Viêm amidan tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm amidan gây khó thở

Viêm amidan gây khó thở – Người bệnh cần đi khám ngay

Bà bầu bị viêm amidan: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Viêm amidan nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không?

Viêm amidan sốt mấy ngày

Viêm amidan sốt mấy ngày? Cách nhận biết sốt do viêm amidan

Viêm VA và viêm amidan khác nhau ra sao? Bệnh nào nguy hiểm?

Viêm amidan mủ ở người lớn: Nguy hiểm chớ xem thường

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm amidan hốc mủ có chữa được không? Bằng cách nào?

Viêm Amidan Uống Thuốc Gì? Các Loại Thuốc Trị Viêm Amidan Phổ Biến

Viêm Amidan: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

4.9/5 - (8 bình chọn)

Viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự xâm nhập quá mức của các vi khuẩn hay virus có hại. Căn bệnh này nếu không có những giải pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả thì khả năng cao bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ một số thông tin cơ bản của căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa.

Nắm rõ một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh viêm amidan sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trở nặng
Nắm rõ một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh viêm amidan sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trở nặng

Viêm amidan là gì?

Amidan là một bộ phận trong khoang miệng bao gồm 2 tổ chức chính là lympho và bạch huyết. Vị trí của amidan là nằm phía sau hầu họng. Và đây cũng chính là nơi giao nhau của đường hô hấp và ăn uống. Amidan đảm nhận khá nhiều vai trò khác nhau, nhất là trong việc bảo vệ đường hô hấp thông qua việc ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm,…) đồng thời còn có thể tiết ra các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tiếp nhận một lượng lớn các vi khuẩn, virus thì amidan không thể xử lý kịp thời, lâu ngày sẽ khiến chức năng của cơ quan này bị suy yếu, từ đó gây viêm amidan.

Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp khác phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bộ phận amidan do sự xâm nhập quá mức của các tác nhân gây bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, mọi đối tượng, mọi lứa tuổi trong cộng đồng đều có khả năng mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh tình nếu không sớm điều trị thì có khả năng cao bệnh diễn tiến phức tạp và phát sinh thêm những biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tổ chức amidan do sự tấn công quá mức của vi khuẩn, virus hay nấm
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tổ chức amidan do sự tấn công quá mức của vi khuẩn, virus hay nấm

Nguyên nhân gây viêm amidan

Như vừa được đề cập, nguyên nhân chính gây viêm amidan là do sự xâm nhập quá mức của các vi khuẩn, virus hay nấm. Nhiều nhất là virus cúm, virus Herpes simplex, virus Parainfluenza, Adenovirus, Enteroviruses, virus Epstein – Barr, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Vì cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe và hốc nện đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân xâm nhập và gây bệnh.

Trải qua hơn nhiều năm trời nỗ lực tìm mọi cách chữa khỏi viêm amidan mãn cho con, chị Tô Thị Thanh Thủy đã tìm ra giải pháp giúp con loại bỏ bệnh thành công mà không cần phẫu thuật.

Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan, tiêu biểu như:

  • Người có tiền sử mắc bệnh đường hô hấp như: ho gà, sởi,,…;
  • Tuổi tác (bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu kém,…);
  • Người thường xuyên mắc các bệnh hô hấp;
  • Môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm, nhiều khói bụi;
  • Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, khói thuốc lá;
  • Vệ sinh khoang miệng và họng kém, thực hiện không đúng cách hoặc lười vệ sinh;
  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến đường hô hấp bị suy yếu;
  • Thường xuyên dùng các thức ăn hay đồ uống không đảm bảo vệ sinh hoặc có thói quen dùng nhiều đồ lạnh,…
Tiếp xúc thường xuyên với môi trường có nhiều khói thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm amidan
Tiếp xúc thường xuyên với môi trường có nhiều khói thuốc lá cũng làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm amidan

Triệu chứng thường gặp của viêm amidan

Bệnh viêm amidan được chuyên gia chia thành 2 dạng chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Tùy vào mỗi dạng cụ thể sẽ có những triệu chứng lâm sàng và mức độ nguy hiểm khác nhau.

Triệu chứng của viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính thường gặp nhiều ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 5 với các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác rét và sốt từ 38 đến 39 độ C;
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, ăn không ngon miệng;
  • Khó nuốt thức ăn, nuốt nước bọt có cảm giác đau;
  • Nước tiểu đổi màu, thậm chí chuyển đỏ;
  • Có cảm giác khô rát hoặc nóng cổ họng, ngay tại vị trí của amidan;
  • Đau cổ họng, đau nhói lên tai và cơn đau gia tăng khi nuốt, ho;
  • Khó thở, thở khò khè, ngáy to khi ngủ;
  • Môi khô, lưỡi trắng hoặc vàng nhạt.
Có cảm giác khô rát, nóng họng, khó nuốt nước bót là triệu chứng thường gặp của viêm amidan cấp
Có cảm giác khô rát, nóng họng, khó nuốt nước bót là triệu chứng thường gặp của viêm amidan cấp

Triệu chứng của viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần trong năm hoặc là kết quả của viêm amidan cấp tính không sớm điều trị từ sớm và triệt để. Bệnh thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Hay sốt vặt kéo dài;
  • Thể trạng yếu ớt, hay ốm vặt, sốt khi về chiều;
  • Thường xuyên có cảm giác vướng và rát cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt, thi thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết dịch;
  • Hơi thở có mùi hôi do mủ được tiết từ trong hốc của amidan;
  • Ho khan nhiều vào buổi sáng sớm;
  • Khàn tiếng, giọng nói mất trong;
  • Thở khò khè, ngủ ngáy to;
  • Một số trường hợp amidan sẽ sưng to, làm chẹn họng và gây ra hiện tượng khó thở.
Hơi thở có mùi hôi do mủ được tiết từ trong hốc của amidan
Hơi thở có mùi hôi do mủ được tiết từ trong hốc của amidan

Viêm amidan có lây không? – Giải đáp

Nguyên nhân chính gây viêm amidan là do vi khuẩn, virus nên căn bệnh này hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi thì các mầm bệnh sẽ theo chất dịch nhầy lẫn trong không khí. Nếu người lành tiếp xúc phải thì có khả năng mắc bệnh cao.

Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa, ngoài thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, người bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với những đối tượng đang mắc bệnh hô hấp, đặc biệt là người mắc bệnh viêm amidan.

Viêm amidan có nguy hiểm không? Có gây biến chứng không?

Thông thường các trường hợp bị viêm amidan sẽ tự khỏi và ít gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, hay tái phát nhiều hoặc phương pháp điều trị không phù hợp thì có khả năng cao chúng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường gặp như:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm sưng tấy hay áp xe amidan là biến chứng thường gặp ngay tại vị trí amidan. Hiện tượng này thường gặp ở trường hợp bị viêm amidan cấp nhưng không được điều trị từ sớm hoặc điều trị đúng phương pháp đã khiến cho amidan tái phát nhiều lần, từ đó tình trạng viêm nhiễm lan rộng;
  • Biến chứng kế cận: Vì tai mũi họng là ba cơ quan có quan hệ mật thiết với nhau nên một bộ phận bị tổn thương vì bộ phận còn lại cũng bị ảnh hưởng theo. Do đó, khi viêm amidan không sớm khắc phục thì có thể kéo theo viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm tấy hạch dưới hàm, áp xe thành họng,… khởi phát;
  • Biến chứng toàn thân: Các tác nhân gây bệnh viêm amidan không chỉ tác động đến tai mũi họng mà còn lan rộng sang các bộ phận khác trong cơ thể, từ đó khởi phát thêm nhiều bệnh lý khác. Thường gặp nhất là viêm cầu thận, thấp khớp, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp, viêm nội mạc tim, nhiễm khuẩn huyết,… Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa,… Ngoài ra, ở một số trường hợp khác, người bệnh còn có nguy cơ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ, nhiều nhất là trẻ nhỏ.
Người bệnh còn có nguy cơ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu tình trạng viêm nhiễm amidan diễn tiến nặng
Người bệnh còn có nguy cơ gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu tình trạng viêm nhiễm amidan diễn tiến nặng

Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn tác động đến cả sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh nên sớm điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Bởi vì lúc này bệnh dễ điều trị, tiết kiệm chi phí và hạn chế gia tăng nguy cơ gặp biến chứng.

Viêm amidan được chẩn đoán như thế nào?

Để nắm rõ hơn các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh gặp phải trong những khoảng thời gian gần nhất, bác sĩ sẽ tra hỏi bệnh nhân với những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Song, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khoang miệng và vị trí của amidan để đánh giá tình trạng viêm nhiễm.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm một số bài xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và đánh giá chỉ số bạch cầu. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả cuối cùng và phương pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng lâm sàng cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có khả năng khởi phát.

Bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng viêm nhiễm ở amidan, từ đó đưa ra một số chỉ định để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng viêm nhiễm ở amidan, từ đó đưa ra một số chỉ định để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh

Phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả

Đối với các trường hợp viêm amidan vừa khởi phát, người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, việc vệ sinh răng miệng, lối sinh hoạt là có thể khắc phục bệnh. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nhiễm trùng ở mức độ trung bình hoặc nặng thì người bệnh cần có những phương pháp điều trị tích cực để loại bỏ nhanh các triệu chứng và nâng cao thể trạng.

1. Điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây y

Điều trị viêm amidan bằng thuốc là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân bởi sự tiện ích và công dụng nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường chỉ định trong các trường hợp amidan bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn. Nhóm thuốc kháng sinh thường chỉ định chủ yếu là Penicillin. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc Penicillin thì bác sĩ có thể chỉ định dùng Azithromycin, Fluoroquinolones để thay thế. Tuy nhiên, thuốc chỉ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian ngắn từ 7 – 10 ngày;
  • Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc được chỉ định bệnh nhân sử dụng trong trường hợp amidan sưng quá to làm cản trở đường hô hấp. Vì thuốc này dễ gây ra tác dụng phụ nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng;
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Có tác dụng hạ thân nhiệt cơ thể khi bị sốt cao, đau nhức nhiều do viêm amidan gây ra. Thuốc giảm đau hạ sốt thường được bác sĩ chỉ định là Acetaminophen. Trong trường hợp hạch bạch huyết sưng to, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau có tác dụng kháng viêm như Diclofenac, Ibuprofen,…;
  • Viên ngậm thảo dược: Có tác dụng giảm đau họng, giảm ho. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như cam thảo, bạc hà, gừng, tía tô,…
Dùng thuốc trị viêm amidan theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc trị viêm amidan theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Trong quá trình điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của bác sĩ thông qua việc dùng thuốc điều liều lượng, đúng cách, không tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép.

2. Điều trị bằng mẹo vặt dân gian

Các trường hợp bị viêm amidan ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng một số mẹo vặt trong dân gian để khắc phục các triệu chứng của bệnh thay vì sử dụng thuốc Tây y. Áp dụng kiên trì và đúng cách sẽ giúp bệnh tình được loại bỏ nhanh. Dưới đây là một số mẹo vặt điển hình:

  • Dùng rau diếp cá chữa viêm amidan: Rau diếp cá được giới nghiên cứu khoa học công dụng và xem chúng như vị thuốc kháng khuẩn tự nhiên. Trong diếp cá có chứa các thành phần hoạt chất vừa có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh vừa có tác dụng hỗ trợ chữa lành tổn thương. Người bệnh cần mang một nắm rau diếp cá đã được rửa sạch, giã nát rồi đem đun sôi với nước vo gạo trong khoảng 5 phút thì tắt bếp. Chắt lọc lấy nước để uống mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần;
  • Chữa viêm amidan bằng lá hẹ: Trong lá hẹ có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng tán ứ, giải độc cơ thể, trị ho và cảm lạnh. Đặc biệt, một số thành phần hoạt chất khác còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho amidan. Người bệnh có thể mang một ít lá hẹ và đường phèn cho vào chén sứ rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Để hỗn hợp nguội hẳn rồi dùng cả nước lẫn cái. Liên trì sử dụng sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng loại bỏ;
  • Súc miệng bằng nước ép hành tây trị viêm amidan: Không chỉ được biết đến là thực phẩm có vị cay, thơm ngon, hành tây còn được dân gian tận dụng để trị viêm amidan thông qua việc bào chế thành nước súc miệng. Người bệnh cần chuẩn bị một củ hành tây, bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi ép lấy nước cốt. Hòa nước cốt hành cùng với một ít nước ấm, khuấy đều là dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Kiên trì súc miệng bằng nước hành tây đều đặn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó nuốt, đau rát cổ họng
Kiên trì súc miệng bằng nước hành tây đều đặn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó nuốt, đau rát cổ họng

3. Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan sẽ được bác sĩ chỉ định đối với các trường hợp bị viêm amidan nhiễm trùng nặng, bệnh tái phát nhiều lần (5 – 7 lần/ năm) hoặc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các trường hợp có biến chứng khó thở, ngưng thở khi ngủ, áp xe quanh amidan thì cũng được bác sĩ cân nhắc trong việc cắt amidan.

Phẫu thuật cắt amidan sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt, sóng siêu âm hoặc tia laser để cắt bỏ hoàn toàn một hoặc cả hai amidan ở hầu họng. Kết thúc thủ thuật, bệnh nhân có thể gặp phải một số cơn đau nhất định trong vài ngày đầu tiên, thậm chí gây khó chịu khi ăn uống hoặc chảy máu. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ mau lành trong khoảng 1 – 3 tuần.

Mặc dù thủ thuật cắt amidan mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng dễ gây ra một số biến chứng hậu thủ thuật như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, sốt cao,… Nếu không may gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Cắt bỏ khối amidan nếu tình trạng viêm nhiễm diễn tiến phức tạp hoặc việc điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả khả quan
Cắt bỏ khối amidan nếu tình trạng viêm nhiễm diễn tiến phức tạp hoặc việc điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả khả quan

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm amidan

Song song với việc điều trị viêm amidan theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần có những biện pháp chăm sóc và phòng bệnh trở nặng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế:

  • Chú trọng vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt, súc miệng với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần để sát trùng, giảm đau họng và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng;
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là rau xanh, củ quả, trái cây tươi,… giàu vitamin nhằm ổn định hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng;
  • Hạn chế ăn hay uống các thức ăn lạnh, đồ khô cứng, nhiều gia vị,…;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cân bằng điện giải trong cơ thể và bù lại lượng nước thất thoát do nhiễm trùng. Bên cạnh việc uống nước lọc, người bệnh cũng nên bổ sung thêm một số loại nước ép từ rau củ, hoa quả. Đồ uống này không chỉ bổ sung nước và mà nạp cơ thể những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể;
  • Tránh căng thẳng và áp lực quá mức. Bạn cần có những giải pháp hiệu quả để cân bằng công việc và đời sống thường ngày;
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng những bộ môn thể dục thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng;
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm,…;
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đi đến các khu vực đông người để phòng lây bệnh đường hô hấp;
  • Nếu có điều kiện, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để khắc phục không khí khô hanh.
Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để ức chế vi khuẩn gây bệnh cũng như làm sạch khoang miệng, cải thiện mùi hôi
Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để ức chế vi khuẩn gây bệnh cũng như làm sạch khoang miệng, cải thiện mùi hôi

Viêm amidan tuy là bệnh lý có khả năng tự khỏi, dễ điều trị nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan đến tình trạng bệnh tái phát lại nhiều lần. Lúc này, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe và có những giải pháp phù hợp để khắc phục triệu chứng lâm sàng cũng như phòng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

CÓ THỂ BẠN ĐỌC CHƯA BIẾT:

Tin khác

Viêm amidan tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung bài viếtViêm amidan là gì?Nguyên nhân gây viêm amidanTriệu chứng thường gặp của viêm amidanTriệu chứng của viêm amidan cấp tínhTriệu chứng của viêm amidan mãn tínhViêm amidan...

Bà bầu bị viêm amidan: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Nội dung bài viếtViêm amidan là gì?Nguyên nhân gây viêm amidanTriệu chứng thường gặp của viêm amidanTriệu chứng của viêm amidan cấp tínhTriệu chứng của viêm amidan mãn tínhViêm amidan...

Viêm amidan gây khó thở

Viêm amidan gây khó thở – Người bệnh cần đi khám ngay

Nội dung bài viếtViêm amidan là gì?Nguyên nhân gây viêm amidanTriệu chứng thường gặp của viêm amidanTriệu chứng của viêm amidan cấp tínhTriệu chứng của viêm amidan mãn tínhViêm amidan...

Viêm amidan nổi hạch ở cổ có nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtViêm amidan là gì?Nguyên nhân gây viêm amidanTriệu chứng thường gặp của viêm amidanTriệu chứng của viêm amidan cấp tínhTriệu chứng của viêm amidan mãn tínhViêm amidan...

Viêm amidan sốt mấy ngày

Viêm amidan sốt mấy ngày? Cách nhận biết sốt do viêm amidan

Nội dung bài viếtViêm amidan là gì?Nguyên nhân gây viêm amidanTriệu chứng thường gặp của viêm amidanTriệu chứng của viêm amidan cấp tínhTriệu chứng của viêm amidan mãn tínhViêm amidan...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn