Trị ho cho bà bầu: Các mẹo an toàn và những lưu ý cần biết

Cập nhật: 10/04/2024

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị ho do sức đề kháng yếu. Việc trị ho cho bà bầu không đúng cách có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của em bé trong bụng. Chính vì vậy, việc làm sao để giảm ho khi mang thai an toàn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.

Bà bầu bị ho nguyên nhân do đâu?

Khi mang thai, khả năng miễn dịch của phụ nữ thường yếu hơn bình thường khiến chị em dễ mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm mũi xoang, viêm amidan. Triệu chứng ho ở bà bầu có thể ở mức độ nhẹ đến nặng, ho khan từng cơn, ho có đờm hay ho dai dẳng kéo dài.Đôi khi, bà bầu bị ho còn kèm theo các dấu hiệu khác như đau họng, rát họng, nuốt vướng, chán ăn, khó thở, thở khò khè… Tình trạng này có thể kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, thậm chí còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Trị ho cho bà bầu
Bà bầu thường bị ho do nhiễm khuẩn hay do nhiều nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây ho khi mang thai bao gồm:

  • Thời tiết khô hanh, cơ thể bị mất nước khiến cho niêm mạc họng bị khô, kích ứng và dẫn đến ho
  • Bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, chẳng hạn như mạt bụi, lông thú cưng, phấn hoa, chất tạo mùi có trong hóa mỹ phẩm. Chúng kích thích hệ miễn dịch của bà bầu hoạt động quá mức và giải phóng nhiều histamin, từ đó dẫn đến ngứa họng, ho, đau họng.
  • Đường hô hấp bị nhiễm trùng vi khuẩn, virus hay nấm
  • Thay đổi thời tiết, khí hậu chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại
  • Bị trào ngược axit dạ dày thực quản. Axit dư thừa khi bị đẩy lên trên cổ họng có thể khiến niêm mạc họng bị ăn mòn, tổn thương, viêm đau và làm bà bầu bị ho.
  • Sức đề kháng suy giảm khiến cho các tác nhân gây bệnh tấn công vào đường hô hấp dẫn đến nhiễm trùng, ho.
  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá gây co thắt phế quản và kích ứng niêm mạc họng
  • Mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… Những bệnh lý này đều có thể khiến phụ nữ mang thai bị ho kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu.
  • Các yếu tố thuận lợi khác: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, chế độ ăn uống không đầy đủ, uống nhiều nước đá, thời tiết lạnh, căng thẳng quá mức…

Cách trị ho cho bà bầu an toàn

Bà bầu bị ho có thể được điều trị bằng những phương pháp dưới đây.

1. Chữa ho cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

Sử dụng các mẹo trị ho tự nhiên từ dân gian là một giải pháp an toàn cho bà bầu. Chúng thích hợp cho chị em bị ho nhẹ và nên áp dụng ngay khi mới có dấu hiệu ho để nhanh thấy được hiệu quả tốt.– Lê chưng đường phèn trị ho cho bà bầu:Quả lê có vị ngọt thanh, tính mát, giúp làm tan đờm, kích thích sản sinh tân dịch, nhuận phế và giảm nhẹ cơn ho. Loại trái cây này thường được đem chưng với đường phèn để trị ho cho mọi đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Bài thuốc này thích hợp cho bà bầu bị ho có đờm hay các đối tượng bị ho khan, ho gió.Bên cạnh tác dụng giảm ho, lê còn cung cấp nhiều nước, đường, chất xơ cùng nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Nó giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm mệt mỏi và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1 quả lê, 6 quả táo tàu đỏ, 2 lát gừng tươi, 2 thìa đường phèn
  • Lê gọt vỏ, cắt 1 đầu và khoét rỗng ruột cho gần sát vỏ. Lấy thịt lê xay nhuyễn
  • Gừng thái sợi nhỏ. Táo tàu rửa cho sạch bụi
  • Bỏ lê xay, táo tàu, gừng cùng với đường phèn vào lại trong quả lê. Hấp cách thủy khoảng 20 phút cho đường tan hoàn toàn và hòa quyện cùng các nguyên liệu còn lại
  • Chia ăn vào buổi sáng, chiều, tối. Dùng cả nước lẫn cái khi còn ấm để xoa dịu kích ứng trong cổ họng, giảm ho.

– Chanh đào ngâm mật ong và đường phèn trị ho cho bà bầuChanh đào thường được thu hoạch vào tháng 8 – tháng 9 âm lịch. Tương tự như các loại trái cây có múi khác, loại quả này đặc biệt giàu vitamim C có tác dụng sát khuẩn, giảm ho, làm nhanh lành tổn thương trong đường hô hấp và giúp mẹ bầu có sức đề kháng tốt hơn.Trong khi đó, mật ong cũng giúp diệt khuẩn, làm dịu cổ họng và bồi bổ sức khỏe. Dân gian thường ngâm chanh đào với mật ong và đường phèn để trị ho cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Trị ho cho bà bầu bằng chanh đào ngâm mật ong
Chanh đào ngâm mật ong giúp trị ho, tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 kg chanh đào chín, 1 lít mật ong, 800g đường phèn, hũ thủy tinh có dung tích khoảng 3 lít, nan tre.
  • Rửa sạch chanh. Dùng khăn lau từng trái cho hết nước hoặc để khô tự nhiên. Dùng một con dao sắc thái chanh thành những khoanh tròn mỏng, giữ nguyên cả hạt.
  • Đảo chanh chung với đường phèn cho đều. Sau đó mới bỏ vào hũ rồi đổ thêm mật ong vào
  • Dùng nan tre gài trên mặt để giữ cho mật ong luôn ngập mặt chanh, giúp chanh không bị hư hỏng.
  • Đậy kín nắp hũ lại, để nơi mát mẻ khoảng 1 tháng có thể dùng được
  • Trường hợp bà bầu bị ho có thể lấy nước chanh đào ngâm mật ong uống 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần uống 2 muỗng.

– Bài thuốc trị ho cho bà bầu từ lá hẹLá hẹ giàu allicin và một số hoạt chất kháng viêm tự nhiên. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc đường hô hấp, qua đó giảm ho cho bà bầu.Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, 3 thìa đường phèn
  • Trước tiên đem lá hẹ rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút
  • Sau khi vớt ra cho ráo nước, thì cắt nhỏ lá hẹ, bỏ vào chén sành
  • Đường phèn giã nhuyễn rồi rắc lên trên chén lá hẹ
  • Bỏ chén vào nồi hấp cách thủy 20 phút
  • Để nguội bớt, chắt nước uống mỗi lần 2 thìa

– Mẹo giảm ho cho bà bầu bằng gừngGừng chứa nhiều hoạt chất quý có đặc tính giảm đau, chống viêm nhiễm trong đường hô hấp. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp giữ ấm cổ họng, giảm ho, kích thích lưu thông máu và cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp bà bầu cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.Để trị ho khi mang thai, chị em có thể dùng gừng theo những cách sau:

  • Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng tươi rửa sạch, bằm nhuyễn, bỏ vào ly nước sôi. Đậy kín miệng ly lại trong 15 phút. Sau đó vớt bỏ bã, thêm vào một ít mật ong, quậy đều. Chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Cách 2: Gừng tươi thái lát mỏng, ngâm với mật ong. Khi bị ho, bà bầu chỉ cần lấy 1 lát gừng ngậm trong miệng, sau đó nhai nuốt cả bã.
  • Cách 3: Dùng 1 củ gừng bằm nhuyễn, đem nấu với 700ml nước trong 10 phút. Để nước nguội bớt, ngâm chân khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. Trong quá trình ngâm, bà bầu nên mát xa chân, day ấn huyệt dũng tuyền để giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm.

Những mẹo trị ho cho bà bầu ở trên thường được áp dụng theo đường truyền miệng. Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

2. Uống thuốc trị ho khi mang thai

Khi các phương pháp tự nhiên không thể giúp kiểm soát cơn ho, bà bầu nên tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.Tùy theo nguyên nhân gây ho và triệu chứng gặp phải, bà bầu có thể được chỉ định các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho, thuốc long đờm,…

bà bầu bị ho uống thuốc gì
Bà bầu bị ho cần cân nhắc kỹ lợi hại trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào

Việc sử dụng thuốc tây trị ho cho bà bầu cần đảm bảo tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết
  • Lựa chọn các loại thuốc có thể dùng được trong thai kỳ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
  • Dùng thuốc trị ho khi mang thai theo đơn bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về uống.
  • Tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định
  • Trong quá trình điều trị cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Những lưu ý cần biết khi trị ho cho bà bầu

Song song với việc trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ, bà bầu cần điều chỉnh lối sống và có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để mau lành bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho phụ nữ mang thai bị ho.

  • Kê cao gối khi nằm ngủ: Nằm ngủ với gối cao đầu có thể giúp chống trào ngược dạ dày thực quản và ngăn chặn không cho đờm nhầy từ trong phế nang đi lên cổ họng. Điều này có thể giúp tránh được kích thích trong cổ họng, qua đó giảm ho và giúp bà bầu dễ thở hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: Không khí khô hanh có thể khiến niêm mạc họng bị khô rát và gây ho, đau rát cổ họng nghiêm trọng hơn. Bà bầu nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ để giữ ẩm cho cổ họng, hạn chế sản xuất đờm nhầy trong đường hô hấp.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa hay giặt giũ chăn màn, vỏ gối có thể giúp bà bầu giảm ho do dị ứng.
  • Uống nhiều nước ấm: Đây cũng là một cách tự nhiên để xoa dịu cơn ho cho bà bầu, giúp làm loãng đờm, giảm bớt cảm giác vướng víu trong cổ họng. Bà bầu bị ho nên chú ý uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày. Tránh để cổ họng bị khô hoặc khi khát mới uống.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: Bao gồm bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật hay hóa chất… Đây là những yếu tố dị nguyên có thể khiến cho bà bầu bị dị ứng dẫn đến ho.
  • Đeo khẩu trang: Đây là một giải pháp đơn giản để bảo vệ đường hô hấp khi ra ngoài đường hoặc đến những nơi có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm ho cho bà bầu.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bà bầu nên thường xuyên đánh răng, ít nhất là 2 lần mỗi ngày sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cho bà bầu.
  • Súc họng bằng nước muối: Thói quen này có thể giúp làm sạch cổ họng, sát khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan. Đây cũng chính là cách trị ho cho bà bầu an toàn tại nhà đang được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Mỗi lần thực hiện, chị em chỉ cần lấy 1/2 thìa muối đem pha với 250ml nước ấm để súc họng liên tục 3 – 4 lần. Sau cùng, hãy súc miệng lại với nước thường cho sạch.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC