Viêm Da Dầu Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cập nhật: 29/03/2024

Viêm da dầu ở mặt là tình trạng xuất hiện các mảng da hồng hay đỏ và có vảy bong kết hợp ngay trên da mặt. Tình trạng này mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng triệu chứng mà nó gây ra lại tác động lớn đến tâm lý, thẩm mĩ và cả chất lượng cuộc sống.

viêm da dầu ở mặt
Tình trạng viêm da dầu ở mặt mặc dù không nguy hiểm nhưng cần sớm điều trị

Thông tin về tình trạng viêm da dầu ở mặt

Viêm da dầu hay còn được gọi với tên khác là viêm da tiết bã, là bệnh viêm da mãn tính thường xuất hiện do sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. Cùng với đó là sự cộng hưởng của các yếu tố nội sinh cũng như ngoại sinh.

Những tổn thương do bệnh viêm da dầu gây ra thường ảnh hưởng đến những vùng da tiết nhiều bã nhờn như da đầu, mặt, cổ và ngực. Tuy nhiên, trong số đó thì da mặt là vị trí phổ biến nhất mà bệnh khởi phát.

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết, thống kê ghi nhận rằng, tình trạng viêm da tiết bã ở mặt chỉ xảy ra ở người trưởng thành, rất hiếm trường hợp bùng phát ở trẻ nhỏ. Đây mặc dù là bệnh da liễu lành tính nhưng lại rất dễ tái phát và nếu không sớm chữa trị thì sẽ ảnh hưởng lớn tới ngoại hình cũng như chất lượng cuộc sống.

1. Nguyên nhân

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da dầu. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, quá trình khởi phát của bệnh lý này liên quan đến phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch, hay cũng có thể là do hoạt động quá mức của nấm men Malassezia.

Với trường hợp bệnh viêm da dầu bùng phát ở vùng mặt thì có thể sẽ liên quan trực tiếp đến một số yếu tố rủi ro sau đây:

  • Da mặt đổ quá nhiều dầu: Thống kê ghi nhận rằng, những người có làn da dầu thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cao hơn rất nhiều so với những người có làn da khô.
  • Vệ sinh da mặt kém: Da mặt sẽ có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh hơn đáng kể so với những vùng da khác. Chính vì thế mà nếu không vệ sinh da đúng cách thì sẽ không thể nào kiểm soát và làm sạch được lượng dầu nhờn tiết ra mỗi ngày. Điều này sẽ khiến cho bã nhờn ứ đọng trong lỗ chân lông. Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi nấm phát triển và gây tổn thương da.
  • Rối loạn nội tiết: Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, việc hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột cũng có thể kích thích các triệu chứng của bệnh viêm da dầu ở mặt. Chính vì thế mà bệnh thường có xu hướng xuất hiện hoặc trở nên nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì, lúc mang thai hay sau khi sinh.
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng viêm da tiết bã ở mặt còn được cho là có thể được di truyền ở người thân cận huyết. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh vảy nến thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao bị di truyền vảy nến hay viêm da dầu.
  • Yếu tố thời tiết: Bệnh thường có nguy cơ khởi phát cao vào mùa đông và có xu hướng giảm nhẹ dần triệu chứng vào mùa hè. Do mùa đông da thời khô hơn và dễ tổn thương, suy yếu.
  • Chế độ dinh dưỡng: Đây cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các triệu chứng viêm da dầu trên mặt. Thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường hay chất béo bão hòa thường khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, bệnh viêm da dầu ở mặt còn có thể khởi phát do một số những yếu tố thuận lợi khác như:

  • Suy giảm miễn dịch
  • Mắc bệnh trầm cảm
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm
  • Dùng mỹ phẩm dễ gây kích ứng
  • Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài
nguyên nhân gây viêm da dầu ở mặt
Uống thuốc Tây trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng viêm da dầu

2. Dấu hiệu nhận biết

Bạn cần nắm một số biểu hiện dưới đây của bệnh viêm da tiết bã ở mặt để kịp thời phát hiện khi không may mắc phải:

  • Trên da xuất hiện các mảng dát có màu hồng hay đỏ, bề mặt có thể vẫn bằng phẳng so với những vùng da xung quanh.
  • Bề mặt vùng da bị tổn thương thường sẽ xuất hiện vảy bong có màu trắng.
  • Một số trường hợp các tổn thương trên da còn kết hợp giữa da nhờn và những mảng vảy bong khô.
  • Nếu bệnh xuất hiện ở vùng da nếp gấp như cánh mũi thì tổn thương thường sẽ có tính chất đối xứng.

Các triệu chứng của bệnh viêm da dầu ở mặt thường sẽ có xu hướng kích hoạt khu trú ở các vị trí như 2 bên cánh mũi, má, cằm, cung mày. Nhưng trong nhiều trường hợp còn có thể lan tỏa đến các vị trí khác như viền tóc, cổ hay ngực.

3. Ảnh hưởng của bệnh

Da mặt là một trong những vùng da rất nhạy cảm, những tổn thương do bệnh viêm da dầu gây ra mặc dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Chính điều này khiến cho người bệnh tự ti trong vấn đề giao tiếp.

Tình trạng bênh kéo dài dai dẳng còn khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề và dẫn đến stress. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt thì tổn thương da sẽ trở nên nặng nề, tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi nấm tấn công.

Lúc này, các phản ứng viêm trên da sẽ phát triển nhanh chóng và đôi khi người bệnh sẽ gặp phải tình trạng bội nhiễm. Đây là vấn đề nghiêm trọng, khó điều trị, nhiều trường hợp còn để lại tổn thương vĩnh viễn trên da. Nhất là với vùng da mặt, bội nhiễm nặng có thể sẽ khiến cho những vết sẹo lớn hình thành sau điều trị.

Cách điều trị viêm da dầu ở mặt an toàn

Viêm da dầu ở mặt là vấn đề về da mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời thì sẽ hạn chế được tổn thương trên da.

Một số biện pháp tại chỗ sau đây có thể đáp ứng tốt các triệu chứng mà bệnh gây ra.

1. Sử dụng các loại thuốc bôi

Đối với bệnh viêm da dầu ở mặt thì các loại thuốc bôi sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của vi nấm, loại bỏ vảy bong, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da.

điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Có thể sử dụng các loại thuốc bôi theo chỉ định bác sĩ để khắc phục triệu chứng viêm da dầu ở mặt

Có thể sử dụng 1 loại hay kết hợp các loại thuốc bôi dưới đây:

  • Thuốc bạt sừng: Thường được dùng trong trường hợp da bong vảy nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và ngoại hình. Nhóm thuốc bạt sừng thường dùng sẽ có chứa một số hoạt chất như BHA, AHA, PHA… Ngoài tác dụng bạt dừng thì các hoạt chất này còn hỗ trợ sát trùng nhẹ, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, đồng thời ngăn ngừa mụn trứng cá.
  • Kem dưỡng ẩm: Có thể đáp ứng tốt với trường hợp tổn thương da ở mức độ nhẹ. Bác sĩ da liễu có thể chỉ định các loại kem dưỡng ẩm có chứa Zinc, Panthenol hay Glycerin. Chúng sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, phục hồi hàng rào bảo vệ và làm giảm tăng sinh vảy bong ở những vùng da bị ảnh hưởng.
  • Thuốc kháng nấm dạng bôi: Nhằm giúp ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp một số loại thuốc chống nấm dạng bôi như Ketoconazole hay Ciclopirox.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thường dùng dạng bôi với tác dụng chống viêm và hỗ trợ khắc phục hầu hết các triệu chứng mà bệnh viêm da dầu ở mặt gây ra. Nhóm thuốc này dùng phổ biến cho da mặt vì không gây teo da, mụn trứng cá hay giãn mao mạch, dày sừng nang lông như các loại thuốc bôi có chứa corticoid.

Nếu tình trạng viêm da dầu ở mặt có dấu hiệu lan tỏa đến các vùng da lân cận như da đầu, cổ hay ngực thì bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định dùng kết hợp với các loại thuốc dạng uống. Có thể là thuốc kháng sinh, kháng nấm, hay nếu phá sinh triệu chứng ngứa thì thuốc histamine cũng sẽ được cân nhắc.

2. Dùng mặt nạ từ tự nhiên

Biện pháp dùng các loại mạt nạ tự nhiên sẽ rất phù hợp khi bệnh viêm da dầu ở mặt đã dần chuyển sang giai đoạn ổn định. Việc đắp mặt nạ có thể hỗ trợ làm dịu tổn thương, tăng đề kháng cho da, đồng thời điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Dưới đây là một số loại mặt nạ tự nhiên được dùng phổ biến nhất:

Mặt nạ dâu tây và dầu oliu:

Dâu tây là nguyên liệu có chứa hàm lượng vitamin C cao cùng rất nhiều chất oxy hóa có thể giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Cùng với đó là hỗ trợ làm mờ thâm sạm và giảm dầu nhờn dư thừa ứ đọng ở trong lỗ chân lông.

chữa viêm da dầu ở mặt
Mặt nạ từ dâu tây sẽ hỗ trợ làm lành tình trạng tổn thương trên da mặt rất tốt

Khi kết hợp với dầu oliu sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, giảm rát đỏ và làm dày màng lipid. Từ đó có thể giúp quá trình chữa lành tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn:

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 2 quả dâu tây cùng với 1/2 thìa cà phê dầu oliu.
  • Dâu đem nghiền nát rồi trộn thật đều với dầu oliu.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp này lên da.
  • Dùng tay nhẹ nhàng massage và rửa lại sau khoảng từ 10 – 15 phút.

Mặt nạ lô hội và sữa chua:

Đây là một trong những công thức đắp mặt nạ rất quen thuộc với chị em phụ nữ, có tác dụng dưỡng ẩm cũng như giúp da đều màu. Hàm lượng acid lactic có trong sữa chua còn giúp làm mềm lớp thượng bì, đồng thời loại bỏ vảy da chết và làm sạch bã nhờm tích tụ trong nang lông.

Còn lô hội thì lại chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa nên có thể làm tăng màng lipid bảo vệ da. Đồng thời hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương, cải thiện tình trạng viêm đỏ trên da mặt.

Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Cần chuẩn bị 1 thìa gel lô hội trộn đều cùng với 2 thìa sữa chua.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi dùng khăn sạch thấm khô.
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp mặt nạ này lên da mặt.
  • Giữ nguyên sau khoảng 15 phút rồi sử dụng nước ấm rửa sạch.

Mặt nạ chanh kết hợp với mật ong:

Loại mặt nạ này đặc biệt phù hợp khi da mặt bị bong tróc mạnh hay đổ quá nhiều dầu. Hàm lượng acid citric dồi dào trong chanh có tác dụng làm sạch dầu thừa cũng như điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn rất tốt. Ngoài ra, nhờ có hàm lượng vitamin C cao mà chanh còn giúp kích thích sản sinh collagen, đồng thời làm giảm thâm sạm ở vùng da bị ảnh hưởng.

Công thức mặt nạ dưỡng da này còn được bổ sung thêm mật ong có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt. Ngoài ra, mật ong còn giúp chống viêm, hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da và giúp da chống oxy hóa.

Thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nửa quả chanh tươi cùng 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Vắt chanh lấy nước cốt rồi trộn đều với mật ong.
  • Làm sạch da mặt rồi thoa đều hỗn hợp chanh mật ong lên da.
  • Để yên trong 5 phút rồi dùng tay nhẹ nhàng massage trong 2 phút nữa.
  • Dùng nước ấm rửa sạch và sử dụng khăn mềm để thấm khô.

Điều trị viêm da dầu ở mặt bằng bài thuốc Đông Y

Trong các phương pháp điều trị viêm da dầu hiện nay, sử dụng bài thuốc Đông y là giải pháp hiệu quả, toàn diện lại đảm bảo an toàn nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo Đông y, viêm da dầu xuất hiện trước hết do da tiếp xúc với các dị nguyên, vi khuẩn, bụi bẩn, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Và nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do bệnh nhân bị uất tích độc tố dưới bì phu. Hơn nữa, tạng phế hư yếu, mà “phế chủ bì mao” dẫn đến da không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng, viêm nhiễm.

Do đó, trong khi một số phương pháp chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng bệnh, bài thuốc Đông y sẽ đem đến hiệu quả toàn diện, tận gốc hơn nhờ hoạt động theo cơ chế tác động “kép”: Vừa loại bỏ biểu hiện viêm vỏ, bong tróc ngoài da, vừa cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, tăng cường sức đề kháng, tà khí và nhiệt độc sẽ được đẩy lùi, bệnh cũng không còn tái phát nữa.

Biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa tái phát

Viêm da dầu ở mặt là tình trạng bệnh mãn tính, hiện vẫn chưa có phương án điều trị dứt điểm. Các giải pháp điều trị chỉ có thể đáp ứng triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

phòng viêm da tiết bã ở mặt
Chú ý vệ sinh da mặt 2 lần/ngày để ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh viêm da tiết bã

Bệnh lý này rất dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi, chính vì thế mà người bệnh cần chú ý đến vấn đề chăm sóc tại nhà. Chăm sóc tốt sẽ hỗ trợ tăng cường đề kháng và làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Nên dùng các loại sửa rửa mặt có độ pH 5.5, không chứa cồn, xà phòng và chất bảo quản để vệ sinh da mặt 2 lần mỗi ngày. Nếu da tiết quá nhiều bã nhờn thì có thể sử dụng nước sạch để rửa mặt nhiều lần trong ngày.
  • Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có kết cấu dịu nhẹ, thấm nhanh và lành tính để dưỡng ẩm cho da với tần suất 2 lần/ngày.
  • Khi di chuyển ngoài trời cần che chắn kỹ, đeo khẩu trang, đồng thời sử dụng kem chống nắng. Việc tiếp xúc với ánh nắng thường khiến cho lỗ chân lông tiết nhiều dầu hơn và gây ngứa ngáy cho vùng da bị ảnh hưởng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nên tăng cường vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời chú ý hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường hay chất béo, kiêng uống nước ngọt có gas hay rượu bia.
  • Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và giảm thời gian làm việc để có thể làm giảm căng thẳng thần kinh.

Đối với bệnh viêm da dầu ở mặt, chỉ cần chăm sóc và điều trị đúng cách thì có thể kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh. Tuyệt đối không được chủ quan bởi rất dễ khiến bệnh diễn tiến dai dẳng, cùng với đó là tổn thương da lan rộng, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC