Viêm Amidan Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Cập nhật: 05/04/2024

Viêm amidan cấp nếu nhanh chóng phát hiện và điều trị đúng cách hoàn toàn có thể loại bỏ bệnh dứt điểm. Tuy nhiên nếu không kiểm soát bệnh kịp thời lại có thể nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn mãn tính khiến sức khỏe suy giảm cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm amidan cấp là gì?

Amidan là hệ thống phòng ngự của cơ thể nằm ngay vùng họng miệng, có vai trò như một lớp rào chắn để hạn chế sự tấn công của các dị nguyên vào hệ thống hô hấp. Viêm amidan cấp là bệnh lý rất dễ xảy ra với đặc trưng amidan sưng viêm, nóng đỏ có thể nhìn thấy rõ khi há to miệng. Giai đoạn cấp tính của bệnh thường chỉ xuất hiện trong 3- 5 ngày sau đó giảm dần nếu có chế độ chăm sóc tốt.

Viêm amidan cấp
Viêm amidan cấp đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm amidan gây sưng viêm

Viêm amidan cấp tính có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 5- 15. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành, người lớn tuổi nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu. Amidan sưng to không chỉ gây đau rát mà kèm khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống cùng rất nhiều triệu chứng bất thường khác làm suy giảm chất lượng đời sống.

Những nguyên nhân chính khiến bùng phát viêm amidan cấp bao gồm

  • Nhiễm trùng: Viêm amidan thường liên quan đến các vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu, liên cầu tan huyết nhóm A… Chúng có thể khu trú trong niêm mạc họng và nhanh chóng sinh sôi khi gặp điều kiện thuận lợi làm kích hoạt các phản ứng sưng viêm
  • Virus: một số virus chính gây bệnh như eppstein-barr, virus sởi, virus cúm, virus Herpes…
  • Do sự thay đổi đột ngột từ thời tiết: thời tiết chuyển mùa có sự thay đổi nhiệt độ, nắng mưa thất thường khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh do tác nhân này.
  • Dị nguyên: người sống trong môi trường khói bụi nhiều hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo, mạt rệp sẽ tích tụ tại amidan và kích hoạt các phản ứng dị ứng gây viêm.
  • Vệ sinh răng miệng kém sạch: Amidan được đặc trưng bởi cấu tạo có nhiều hốc mủ nên nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến thức ăn vô tình bám dính lại và tạo điều kiện sống cho các vi khuẩn, virus trú ngụ tấn công.

Một số yếu tố khác như những người thường xuyên mắc các bệnh viêm họng, viêm xoang khiến các dịch nhầy chảy xuống nhiều hay tình trạng tăng hạch bạch huyết cũng có thể là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp

Các dấu hiệu viêm amidan cấp bộc lộ khá rõ ràng và dễ nhận biết. Bệnh có xu hướng bùng phát mạnh trong 3-5 ngày, sau đó nếu có chế độ chăm sóc hợp lý có thể tự thuyên giảm dần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên triệu chứng viêm amidan cũng giống với một số bệnh lý hô hấp khác nên cần nắm rõ các dấu hiệu đặc trưng của bệnh để nhanh chóng điều trị đúng cách.

Viêm amidan cấp
Amidan sưng to, lưỡi trắng kèm theo cảm giác đau nhức họng là những triệu chứng bệnh rõ ràng

Các triệu chứng của viêm amidan cấp bao gồm

  • Cơn sốt cao khởi phát đột ngột, có thể lên tới 38 – 39 độ, cơ thể rét run đột ngột. Sốt là dấu hiệu rõ ràng cho thấy amidan đang bị nhiễm trùng và cần nhanh chóng kiểm soát
  • Amidan sưng tấy gây đau nhức, khó chịu, nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau. Người bệnh không muốn ăn uống
  • Viêm họng, ho do nhiễm trùng amidan lan xuống hầu họng. Há miệng nhìn trong gương cũng có thể thấy hầu họng đỏ, sưng viêm, xuất hiện nhiều đờm nhầy
  • Khàn giọng do amidan sưng to làm tắc nghẽn cuống họ, hơi đưa ra không đủ. Người bệnh đồng thời cũng cảm thấy đau nhức khi nói.
  • Đau đầu choáng váng mệt mỏi
  • Khô miệng, lưỡi trắng, có cảm giác khát nước do cơ thể mất đi độ ẩm vốn có
  • Xuất hiện đốm trắng trên amidan, amidan sưng to và tiến sát gần nhau trong giai đoạn quá phát
  • Cơ thể khô khốc, thiếu sức sống,  mệt mỏi, chán ăn
  • Nước tiểu ít và thẫm màu
  • Trẻ em có thể bị táo bón, mất tập trung, co giật, nôn ói, mê sảng, quấy khóc không ngừng.
  •  Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Ngáy to về đêm, có cảm giác khó thở, thở hổn hển nhất là khi làm việc nặng
  • Hơi thở hôi dù đã đánh răng sạch sẽ do sự hoạt động quá mức của các loại vi khuẩn
  • Có thể đau nhức tai, giảm thính lực trong một số trường hợp.
  • Viêm amidan nếu do các tác nhân vi khuẩn thường có triệu chứng bề amidan có màu hồng, có mủ trắng li ti hoặc màng xơ bao phủ xung quanh. Nặng hơn có thể xuất hiện hạch dưới hàm, trong niêm mạc họng kèm theo sốt cao, hạch chạy quanh cổ.
  • Viêm amidan đến do virus thường có bề mặt đổ rực, xuất huyết viêm kết mạc trên amidan. Cơ thể mệt mỏi đau nhức, ít sốt nhưng có thể bị đau ở các khớp.

Viêm amidan cấp nếu không sớm kiểm soát, để bệnh kéo dài trong 10- 15 ngày liên tiếp có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên trong giai đoạn cấp, người bệnh rất dễ chủ quan với những triệu chứng như ho, đau họng và không nhanh chóng điều trị. Các triệu chứng nếu qua giai đoạn mãn tính có mức độ trầm trọng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều bệnh lý hô hấp khác. Bên cạnh đó viêm amidan cấp tính nếu khỏi sau đó vẫn tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể chuyển biến qua giai đoạn mãn tính.

Vì thế ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ, nhất là với những đối tượng đặc biệt như người già, trẻ nhỏ để có hướng kiểm soát kịp thời.

Cách điều trị viêm amidan cấp dứt điểm

Người bệnh tốt nhất nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự để có hướng điều trị đúng cách. Thực tế viêm amidan giai đoạn cấp hoàn toàn có thể tự khỏi nếu có hướng chăm sóc phù hợp giúp tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên để giảm nhanh các triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn, tránh gây hại sang các cơ quan lân cận bạn có thể tham khảo các cách điều trị sau đây.

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị nhưng cũng có thể không cần. Việc dùng thuốc còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh, cơ địa bệnh nhân hay tình trạng bệnh. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc điều trị viêm amidan giai đoạn cấp thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nên không được khuyến khích nếu người bệnh là trẻ nhỏ.

Các loại thuốc phổ biến như

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: dùng khi người bệnh có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ. Thường dùng các thuốc phổ biến như Paracetamol, ibuprofen, Efferalgan… để hạ sốt, giảm đau tại amidan.
  • Thuốc kháng sinh: chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các nhóm vi khuẩn, không có tác dụng tốt trên virus. Các thuốc phổ biến như Penicillin, beta – lactam, Erythromycin, macrolid…
  • Thuốc kháng viêm: thường dùng các nhóm kháng viêm không chứa steroid để giảm sưng viêm tại amidan, có tác dụng tốt với các tác nhân gây bệnh là virus
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: sử dụng các loại nước súc miệng kiềm ấm như borat natri, bicarbonat natri để giảm viêm nhiễm hầu họng; thuốc nhỏ mũi giảm tình trạng khô mũi và đờm nhầy hoặc sử viên ngậm giúp sát khuẩn giảm ho. Chú ý các loại thuốc này chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng tại chỗ.
  • Một số thuốc khác: Thuốc trị viêm họng, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm phù nề, thuốc chống xung huyết…Bác sĩ cũng yêu cầu bổ sung  vitamin như A. C, E nhằm tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh khác.

Việc dùng thuốc cần đảm bảo có chỉ định từ bác sĩ, nhất là với những đối tượng như trẻ em để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người bệnh không tự ý lạm dụng thuốc, tăng hay giảm liều dùng vì đều có thể làm giảm kết quả điều trị. Việc dùng thuốc đúng cách sẽ hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh để điều trị bệnh triệt để, hạn chế tối đa nguy cơ viêm amidan cấp tái phát.

Súc miệng với nước muối sinh lý

Nước muối có tính sát trùng sát khuẩn khá tốt có thể tham gia ức chế loại bỏ một số tác nhân gây bệnh để giảm nhanh tình trạng sưng viêm amidan. Đồng thời nước muối cũng giúp làm dịu cảm giác ngứa rát tại amidan đáng kể để người bệnh thấy dễ chịu hơn. Dung dịch này sẽ làm loại bỏ viêm nhiễm, phục hồi độ PH cổ họng, giảm các kích ứng niêm mạc và tăng tuần hoàn máu hiệu quả hơn.

Bạn có thể pha 1 thìa muối tinh với 1 cốc nước muối, ngậm một ngụm sau đó ngửa cổ ra sau và dùng hơi đẩy nước lên lọc xọc. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi cổ họng thoải mái hơn. Bên cạnh nước muối sinh lý loại NaCL 0,98% có bán tại bất cứ hiệu thuốc nào, bạn cũng có thể dùng dung dịch kiềm ấm borat natri, bicarbonat natri để chăm sóc cổ họng an toàn hơn.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Áp dụng y học cổ truyền trong điều trị viêm amidan cũng là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn hiện nay vừa có độ an toàn cao, cho hiệu quả tốt và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt với những giai đoạn cấp như viêm amidan cấp tính, các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược hoàn toàn là lựa chọn phù hợp do không cần quá vội vàng và có thể khắc phục bệnh từ sâu bên trong.

Theo đó, Đông y hướng tới việc điều trị bằng cách sơ phong thanh nhiệt, giải độc tiết hỏa, lợi yết tiêu thũng để loại bỏ tà độc. Cụ thể hơn, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc sau đây

  • Bài thuốc Thanh yết lợi cách thang gia giảm: Ngưu bàng tử 12g, ngân hoa 36g, liên kiều 20g, cát cánh và bạc hà mỗi thứ 6g, cam thảo, hoàng cầm, mã thầy, xuyên tiêu mỗi vị thuốc 4g. Làm sạch dược liệu rồi sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc ngậm họng từ thảo dược: Chuẩn bị Bạc hà, ngân hoa, bắc sa sâm mỗi dược liệu dùng 10g, dã cúc hoa, thổ phục linh dùng 15g, sinh cam thảo 6g. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc cùng 600ml. Nấu đến khi cạn còn 1 nửa thì dừng. Đợi thuốc nguội bớt rồi đem súc họng, mỗi ngày 4-6 lần.
  • Bài thuốc trị phong nhiệt ngoại xâm: Chuẩn bị Ngân hoa, huyền sâm, bồ công anh mỗi vị thuốc 15g; liên kiều , hoàng cầm, cát cánh, đại hoàng, huyền minh phấn, ngưu bàng tử mỗi vị thuốc 10g, hoàng liên, mộc thông, cam thảo chuẩn bị 6g mỗi dược liệu. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia 4 lần uống.
  • Bài thuốc giảm viêm họng: Dùng Bồ công anh 30g, đại thanh diệp 15g, cát cánh 10g, cam thảo cùng sinh địa mỗi vị thuốc 6g, . Làm sạch các dược liệu rồi sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Bên cạnh đó, Đông y còn áp dụng các biện pháp châm cứu, bấm huyệt vào trong điều trị viêm amidan để loại bỏ bệnh triệt để hoàn toàn. Các huyệt thường được dùng để châm cứu như huyệt hợp cốc, nội đình, khúc trì .. Mỗi lần dùng 3-4 huyệt, kích thích mạnh, ngày châm cứu 1-2 lần.

Cần chú ý rằng bài thuốc không nên dùng chung với thuốc Tây y vì có thể gây ra tương tác giữa các chất. Người bệnh tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế các tác dụng nguy hiểm khác.

Áp dụng các bài thuốc tự nhiên từ thảo dược

Trong dân gian có rất nhiều các thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh không kém gì các loại kháng sinh. Với những trường hợp viêm amidan cấp mới khởi phát, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc này để giảm nhẹ triệu chứng mà không cần dùng các loại thuốc khác. Đồng thời trong việc cần dùng thuốc Đông y hay Tây y, việc dùng chung với các thảo dược này cũng sẽ không hề gây tương tác với nhau.

Cụ thể, bạn có thể áp dụng các thảo dược sau đây để hỗ trợ điều trị viêm amidan cấp dứt điểm

  • Dùng tỏi: chất allicin trong tỏi có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên có thể ức chế một số vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể ngậm 1 vài tép tỏi hằng ngày hoặc thêm vào các món ăn hằng ngày. Ngoài ra bạn có thể dùng 1 củ tỏi bóc bỏ, thái lát rồi hấp cách thuỷ cùng mật ong để ăn ngay khi còn ấm.
  • Gừng: Cineol có trong gừng có khả năng loại bỏ các vi khuẩn, virus rất thích hợp để điều trị các bệnh viêm nhiễm. Thảo dược này cũng có tính ấm, vị cay nên rất tốt cho niêm mạc hầu họng đang bị hư tổn. Bệnh nhân chỉ cần ngậm vài lát gừng tươi với muối hoặc hãm với nước sôi làm trà uống hằng ngày cũng rất tốt cho tình trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Diếp cá: Xay diếp cá lấy. nước cốt uống hằng ngày có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng. Tuy nhiên nếu sợ mùi tanh của diếp cá bạn có thể dùng nước này nấu với nước vo gạo lần 2, cho thêm mật ong sẽ dễ uống hơn rất nhiều.
  • Húng tần: salicylat, chavicol, eugenol cũng là những hoạt chất có khả năng sát trùng mạnh có trong thành phần của húng tần. Do đó dân gian thường áp dựng dược liệu này vào trong điều trị viêm amidan để giảm nhanh các triệu chứng. Bạn có thể nhai vài lá húng hoặc hấp cách thuỷ cùng mật ong để ăn trong khi điều trị viêm amidan cấp.

Bên cạnh các bài thuốc uống, bạn có thể tận dụng ngay các thảo dược trên để làm bài thuốc xông hơi mũi họng giúp loại bỏ đờm nhầy. Hơi nước từ nồi xông sẽ giúp làm loãng đờm, nhanh chóng loại bỏ đờm và cuốn theo các vi khuẩn ra ngoài. Nhờ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bổ sung dinh dưỡng

Các biện pháp phía trên đều mang tính chất loại bỏ các triệu chứng tại chỗ để giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên để điều trị bệnh lâu dài đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát để loại bỏ bệnh hoàn toàn thì dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu.

Cụ thể người bệnh cần chú ý đến chế độ dưỡng chất sau đây trong điều trị và phòng tránh viêm amidan cấp

  • Ưu tiên các món ăn mềm lỏng, món ăn dễ tiêu hoá để hạn chế những kích ứng trên niêm mạc họng và amidan đang bị tổn thương
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày để làm loãng đờm nhầy đồng thời hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của cơ thể
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm chống viêm để giảm sưng viêm amidan như hành, tỏi, gừng, bạc hà..
  • Bổ sung vitamin C và các vitamin A để tăng cường đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, ưu tiên ăn các món ăn khi còn nóng ấm
  • Sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng
  • Thịt nạc, rau củ, các loại trái cây vô cùng cần thiết trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày để mau chóng phục hồi năng lượng hoạt động cho người bệnh
  • Chia nhỏ các bữa ăn để cảm thấy dễ chịu và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn
  • Sữa bò có thể tốt cho cơ địa người bệnh nhưng có thể kích ứng các phản ứng viêm nên cần hạn chế sử dụng. Thay vào đó bạn có thể dùng các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa óc chó để thay thế
  • Tránh xa các món ăn quá mặn hay quá ngọt sẽ làm tăng phản ứng viêm, gây ngứa ngáy khó chịu và khát hơn
  • Hạn chế sử dụng những món ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nêm nếm quá nhiều gia vị
  • Không sử dụng bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn và chất kích thích trong suốt quá trình điều trị

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày

Cũng như dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng không kém trong việc loại bỏ viêm amidan cấp dứt điểm. Nếu người bệnh điều trị bệnh dứt điểm trong giai đoạn này nhưng vẫn tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây bệnh thì bệnh vẫn sẽ tái phát trở lại với mức độ trầm trọng hơn rất nhiều. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là nguyên tắc hàng đầu trong phòng tránh rất nhiều bệnh lý.

Người bệnh nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh sau đây

  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào những ngày trời lạnh hay có dấu hiệu thay đổi thời tiết bất thường
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng ngày hai lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ
  • Tạo thói quen súc miệng với nước muối hoặc các loại nước chuyên dụng hằng ngày
  • Cân bằng giữa việc làm việc và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức
  • Duy trì cho bé thói quen vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông sát khuẩn
  • Hạn chế tiếp xúc với những người  bệnh trước đó, bao gồm các bệnh có yếu tố lây nhiễm cao
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như hoá chất, phấn hoa, bụi bẩn
  • Tránh nuôi chó mèo trong khu vực phòng ngủ
  • Có thể sử dụng máy lọc không khí hay máy tạo độ ẩm trong phòng để tăng cường loại bỏ dị nguyên, nhất là những người có cơ địa dễ dị ứng
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng
  • Điều trị triệt để những bệnh lý liên quan
  • Kiểm soát sức khoẻ hằng ngày và đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường kéo dài

Viêm amidan cấp dù có mức độ nguy hiểm thấp nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học cùng lối sống lành mạnh mỗi ngày sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mắc viêm amidan cùng rất nhiều bệnh lý khác. Đừng quên đanh thời gian đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và có hướng kiểm soát phù hợp.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC