Viêm da tiết bã có lây không? Các biện pháp phòng bệnh

Cập nhật: 08/04/2024

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu mãn tính với những biểu hiện đặc trưng gây mất thẩm mỹ. Song, da bị ngứa ngáy và bong tróc sẽ khiến người bệnh kém tự tin khi tiếp xúc với đám đông, phần khác họ lo lắng sẽ lây bệnh cho người khác. Trên thực tế, viêm da tiết bã có lây không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

Nhiều người đang thắc mắc viêm da tiết bã có lây không?
Nhiều người đang thắc mắc viêm da tiết bã có lây không?

Viêm da tiết bã có lây không? – Giải đáp thắc mắc

Viêm da tiết bã là một trong những bệnh ngoài da mãn tính. Bệnh khởi phát khi hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn. Lượng bã trong tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường, lâu ngày dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm. Căn bệnh này gặp nhiều ở trẻ em và có xu hướng biến mất khi lớn lên. Mặc dù số lượng người lớn mắc phải chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng triệu chứng bệnh tiến triển dai dẳng và có khả năng phát triển thành mãn tính.

Triệu chứng của viêm da tiết bã khá dễ nhận biết bằng mắt thường như da đỏ, bong tróc, da ngứa khô và rụng tóc (đối với viêm da tiết bã da đầu), nhiều nhất là vùng da đầu, cánh mũi và má. Tình trạng này đã khiến không ít người lầm tưởng với các vấn đề khác như ghẻ, nấm da, hắc lào,…

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng triệu chứng của viêm da tiết bã đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Vì điều này mà nhiều người đã mang nỗi lo sợ, e ngại và tránh tiếp xúc với người bệnh, phần lớn họ lo sợ bệnh sẽ lây lan. Và chính vì điều này đã vô tình tạo áp lực cho người bệnh, khiến họ tự ti, lo âu, suy nghĩ nhiều, từ đó khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Viêm da tiết bã có lây không? Theo nhận định của bác sĩ da liễu hàng đầu cho biết, viêm da tiết bã không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành dù có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp thì khả năng nhiễm bệnh là không có.

Chuyên gia còn cho biết, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã. Nhưng vẫn có nhiều yếu tố được nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh. Tiêu biểu là sự rối loạn của tuyến bã nhờn dưới da. Khi lượng bã trong tuyến nhờn tiết ra quá nhiều, kết hợp với tác nhân bên ngoài dẫn đến viêm nhiễm. Song, vi khuẩn hay virus không phải là tác nhân gây viêm da tiết bã nên khả năng lây lan là không thể.

Viêm da tiết bã mặc dù không có khả năng lây lan nhưng rất dễ lan rộng ra các vùng da lân cận. Đã có nhiều trường hợp bệnh khởi phát chỉ với một vết thương nhỏ nhưng sau đó chúng lan nhanh trên diện rộng, thậm chí cả một khu vực lớn. Do đó, việc điều trị từ sớm sẽ giúp người bệnh khắc phục trường hợp này.

Mặt khác, chuyên gia còn cho biết viêm da tiết bã có tính di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc, người cha, người mẹ hoặc cả hai có tiền sử mắc bệnh viêm da tiết bã thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc bệnh. Và đây cũng chính là lời giải đáp cho thắc mắc vì sao những người trong gia đình đều ít nhất một lần bị viêm da tiết bã.

Biện pháp phòng ngừa viêm da tiết bã chuyển biến nặng nề

Như vừa đề cập, viêm da tiết bã là bệnh ngoài da không có khả năng lây lan nên bạn có thể hoàn toàn an tâm trong việc lây bệnh cho người khác lỡ may tiếp xúc gần. Khi biết được câu trả lời, bạn nên tìm hiểu thêm cách biện pháp phòng ngừa viêm da tiết bã chuyển biến nặng nề cũng như một số biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể được bác sĩ da liễu khuyến nghị:

1. Biện pháp chăm sóc da tại nhà

Để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng khó chịu cũng như phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng nề, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ tuyến nhờn, bụi bẩn bám trên da sau một ngày hoạt động. Nên rửa mặt và vệ sinh thân thể bằng nước sạch, có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ chăm sóc da. Lưu ý, vì da đang tổn thương, bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính;
  • Mặc trang phục rộng rãi và thoáng mát. Hạn chế mặc các bộ quần áo bó sát khi không thực sự cần thiết;
  • Dưỡng ẩm cho da mỗi ngày để kiểm soát lượng bã nhờn trên da. Bởi khi da đủ độ ẩm, tuyến bã nhờn sẽ hạn chế tiết lượng dầu thừa. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm có tính dịu nhẹ, không mùi và không chứa chất gây kích ứng;
  • Hạn chế những tác động lên vùng da bị viêm. Tuyệt đối không được sờ hay gãi, bởi những hành động này có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Nếu viêm da tiết bã ở mặt, bạn nên hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm nếu không muốn tình trạng viêm nhiễm lan ra diện rộng. Đối với trường hợp viêm da tiết bã da đầu, bạn cần tránh dùng hóa chất tạo kiểu tóc để tránh gây kích ứng và sưng viêm;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm chức nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả và trái cây tươi;
  • Hạn chế ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, nhiều gia vị. Đặc biệt, không ăn thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng;
  • Không tự ý mua thuốc và sử dụng để trị viêm da tiết bã tại nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

2. Sử dụng thuốc điều trị viêm da tiết bã theo chỉ định của bác sĩ

Đối với các trường hợp bệnh viêm da tiết bã ở mức độ nặng, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y theo sự kê đơn của bác sĩ da liễu. Vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị viêm da tiết bã, do đó việc điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở da. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Nhóm thuốc ngăn ngừa hình thành vảy trên da: Bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc có chứa thành phần hoạt chất Axit salicylic, Axit lactic, Propylene glycol,…;
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số loại thuốc phổ biến như Tetracyclin, Itraconazole,…;
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Một số loại thuốc thường được kê đơn như: Cetirizin hydroclorid, Clorpheniramine, Acrivastin,…;
  • Thuốc chống viêm: Phù hợp cho các trường hợp bị phù nề với công dụng kháng viêm và giảm viêm nhiễm;
  • Kem dưỡng ẩm: Dùng sản phẩm này để ngăn ngừa tình trạng khô da và khắc phục tình trạng vảy da bong tróc;
  • Dầu gội kháng nấm: Đối với trường hợp viêm da tiết bã da đầu, người bệnh có thể sử dụng thêm loại dầu gội này để loại bỏ lớp vảy và ức chế tình trạng viêm nhiễm chuyển nặng. Một số sản phẩm mà người bệnh có thể tìm mua và sử dụng như Ketoconazole, Selen sulfide, Ciclopirox,…
Dùng thuốc Tây y trị viêm da tiết bã theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những tác dụng phụ kèm theo
Dùng thuốc Tây y trị viêm da tiết bã theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những tác dụng phụ kèm theo

Nếu việc điều trị bằng thuốc Tây y không đạt hiệu quả hoặc cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường không rõ nguyên do, bạn cần tạm ngưng việc sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có lẽ đã giúp bạn đọc có được câu trả lời cho vấn đề “viêm da tiết bã có lây không”. Chung quy lại, nguyên nhân gây viêm da tiết bã không phải là vi khuẩn hay virus nên căn bệnh này không có khả năng lây lan từ người sang người nhưng lại có yếu tố di truyền. Thay vì lo lắng căn bệnh này có lây lan hay không, bạn nên tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan trên diện rộng.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC