa mẹ

Dùng thuốc Tây y

Hầu hết tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi có thể hết sau 3-5 ngày nếu mẹ có hướng chăm sóc tốt. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài dai dẳng không hết, bé ho đến nỗi đỏ mặt, đỏ người, không thở được kèm theo sút cân nhiều phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị an toàn.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi
Phụ huynh chỉ nên cho bé dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn

Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh hay một số thuốc kháng viêm giảm ho để nhanh chóng làm giảm triệu chứng cho bé. Thường bác sĩ sẽ ưu tiên những loại thuốc có chiết xuất tự nhiên như các loại cốm hay siro giảm ho để hạn chế tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm khác xuất hiện.Với trẻ sơ sinh, việc dùng thuốc chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không còn đem lại kết quả tốt. Vì thế trừ trường hợp thân nhiệt bé cao bất thường và chưa thể đến bệnh viện ngay được phụ huynh mới nên dùng thuốc hạ sốt tại nhà, còn tất cả mọi loại thuốc dùng cho trẻ sơ sinh cần luôn đảm bảo có chỉ định của bác sĩ.

Phòng tránh trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi

Để phòng tránh tối đa nguy cơ trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau

  • Đảm bảo cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, không nên cai sữa cho bé quá sớm. Trong giai đoạn này, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của con. Ngoài ra mẹ cũng cần hạn chế việc sử dụng các loại thuốc Tây y vì đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con.
  • Đảm bảo cho bé được tiêm phòng đầy đủ theo đúng quy định của bộ y tế
  • Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài, nên đeo khẩu trang, mặc đồ ấm đầy đủ. Nếu đưa bé ra ngoài nên bôi một chút tinh dầu vào lòng bàn chân, cổ, lưng để giữ ấm cho cơ thể
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác
  • Nên sử dụng máy phun sương hay máy làm ẩm không khí để lọc không khí, đồng thời vào những thời điểm hanh khô sẽ giúp hạn chế nguy cơ kích ứng cổ họng làm bé ho
  • Chăm sóc trẻ cẩn thận nhất là vào các thời điểm giao mùa
  • Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, giặt giũ chăn màn thường xuyên, tránh để động vật ngủ nơi bé hay trồng cây có hoa gần nơi phòng ngủ
  • Vệ sinh tai, mũi, họng cho bé hằng ngày
  • Nếu trong gia đình có người hút thuốc cần loại bỏ sớm hoặc giữ bé tránh xa khói thuốc càng sớm càng tốt
  • Cho bé tắm nắng trong 6- 9h sáng mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn trí não.
  • Kiểm soát tốt sức khỏe và nhanh chóng đưa bé đi khám nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm sổ mũi dù là triệu chứng thường gặp nhưng phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần nhanh chóng cải thiện sớm. Cho bé tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC