Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Viêm khớp dạng thấp và gout: Cách nhận biết, phân biệt

4.7/5 - (3 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là hai bệnh lý về xương khớp vô cùng phổ biến với các triệu chứng khá giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt viêm chính xác hai bệnh lý này để có hướng điều trị phù hợp, tránh chữa trị sai cách có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout

Triệu chứng chung của viêm khớp dạng thấp và gout đều là tình trạng đau nhức, sưng viêm và nóng khớp tại một hay nhiều khớp. Do đó không ít người bệnh thường dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này dẫn tới việc dùng thuốc hay điều trị sai cách làm bệnh không những thuyên giảm mà còn có xu hướng trầm trọng hơn.

viêm khớp dạng thấp và gout
Mặc dù có một số triệu chứng tương đồng nhưng cơ chế gây bệnh cũng như hướng điều trị cả hai bệnh hoàn toàn khác nhau

Phân biệt chính xác hai bệnh lý này sẽ giúp quá trình điều trị và cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo cách nhận biết thông qua các thông tin sau đây

Cơ chế gây bệnh

Cần chú ý rằng cơ chế của hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng cơ bản lại khá giống nhau nên nếu không kiểm tra chính xác có thể gây nhầm lẫn khiến bệnh lý trầm trọng hơn,

viêm khớp dạng thấp và gout
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp thường liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch trong khi bệnh gout lại liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa của acid uric

Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự sự rối loạn chuyển hóa acid uric bên trong cơ thể và làm hình thành các tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây đau nhức. Trong đó, Acid uric là một loại chất thải tự nhiên có trong cơ thể được tích tụ từ quá trình tiêu hóa các nhóm thực phẩm có chứa purin.

Bình thường, chất này sẽ được loại bỏ tự nhiên thông qua đường nước tiểu. Tuy nhiên do một lý do nào đó, lượng chất này bị tăng cao đột ngột khiến thận không kịp thích ứng và không thể loại bỏ hết. Từ đó, các acid uric bị tồn dư sẽ lắng đọng trong các khớp làm kích ứng các phản ứng sưng viêm đau nhức tại các khớp.

Do đó nguyên nhân gây bệnh gout thường liên quan đến những người thường xuyên ăn các thực phẩm có quá nhiều acid uric như đồ ăn quá mặn, bia rượu, nội tạng động vật hay các thực phẩm có quá nhiều chất đạm. Những người mắc bệnh lý làm giảm chức năng thận như suy thận, viêm cầu thận hay các bệnh lý tim mạch cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Trong khi đó, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp lại có liên quan đến rối loạn tự miễn. Theo cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch sẽ phóng thích ra các chất nhằm loại bỏ các dị nguyên xâm nhập có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà hệ miễn dịch bị rối loạn và tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh khiến xương bị đau nhức sưng viêm trầm trọng.

Viêm khớp dạng thấp thường không tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh còn gout có thể xác định rõ cơ chế gây bệnh hơn. Bệnh thường có liên quan đến các chấn thương, các bệnh lý về xương khớp và đặc biệt có liên quan đến yếu tố di truyền. Môi trường sống hay yếu tố phơi nhiễm như amiăng hoặc silica cũng có thể là các yếu tố kích ứng bệnh mà bạn cần quan tâm.

Triệu chứng của bệnh

Bên cạnh triệu chứng đau nhức chung tại các khớp, mỗi bệnh đều sẽ có các dấu hiệu riêng như vị trí đau nhức và các triệu chứng kèm theo. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể phân biệt bệnh thông qua các dấu hiệu thông thường.

Dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

  • Đau nhức tại các khớp kèm theo dấu hiệu sưng nhưng khá ít
  • Người bệnh có thể bị sốt cao do có liên quan đến các yếu tố nhiễm khuẩn
  • Thường xảy ra ở những khớp đối xứng hai bên cơ thể
  • Cân nặng suy giảm mà không có lý do rõ ràng
  • Thường xuất hiện tại các khớp nhỏ như khớp ở bàn tay, cổ tay và bàn chân
  • Có thể bị cứng khớp kéo dài, đặc biệt vào buổi sáng
  • Cơn đau có xu hướng thuyên giảm sau khi được nghỉ ngơi
  • Các cơn đau do viêm khớp dạng thấp có xu hướng khởi phát từ từ
  • Vùng da xung quanh thường có màu hồng nhạt hoặc đỏ, nếu sờ vào có cảm giác ấm
  • Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như khàn giọng, đau cổ họng, mắt khô, mỏi mắt, nhịp thở ngắn, đau ngực hoặc trên da cũng có thể xuất hiện các nốt đỏ,…

Dấu hiệu bệnh gout

  • Thường xuất hiện tại các khớp khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân..
  • Thường xảy ra phổ biến ở chân, gốc ngón chân cái hay đặc biệt mắt cá chân có dấu hiệu sưng to đau nhức trầm trọng
  • Gout thường xuất hiện theo từng giai đoạn, trong đó mỗi đợt có thể kéo dài đến 2 tuần và có thể đạt đỉnh điểm trong vòng 2 tuần
  • Cơn đau sẽ không thuyên giảm nếu không nhanh chóng được điều bằng thuốc hay các phương pháp y khoa
  • Các khớp bị sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, xuất hiện phổ biến và rõ ràng hơn so với viêm khớp dạng thấp. Vùng da ở một bên sưng viêm, đỏ rát thấy rõ ràng hơn so với bên còn lại
  • Thường có xu hướng xuất hiện ở 1 bên khớp
  • Có thể xuất hiện các hạt dưới da

Đối tượng mắc bệnh

Viêm khớp dạng thấp và gout đều thường gặp ở những nhóm người trong độ tuổi trung niên là chủ yếu thường tỏng khoảng từ 35- 60 tuổi. Những người thừa cân, béo phì hay có liên quan đến yếu tố độ tuổi cũng có liên quan đến các yếu tố gây bệnh thường gặp ở cả hai bệnh.

viêm khớp dạng thấp và gout
Mặc dù cùng ở nhóm tuổi mắc bệnh trung niên nhưng gout thường xuất hiện chủ yếu ở nam giới trong khi viêm khớp dạng thấp có xu hướng nữ mắc bệnh cao hơn

Đối tượng mắc bệnh gout chủ yếu như

  • Những người ăn mặn, uống nhiều bia rượu hay ăn nội tạng động vật, các món muối chua
  • Người mắc các bệnh lý suy thận, huyết áp cao hay tim mạch
  • Người quá lạm dụng các loại thuốc như làm tăng mức độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào
  • Gout gặp chủ yếu ở nam giới nhiều hơn do những người này do liên quan đến các thói quen ăn uống thiếu khoa học.
  • Ít gặp hơn ở phụ nữ và trẻ nhỏ

Đối tượng mắc viêm khớp dạng thấp

  • Người có tiền sử gia đình vị viêm khớp dạng thấp, do đó bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em hay phụ nữ
  • Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn ở nam giới
  • Người có hệ miễn dịch kém
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như viêm màng hoạt dịch

Đối tượng mắc bệnh là một trong những dấu hiệu có thể giúp phân biệt nguy cơ mắc bệnh này cao hơn do các yếu tố cơ chế gây bệnh khó có thể xác định.

Biến chứng của hai bệnh

Biến chứng chung của cả hai bệnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh sẽ gặp những cơn đau nhức trầm trọng làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần trầm trọng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp và gout còn gây ra các biến chứng khác nhau mà bạn có thể nhận biết.

Biến chứng của bệnh gout

  • Các khớp xương dần bị phá hủy khiến ảnh hưởng đến chức năng vận động nghiêm trọng
  • Hình thành cục tophi trong khớp khiến xương bị biến dạng như tophi ở vành tai, khủy tay, gót chân, mu bàn chân,…
  • Tăng cao nguy cơ mắc các bệnh lý về thận như sỏi thận do tích trữ lượng acid uric quá nhiều
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Biến chứng tim mạch.
  • Đặc biệt bệnh có nguy cơ tái phát rất cao, nếu sau điều trị người bệnh không có chế độ sinh hoạt khoa học thì bệnh có thể tái phát thành mãn tính trở lại và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tinh thần cuộc sống.

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

  • Khớp bị biến dạng và làm khả năng vận động
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần  do với người bình thường
  • Trên da xuất hiện các vết đốm màu nâu, hồng hay lở loét, da bị phồng rộp xấu xí, thường là các vị trí như khuỷu tay, ngón tay và vùng dưới móng.
  • Có thể làm suy giảm chức năng tại thận
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
  • Có thể gây ảnh hưởng trên toàn cơ thể như tim, gan, thận, phổi,…
  • Có thể dẫn đến hội chứng khô mắt và gây mù lòa

Nhìn chung cả hai bệnh lý đều gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ tại khớp mà còn trên toàn cơ thể. Bệnh nếu tiến triển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm mà thường xuyên tái phát làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần trầm trọng. Khả năng vận động của người bệnh cũng ảnh hưởng trầm trọng.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và gout

Để phân biệt bệnh chính xác nhất thì người bệnh nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra hình ảnh hoặc các phương pháp liên quan. Mọi triệu chứng phía trên chỉ mang tính chất tham khảo thông qua triệu chứng bên ngoài, còn để chính xác nhất vẫn cần đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

viêm khớp dạng thấp và gout
Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hình ảnh là cách chính xác nhất để xác định bệnh

Các xét nghiệm giúp kiểm tra chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp và gout bao gồm

  • Chụp X quang bệnh gout mãn tính có thể phát hiện các khuyết và các hốc (vị trí hạt tophi) trong khi bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện dấu hiệu bào mòn, hẹp khe khớp.
  • Siêu âm khớp bị bệnh gout giúp phát hiện  hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp từ giai đoạn đầu, khuyết xương là 65 – 82% và có  dấu hiệu đường đôi gặp tỷ lệ 31 – 92 %. Trong khi đó với viêm khớp dạng thấp tỷ lệ bào mòn xương có tỷ lệ  22,4% và có xu hướng tiến triển nhanh
  • Chụp cộng hưởng với bệnh gout có thể phát hiện bào mòn xương, khuyết xương, calci hóa  trong khi đó với viêm khớp dạng thấp giúp phát hiện tình trạng tràn dịch khớp, viêm màng hoạt dịch..
  • Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ acid uric trong máu hoặc to mức độ lắng đọng máu giúp xác định chính xác bệnh hơn.

Điều trị viêm khớp dạng thấp và gout

Bên cạnh các loại thuốc chống viêm giảm đau thông dụng thì mỗi loại bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau để cải thiện các triệu chứng phù hợp nhất. Người bệnh cần đảm bảo sử dụng đúng các loại thuốc để nhanh chóng loại bỏ bệnh và lấy lại sức khỏe ổn định như ban đầu.

Cả hai bệnh đều cần có chế độ ăn uống khoa học hợp lý, giảm cân trong trường hợp cần thiết, nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó cần chú ý các điều trị sau đây

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Cần chú ý rằng bệnh lý nào thường liên quan đến các yếu tố mãn tính nên việc điều trị chủ yếu nhằm ngăn ngừa biến chứng và các nguy cơ thoái hóa có thể xảy ra. Theo đó các loại thuốc thường được chỉ định như

  • Thuốc sinh học giúp điều hòa hoạt động hệ miễn dịch, thường là các loại thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin D, vitamin B12,…
  • Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm (DMARDs) như Methotrexate, Leflunomide, hydroxychloroquine
  • Một số phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng
  • Phẫu thuật nội soi, chỉnh sửa trục, chỉnh sửa gân hoặc thay thế khớp nhân tạo trong một số trường hợp
  • Tăng cường sức đề kháng để giúp sức khỏe ổn định.

Điều trị bệnh gout

Bệnh gout dù có thể cải thiện tốt nhưng cũng có xu hướng tái phát thường xuyên khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh còn kết kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Các phương pháp điều trị thường được chỉ định như

  • Các loại thuốc giúp ngăn ngừa sản xuất acid uric hay tăng khả năng bài tiết axit uric như Allopurinol và Probenecid
  • Nhóm ức chế tổng hợp acid uric
  • Nhóm thuốc làm tăng thải acid uric qua nước tiểu như probenecid hay  sunfinpyrazon
  • Thuốc làm tiêu acid uric
  • Hạn chế các thực phẩm như đồ ăn nội tạng, đồ ăn lên men, bia rượu…

Viêm khớp dạng thấp và gout có thể xảy ra cùng lúc không

Các nghiên cứu trước đây thường cho rằng viêm khớp dạng thấp và gout sẽ không thể xảy ra cùng lúc. Bởi khi điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng aspirin liều cao sẽ làm tăng khả năng  đào thải acid uric qua thận. Do đó các chuyên gia cho rằng không thể mắc hai bệnh lý này cùng một lúc.

viêm khớp dạng thấp và gout
Người bị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể mắc bệnh gout nếu không có chế độ chăm sóc điều trị phù hợp

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã phát hiện hai bệnh này có thể xảy ra cùng lúc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Thống kê cho thấy có đến  khoảng 5,3% những người bị viêm khớp dạng thấp cũng sẽ bị bệnh gout, trong khi nguy cơ đang bị gout biến chứng thành viêm khớp dạng thấp thường khá thấp.

Thường tình trạng này có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở các phụ nữ trung niên do axit uric huyết thanh cao, nếu bị tăng lượng chất này bất thường sẽ nhanh chóng mắc luôn bệnh gout. Triệu chứng đặc trưng thường là tình trạng ngón chân cái sưng to, nóng đỏ và đau nhức lan rộng trên toàn thân.

Người bệnh nếu mắc đồng thời cả hai bệnh lý này sẽ làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng và trầm trọng nên cần có hướng điều trị và cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì có lối sống khoa học lành mạnh là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát và các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt chú ý không lạm dụng các loại thuốc quá mức vì vừa có hại cho sức khỏe vừa khiến bệnh giảm kết quả điều trị về lâu về dài.

Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout. Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để chính xác hơn người bệnh vẫn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ và thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt viêm khớp dạng thấp và goutCơ chế gây bệnhTriệu chứng của bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứng của hai bệnhChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt viêm khớp dạng thấp và goutCơ chế gây bệnhTriệu chứng của bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứng của hai bệnhChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtCách phân biệt viêm khớp dạng thấp và goutCơ chế gây bệnhTriệu chứng của bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứng của hai bệnhChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt viêm khớp dạng thấp và goutCơ chế gây bệnhTriệu chứng của bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứng của hai bệnhChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtCách phân biệt viêm khớp dạng thấp và goutCơ chế gây bệnhTriệu chứng của bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứng của hai bệnhChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn