Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Cập nhật: 04/04/2024

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có thể lan rộng ra toàn thân hoặc gây bội nhiễm vi khuẩn nếu không được điều trị tốt. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ từ 3 – 12 tháng. Cha mẹ nên chủ động tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng dự phòng và chữa trị bệnh hiệu quả cho bé.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da có biểu hiện đặc trưng là sự hình thành của các mảng màu vàng hay các vết hồng ban bong tróc gần giống với gàu xuất hiện tập trung trên da đầu của bé. Đôi khi, bệnh còn ảnh hưởng đến các khu vực chứa nhiều tuyến bã nhờn trên cơ thể trẻ, chẳng hạn như chân mày, má, bẹn hoặc nách. Trong y học, căn bệnh này còn được gọi với cái tên khác là viêm da dầu hay bệnh chàm da mỡ.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng chủ yếu đến da đầu của bé

Ở trẻ sơ sinh, bệnh viêm da tiết bã thường ảnh hưởng phổ biến đến các bé từ 3 – 12 tháng tuổi. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng bệnh sẽ dần cải thiện sau vài tuần đến vài tháng. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý nhận biết các biểu hiện bất thường trên da bé, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có phương án dự phòng và chữa trị bệnh cho trẻ hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Đến nay, các nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy, sự phát triển của bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.

Trẻ có thể bị viêm da tiết bã ngay từ những tháng đầu đời nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh chị từng mắc căn bệnh này. Trường hợp mắc bệnh do gen di truyền, bệnh của trẻ có khuynh hướng kéo dài, hay tái phát và có thể tiến triển thành mãn tính.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có liên quan mật thiết đến sự khởi phát bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Bao gồm:

  • Rối loạn tuyến bã nhờn: Các loại hormone do mẹ truyền sang con trước sinh có thể kích hoạt các tuyến bã nhờn trên cơ thể của bé hoạt động mạnh và tiết ra nhiều dầu, đặc biệt là vùng da đầu. Điều này khiến cho làn da của bé luôn bóng dầu và dễ bị các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm nhiễm.
  • Do nhiễm nấm: Một loại nấm men mang tên malassezia tồn tại trên da bé được tìm thấy trong nhiều ca mắc bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho bé không phù hợp: Chẳng hạn như dầu gội đầu, sữa tắm hay kem dưỡng da cho bé. Việc sử dụng các sản phẩm không phù hợp với làn da của bé có thể gây khô da, bít tắc lỗ chân lông, kích ứng da và làm tăng tiết dầu nhờn dư thừa trên làn da của bé, từ đó tạo điều kiện cho bệnh viêm da tiết bã phát triển.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ sơ sinh có thể thống miễn dịch kém do bị nhiễm HIV, cấy ghép nội tạng hoặc do gặp phải một số vấn đề khác về sức khỏe cũng có nguy cơ bị viêm da tiết bã cao.
  • Điều kiện thời tiết: Trẻ được sinh ra trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc khí hậu lạnh cũng dễ mắc bệnh viêm da tiết bã. Trong điều kiện thời tiết này, cơ thể bé dễ bị mất nước, từ đó kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và tạo điều kiện cho nấm tấn công gây nên phản ứng viêm nhiễm trên da bé.
  • Không dung nạp thực phẩm: Một số trẻ trong độ tuổi ăn dặm không dung nạp hoặc bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định có thể gây kích thích tuyến bã nhờn và khiến bệnh viêm da tiết bã bùng phát.
  • Có tiền sử bị dị ứng trong gia đình: Bệnh viêm da tiết bã có thể phát triển ở trẻ sơ sinh nếu trong gia đình của bé có tiền sử mắc các bệnh lý dị ứng da, chẳng hạn như eczema, viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã có thể gặp các dấu hiệu dưới đây:

  • Da xuất hiện các mảng bong tróc màu trắng giống gàu hoặc mảng vảy vàng dày
  • Khô da hoặc bóng dầu
  • Vùng da bị bệnh có thể ửng đỏ hoặc có sang thương màu hồng
  • Bệnh thường không gây ngứa
  • Một số trẻ có thể bị rụng tóc do vảy bong tróc nhưng sau đó tóc vẫn mọc trở lại

Các triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến da đầu hoặc bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể, tập trung ở những nơi có nhiều tuyến bã nhờn. Chẳng hạn như quanh tai, hai bên lông mày, má, mí mắt, nách, bẹn hay thậm chí là ở các nếp nhăn trên cơ thể bé.

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu khác. Vì vậy, nếu bé có dấu hiệu bị bệnh, bạn nên nhanh chóng đưa con tới các phòng khám nhi khoa để được chẩn đoán bệnh cho chính xác, đồng thời tích cực điều trị cho bé từ sớm để giảm nguy cơ gặp biến chứng cho bé.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường dẫn đến sự xuất hiện của các mảng vảy trên da khiến làn da của bé trẻ nên mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, căn bệnh này thường không gây ngứa và không có khả năng lây nhiễm. Bệnh của bé có thể chấm dứt sau vài tuần hoặc vài tháng nếu được chăm sóc, vệ sinh da đúng cách.

Nhìn chung, căn bệnh này hầu như không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cần có biện pháp điều trị cho bé từ sớm để tránh gặp phải hiện tượng viêm da dầu lan tỏa toàn thân ( hay còn gọi là chứng đỏ da toàn thân bong vảy Leiner-Moussou) hoặc bội nhiễm da.

 Chẩn đoán viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài vùng da của bé để tìm kiếm các dấu hiệu liên quan, đồng thời trao đổi về tiền sử mắc bệnh trong gia đình, cách chăm sóc da, chế độ ăn uống hàng ngày của bé… để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy hoặc soi trực tiếp nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi nấm Malassezia. Nếu cần thiết kỹ thuật sinh thiết mô bệnh học sẽ được chỉ định nhằm chẩn đoán phân biệt bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh với bệnh vảy nến.

Cách điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân, vị trí bị bệnh và triệu chứng bé đang gặp phải. Cùng với đó, dân gian còn áp dụng một số mẹo tự nhiên để hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh cho bé tại nhà.

Những sự lựa chọn trong điều trị bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bao gồm:

1. Dùng thuốc chữa viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

– Trường hợp trẻ bị viêm da tiết bã ở đầu:

  • Sử dụng các loại dầu gội chứa hoạt chất pyrithione zinc, selenium sulfide hay ketoconazole để gội đầu cho bé. Chúng có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm, tiêu viêm, làm sạch dầu nhờn và kích thích các mảng vảy trên da đầu của bé bong tróc ra ngoài.
  • Hydrocortisone 1%: Đây là một loại thuốc corticoid được bào chế ở dạng bôi. Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nên được chỉ định cho các bé có biểu hiện viêm da nhiều.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh gây biến chứng bội nhiễm, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho bé để tiêu diệt vi khuẩn.

Các loại thuốc chứa acid salicylic thường không được chỉ định để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Khi dùng cho trẻ nhỏ, loại thuốc này có thể gây kích ứng hoặc ngộ độc rất nguy hiểm.

– Trị viêm da tiết bã ở các vùng da khác của trẻ sơ sinh:

Trẻ bị viêm da tiết bã ở các vùng da khác ngoài da đầu thường được điều trị bằng các thuốc như:

  • Kem corticoid liều thấp: Hydrocortisone 1%, Hydrocortisone 2% hoặc Desonide 0.05%. Cha mẹ có thể bôi thuốc cho bé 1 – 2 lần trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ khi da trẻ bị viêm nặng.
  • Thuốc Ketoconazole: Loại thuốc này có tác dụng diệt nấm, giảm ngứa, kháng viêm. Thuốc được sử dụng để thay thế cho kem corticoid nhằm giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ cho bé khi bị bệnh kéo dài hoặc sang thương trên diện rộng.

2. Mẹo trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian

Một số mẹo tự nhiên đang được dân gian áp dụng để chữa viêm da tiết bã cho trẻ sơ sinh tại nhà. Những phương pháp này đều chủ yếu được thực hiện theo hình thức truyền miệng, chưa được khoa học chứng minh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi áp dụng.

– Bài thuốc từ cây dâu tằm:

Lá và cành dâu tằm được thu hái làm thuốc chữa viêm da tiết bã. Chúng có tác dụng giảm viêm, chống ngứa, kích thích tái tạo tế bào da mới, giúp tổn thương trên da bé nhanh hồi phục.

  • Dùng cành dâu tằm phơi khô, đốt thành than rồi ngâm trong một chậu nước sạch. Để qua đêm, gạn lấy nước trong đem nấu sôi, để nguội. Dùng nước này vệ sinh da hoặc gội đầu cho bé mỗi tuần 2 – 3 lần.
  • Hoặc dùng lá dâu tằm tươi, rửa sạch. Bỏ lá vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ. Đun sôi kỹ trong 10 phút để lấy nước tắm gội cho bé.

– Thoa dầu dừa hoặc dầu ô liu:

Đây là các chất béo lành mạnh có tác dụng sát trùng, làm dịu kích ứng, loại bỏ vảy gàu và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương trên da bé. Bạn chỉ cần lấy một ít dầu thoa lên vùng da bị bệnh của bé hoặc thoa lên đầu khoảng 15 phút trước khi gội đầu để các mảng vảy bong tróc ra ngoài dễ dàng hơn.

– Trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bằng mật ong:

Mật ong được sử dụng như một phương thuốc điều trị tại chỗ cho bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Nó cung cấp nhiều nước, vitamin C, E, axit amin và chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm, giảm viêm đỏ da, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

Để sử dụng, bạn hãy lấy mật ong nguyên chất bỏ vào lò vi sóng để hâm nóng đến khoảng 35 – 40 độ là được. Bôi mật ong trực tiếp lên những khu vực bị bệnh trên da bé, để ít nhất 30 phút rồi lấy nước ấm rửa lại cho sạch sẽ. Áp dụng 2 – 3 lần/tuần trong khoảng 30 ngày liên tục để cải thiện các triệu chứng khó chịu trên da bé.

– Thoa gel nha đam

Gel nha đam chứa tinh chất kháng khuẩn, ức chế nấm, làm dịu vùng da bị bệnh, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp da nhanh được tái tạo.

Để trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, bạn hãy lấy lá nha đam gọt vỏ, đem phần ruột xay nhuyễn thành gel. Dùng bôi lên vùng da bị bệnh của bé mỗi ngày 1 lần, mỗi lần để khoảng 10 – 15 phút.

– Bài thuốc từ lá bạc hà

Lá bạc hà tươi được sử dụng để nấu nước tắm gội, vệ sinh da cho trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã. Thảo dược này chứa hoạt chất methol có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, kháng viêm, giúp da bé dễ chịu hơn.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã

Để làn da bé nhanh hồi phục, trong quá trình điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng lượng sữa bé trong ngày để làn da luôn duy trì được độ ẩm cần thiết, từ đó giảm tiết dầu nhờn dư thừa.
  • Thoa dầu khoáng hay kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé để làm mềm các mảng vảy trên da trẻ trước khi tắm gội vài giờ.
  • Nếu trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã ở đầu, mẹ có thể sử dụng lược chải có răng mềm mại để chải đầu cho bé trong mỗi ngày, nhất là khi gội đầu để loại bỏ các mảng vảy đã bong tróc ra ngoài. Chú ý thực hiện thao tác chải một cách nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho da đầu của bé.
  • Thường xuyên giặt giũ nón đội đầu, vỏ gối, ga trải giường và chăn của bé để loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm hay các tác nhân có hại, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
  • Nâng cao sức đề kháng cho bé bằng một chế độ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này giúp bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh nhanh được chữa khỏi và ít có nguy cơ phát triển trở lại.
 

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC