Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Viêm họng hạt ở lưỡi là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã lan mạnh hơn với rất nhiều triệu chứng nguy hiểm kèm theo. Cần nhanh chóng nhận biết kiểm soát bệnh đúng cách để phòng ngừa những biến chứng khác xuất hiện khiến sức khoẻ bị suy giảm.

Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?

Viêm họng hạt thường xuất hiện khi niêm mạc hầu họng bị nhiễm trùng nặng làm kích hoạt cách hạch bạch huyết nổi lên bám quanh vòm họng với nhiều kích thước khác nhau. Trong một số trường hợp các hạch lympho cũng có thể nổi lên trên lưỡi, cuống lưỡi hoặc bao gồm cả vòm họng khiến người bệnh vô cùng lo lắng sợ hãi. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy viêm họng đã tiến triển sang giai đoạn mãn tính với mức độ nguy hiểm trầm trọng hơn rất nhiều.

viem-hong-hat-o-luoi
Viêm họng hạt ở lưỡi có thể cho thấy tình trạng viêm nhiễm nặng hơn kèm theo rất nhiều triệu chứng nguy hiểm

Theo các chuyên gia, viêm họng hạt ở lưỡi vừa gây đau rát lưỡi khó chịu, vừa khiến ăn uống khó khăn và hàng loạt các triệu chứng toàn thân. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị và kiểm soát các triệu chứng kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt ở lưỡi

Các triệu chứng viêm họng hạt ở lưỡi cực kỳ dễ nhận biết do có thể nhận thấy rõ qua cảm giác đau nhức hay nhìn thấy khi há miệng soi trong gương. Biểu hiện bệnh cũng tương đồng như bệnh viêm họng nhưng có thêm nhiều triệu chứng đặc trưng và trầm trọng hơn.

Cụ thể các dấu hiệu nhận biết của bệnh bao gồm

  • Cảm giác đau nhức ở khoang miệng và lưỡi
  • Môi lợi có các vết loét khiến việc ăn uống bị đau xót khó chịu
  • Bề mặt lưỡi trắng, xuất hiện nhiều hạt to nhỏ khác nhau có thể nhìn thấy rõ ràng
  • Luôn có cảm giác khát nước, lưỡi và vòm họng bị khô, cảm thấy muốn nước nước đá vì sẽ làm lưỡi dễ chịu hơn
  • Đáy lưỡi có các vệt màu trắng, đây là dấu hiệu khá rõ ràng của các cặn bã do vi khuẩn, virus tích tụ trên lưỡi
  • Phần cuống lưỡi xuất hiện các hạt đỏ nổi hẳn lên bề mặt. Bình thường người bệnh không thấy đau nhức nhưng khi nhai nuốt thức ăn và ma sát vào các hột này sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát vô cùng khó chịu.
  • Ngứa họng, vướng họng, đặc biệt khi nuốt thức ăn. Nguyên nhân là do các hạt sưng to ở đáy lưỡi lan rộng ra xung quanh, có thể xuất hiện các hạch ngay cổ và thực quản. Đồng thời viêm họng cũng gây sản sinh nhiều chất nhầy cản trở ở hầu họng gây ra cảm giác vướng họng, ngứa họng khi nuốt thức ăn và giao tiếp.
  • Hai amidan có thể xung thấy kèm theo mủ trắng phía trên
  •  Nổi hạch ở góc hàm đồng thời bị chảy dịch mũi
  • Đờm nhầy bên trong cổ khiến các vi khuẩn có vị trí trú ngụ và gây ra mùi hôi miệng cực kỳ khó chịu. Đôi khi việc đánh răng, súc miệng cũng không thể loại bỏ hết mùi hôi hoặc mùi hôi có thể quay lại sau đó nhanh chóng
  • Các hạt ở lưỡi với kích thước to cùng các hạch bạch huyết lan trên khoang miệng có thể gây cản trở đường thở, người bệnh thở khó khăn, đặc biệt khi nằm hoặc khi làm việc nặng. Người bệnh có thể thở khò khè khó khăn
  • Người bệnh sốt cao trên 38, 40 độ..
  • Cơ thể mệt mỏi đau nhức, người bệnh không muốn làm việc khác.
  • Một số triệu chứng khác như: ho, khạc đờm, nổi hạch,…

viem-hong-hat-o-luoi
Các hạt nổi trên lưỡi với kích thước đa dạng

Các triệu chứng này kéo dài có thể khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Sức khoẻ và tinh thần cũng giảm sút trầm trọng. Tình trạng có thở, ho có đờm thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm có thể khiến người bệnh gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. Màn hầu và lưỡi gà dày cùng eo họng hẹp lại.

Do các triệu chứng này vô cùng dễ nhận biết nên người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị, tránh chủ quan khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

Nguyên nhân viêm họng hạt ở lưỡi

Những nguyên nhân gây xuất hiện các hạt trên lưỡi bao gồm

  • Nguyên Nhân khách quan: sự tấn công của các vi khuẩn, virus làm nhiễm trùng niêm mạc lưỡi, họng. Nếu không loại bỏ các tác nhân này đúng cách có thể gây ra bội nhiễm tại đây, bệnh có xu hướng chuyển sang giai đoạn mãn tính và tái đi tái lại thường xuyên gây viêm nhiễm nặng hơn. Các tác nhân gây bệnh này có thể có sẵn trong tự nhiên, lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh trước đó khiến hàng rào phòng ngự suy yếu và dễ bị tấn công hơn.
  • Nguyên Nhân chủ quan: Vệ sinh răng miệng hằng ngày kém sạch sẽ, đặc biệt ở trẻ nhỏ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển. Người mắc một số bệnh lý tai mũi họng khiến các dịch nhầy có chứa vi khuẩn chảy xuống lưỡi, họng và gây viêm nhiễm tại đây. Đặc biệt những người có tiền sử mắc các bệnh nền như viêm amidan, viêm xoang, trào ngược thực quản cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Một số yếu tố nguy cơ: thời điểm giao mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột, môi trường sinh sống nhiều khói bụi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người thường xuyên bị viêm họng, người mới phẫu thuật amidan cũng là đối tượng cực kỳ dễ nổi hạch bạch huyết trong niêm mạc mũi hay họng. Ngoài ra người có chế độ ăn uống kèm lành mạnh, thường xuyên dùng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn không hợp vệ sinh cũng có thể làm tổn thương lưỡi và kích hoạt các hạch bạch huyết tại đây xuất hiện.

Tìm hiểu chính xác các nguyên nhân gây bệnh cũng hỗ trợ cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ tái phát hiệu quả.

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, Viêm họng hạt ở lưỡi có dấu hiệu nguy hiểm hẳn hơn các tình trạng xuất hiện hạch bạch huyết tương tự. Nếu liên quan đến các tác nhân virus bệnh còn có thể lây nhiễm cho những người xung quanh thông qua việc dùng chung bát đũa, tiếp xúc gần, tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân. Vì thế việc kiểm soát sớm bệnh không chỉ để bảo vệ sức khoẻ bản thân mà còn vì những người xung quanh.

Viêm họng hạt ở ở lưỡi nếu khôgn điều trị dứt điểm có thể tái đi tái lại nhiều lần, chuyển biến sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để laoij bỏ hoàn toàn. Đồng thời bệnh còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm

  • Biến chứng tại chỗ: Bội nhiễm kéo dài gây áp xe thành họng, sưng amidan giai đoạn cấp tính
  • Biến chứng gần: tình trạng bội nhiễm có thể khiến các vi khuẩn, virus nhanh chóng tấn công hệ thống tai – mũi – họng lân cận. Các bệnh lý phổ biến thường xuất hiện như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản bùng phát ngay sau đó khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn
  • Biến chứng xa: Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng trên toàn thân do các tác nhân gây bệnh có thể đi theo đường máu và tấn công cả các cơ quan ở xa. Những biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể gặp như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận, thậm chí là ung thư vòm họng.

viem-hong-hat-o-luoi
Viêm họng hạt ở lưỡi có thể gây viêm xoang

Viêm họng hạt nói chung có thể là một trong những dấu hiệu khởi phát đầu tiên của ung thư vòm họng. Lúc này hệ miễn dịch suy yếu còn tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh lý khác phát triển khiến sức khoẻ suy giảm toàn diện. Trong trường hợp ung thư vòm họng, việc điều trị chỉ mang tính chất kiểm soát triệu chứng tạm thời, không thể điều trị bệnh hoàn toàn.

Phòng tránh viêm họng hạt ở lưỡi

Để phòng tránh bệnh lý hô hấp này, cần thực hiện những biện pháp sau đây

  • Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để phòng tránh lại những tác nhân gây bệnh
  • Súc miệng với nước muối sinh lý, đánh răng sạch sẽ mỗi ngày từ 1- 2 lần
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tránh xa các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhanh
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu hằng ngày
  • Đảm bảo vệ sinh thân thể, tay chân hằng ngày
  • Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt với trẻ nhỏ
  • Dành thời gian khám sức khoẻ định kỳ hằng năm

Hướng điều trị viêm họng hạt ở lưỡi

Khi đã tiến triển sang giai đoạn viêm họng hạt tức là tình trạng viêm nhiễm hầu họng đã trầm trọng hơn nên rất khó để có thể tự khỏi như các giai đoạn viêm họng cấp tính trước đó. Tốt nhất người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để thăm khám và kiểm tra phù hợp, sớm giảm các triệu chứng của bệnh.

Điều trị bằng Tây y

Tuỳ theo từng nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Việc điều trị sẽ thực hiện theo kết hợp song song giữa điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Nhờ đó mới có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại sau đó.

viem-hong-hat-o-luoi
Kháng sinh thường được dùng trong các trường hợp viêm họng có liên quan đến các loại vi khuẩn

Các phương pháp chính thường được bác sĩ chỉ định như

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm penicillin hay Beta lactam, macrolid,… cho những trường hợp có liên quan đến vi khuẩn, không có tác dụng trên virus. Kháng sinh sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm để giải quyết tình trạng đau họng, hôi miệng hiệu quả.
  • Thuốc kháng viêm: giúp giảm các sưng viêm niêm mạc họng và các cơ quan lân cận như Amidan, phế quản, khí quản,…Một số thuốc phổ biến thường dùng như Prednisolon, Betamethason,..
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Hầu hết dùng Paracetamol, Ibuprofen cho những người bị sốt cao trên 38 độ. Thuốc này giúp giảm thân nhiệt, giảm đau để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc giảm ho: Có thể dùng các loại thuốc đặc trị hay các loại siro, viên ngậm giảm ho có chiết xuất từ thảo dược để giảm tình trạng ngứa rát khó chịu tại họng nhưng không gây ra quá nhiều tác dụng phụ.
  • Một số thuốc đặc trị nếu liên quan đến các bệnh nền khác: thuốc giảm trào ngược thực quản, thuốc chống dị ứng..

Việc điều trị bằng thuốc nên đảm bảo có sự chỉ định từ bác sĩ để an toàn và phù hợp với từng đối tượng. Lạm dùng thuốc quá liều hay dừng thuốc sớm đều có thể là những nguyên nhân khiến sức đề kháng suy giảm và tăng nguy cơ bệnh nặng hơn.

Trong trường hợp dùng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định một số can thiệp ngoại khoa như đốt hạt viêm họng bằng tia laser, đốt điện hoặc ion plasma. Tuy nhiên các phương pháp này thường không được khuyến khích quá nhiều vì có thể để lại sẹo, tăng nguy cơ nhiễm trùng hay chảy máu.

Đồng thời đốt viêm họng hạt cũng không đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các hạt vẫn có thể xuất hiện với mức độ trầm trọng hơn. Dù vậy trong trường hợp niêm mạc họng xuất hiện các hạt có kích thước quá lớn gây cản trở khi hô hấp, ăn uống việc đốt hạt vẫn cần chỉ định để nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh.

Điều trị bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y cũng thường được rất nhiều người ưu tiên sử dụng vì thực sự đem lại tác dụng cải thiện bệnh vừa không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt sử dụng các bài thuốc này thường khiến người bệnh có xu hướng ăn ngon, ngủ ngon hơn, nhờ đó nhanh chóng phục hồi sức khoẻ và tiếp thêm năng lượng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16gr kinh giới; bạc hà, tang bạch bì, cỏ nhọ nồi mỗi dược liệu dùng 8g;  huyền sâm, kim ngân, sinh địa, xạ can mỗi vị thuốc dùng 12g. Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng lượng nước xâm xấp vừa đủ. Thuốc sôi vài phút thì tắt bếp, gạn lấy nước cốt uống hết trong ngày. Bài thuốc này rất phù hợp với những người Viêm họng hạt ở lưỡi gây đau nhức khó nuốt.
  • Bài thuốc 2: Dùng kinh giới, sinh địa, cương tàm, liên kiều, huyền sâm, ngưu bàng tử mỗi dược liệu 12g; 6g bạc hà; cam thảo và cát cánh 4g mỗi vị thuốc cùng 20gr kim ngân. Làm sạch các dược liệu rồi sắc cùng lượng nước xâm xấp vừa đủ. Đun thuốc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/ 5 nồi thuốc thì tắt bếp, gạn lấy nước uống hết trong ngày. Bài thuốc này rất phù hợp với những người đang bị lở loét miệng không ăn uống được gì khác.

Chú ý khi dùng các bài thuốc Đông y trên đây người bệnh không dùng kết hợp với các loại thuốc Tây. Một số vị thuốc có thể gây tương tác với thuốc, ví dụ cam thảo gặp thuốc tây có thể làm hạ huyết áp. Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn một trong hai cách điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng vẫn nên ưu tiên dùng thuốc Tây hơn do hiệu quả của thuốc Đông y khá chậm.

Điều trị tại nhà

Các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát trở lại. Người bệnh cần kết hợp song song giữa chế độ chăm sóc cùng phác đồ điều trị từ bác sĩ để tăng cường hiệu quả điều trị tốt nhất, nhanh chóng phục hồi sức khoẻ trên toàn diện.

viem-hong-hat-o-luoi
Sử dụng các loại trà thảo dược giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đáng kể

Theo đó bạn nên chú ý đến các vấn đề sau khi chăm sóc người bệnh viêm họng hạt nổi ở lưỡi

  • Sử dụng các thảo dược chống viêm: Một số thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm cực mạnh tương đương như các kháng sinh mà bạn có thể áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng. Một số thảo dược quen thuộc như gừng, bạc hà, tỏi.. Bạn có thể ngậm trực tiếp các thảo dược này, thêm vào món ăn hoặc pha trà uống hằng ngày cũng rất tốt.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý: Muối có tính sát trùng cực mạnh có thể giúp làm dịu các triệu chứng ngứa rát khó chịu. Nước muối cũng giúp làm loãng đờm, làm thông thoáng đường thở nhờ đó giảm sưng viêm các cơ quan lân cận để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Súc miệng với nước muối ngày 2- 3 lần sẽ giúp nhanh chóng làm giảm sưng viêm các hạch bạch huyết trên lưỡi.
  • Ngậm mật ong: mật ong cũng là dược liệu có tính sát khuẩn tốt đồng thời có thể làm dịu các triệu chứng ở niêm mạc hầu họng. Với vị ngọt tự nhiên, mật ong sẽ không gây ra tình trạng sưng viêm hầu họng mà ngược lại còn tăng cường khẩu vị hơn. Bạn có thể ngậm trực tiếp 1- 2 thìa mật ong nguyên chất hoặc pha cùng nước ấm mỗi sáng cũng rất tốt.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Bên cạnh các nhóm thực phẩm chống viêm, các vitamin C, vitamin A từ rau củ và trái cây cũng cần được bổ sung để tăng cường đề kháng để sớm chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Uống nhiều nước: Cần bổ sung từ 2- 2,5l nước mỗi ngày, có thể tăng thêm với những người bệnh để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài. Nước cũng giúp làm loãng đờm để tống chúng ra ngoài, loại bỏ nơi trú ngụ của các vi khuẩn. Người bệnh nên ưu tiên uống nước ấm hoặc bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Xông hơi mũi họng: Bạn chỉ cần dùng 1 bát nước sôi, có thể cho thêm vào giọt tinh dầu hoặc một ít gừng, sả để xông hơi họng vừa giúp loại bỏ đờm ra bên ngoài vừa giúp kháng khuẩn hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ nhất.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: như đã nói, khoang miệng viêm nhiễm cũng có thể do chế độ bảo vệ chăm sóc kém chất lượng. Người bệnh nên duy trì thói quen đánh răng miệng hằng ngày để sớm loại bỏ các ổ vi khuẩn tồn đọng.

Viêm họng hạt ở lưỡi có mức độ nguy hiểm khá cao nên người bệnh không nên chủ quan mà có cần điều trị sớm. Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn chính là biện pháp hàng đầu để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lý này.

Câu hỏi thường gặp
Các cơ quan ở trẻ em chưa hoàn thiện nên đây là đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh về hô hấp. Viêm họng hạt có mủ cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Vậy, bệnh có nguy hiểm không? Và làm cách nào để điều trị khi trẻ bị viêm họng hạt có mủ?...
Viêm họng hạt kiêng gì và cần ăn những gì giúp bệnh mau khỏi là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chế độ ăn uống hợp lý khi bị viêm họng hạt.  Viêm họng hạt kiêng gì? Viêm họng hạt cần kiêng sử dụng các thực phẩm có...
Viêm họng hạt ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này ở trẻ. Mọi người thường không biết rõ viêm họng hạt có nguy hiểm với trẻ không hay chỉ đơn giản như viêm họng bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp các...
Có rất nhiều trường hợp bị viêm họng hạt gây nổi hạch. Tình trạng bệnh khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và bệnh có nguy hiểm hay không. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như cách khắc phục tốt nhất. Viêm họng...
Viêm hạt là bệnh về hô hấp rất phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này. Chữa viêm họng hạt bao lâu thì...
Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp đốt để trị bệnh viêm họng hạt. Vậy, viêm họng hạt có nên đốt không, có an toàn không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. Bị viêm họng hạt có nên đốt không? Viêm họng hạt là tình trạng sưng, đau...
Hỏi: Chào Bác sĩ, Tôi là Nguyễn Hoài Nam, 27 tuổi, hiện ở Sơn Tây, Hà Nội. Lần đầu đi khám ở bệnh viện Bạch Mai và được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm họng hạt.  Đến nay là gần 6 tháng, tôi đã điều trị rất nhiều lần, đã dùng cả phương pháp đốt điện nhưng bệnh vẫn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan