Viêm phế quản co thắt dạng hen

Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Viêm Tiểu Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Những Biến Chứng Gì?

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại

Bé Bị Viêm Phế Quản Tái Đi Tái Lại Nguyên Nhân Do Đâu?

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Viêm phế quản kiêng ăn gì? Các thực phẩm người bệnh cần tránh

Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Viêm Phế Quản: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không với 6 cách hiệu quả

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm Phế Quản: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh viêm phế quản có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường ở đường hô hấp như khó thở, thở khò khè, ho khan hoặc ho có đờm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn. Để điều trị viêm phế quản, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác để loại bỏ các dấu hiệu khó chịu cho người bệnh.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới xảy ra khi các ống phế quản làm nhiệm vụ dẫn khí vào trong phổi bị sưng viêm, phù nề và tiết ra nhiều dịch. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, thường gặp nhất là trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi do hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc do người khác hút cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.

Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp

Tình trạng nhiễm trùng trong phế quản có thể xảy ra ở các tiểu phế quản hay phế quản phổi. Tùy theo thời gian mắc bệnh và các đặc điểm lâm sàng mà bệnh được chia thành hai dạng gồm viêm phế cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

Bên cạnh các triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp, bệnh viêm phế quản còn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Cần sớm tiến hành thăm khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị và ngăn ngừa bệnh phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản đều do vi khuẩn, virus gây ra. Thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hay H.influenzae… Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phế quản như:

  • Thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Không khí xung quanh môi trường sống bị ô nhiễm
  • Có cơ địa dị ứng khiến phế quản cũng như đường thở dễ bị kích thích, viêm nhiễm khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên ( phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc,…)
  • Trẻ sinh non
  • Hút thuốc lá hoặc trong gia đình và nơi làm việc có người hút thuốc lá
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng yếu, không có sức chống đỡ khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
  • Không điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp trên khiến cho mầm bệnh tấn công xuống phế quản.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, biểu hiện rõ nét nhất ở đường hô hấp. Bệnh có nhiều triệu chứng tương đồng với các vấn đề khác như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan… nên bạn cần chú ý để không chẩn đoán nhầm lẫn dẫn đến sai lầm trong điều trị.

1. Dấu hiệu chung của viêm phế quản

Hầu hết các trường hợp mắc viêm phế quản đều có các dấu hiệu chung như:

  • Ho, cơn ho có khuynh hướng nặng hơn về đêm hoặc khi trời lạnh
  • Cổ họng vướng nhiều đờm nhầy. Có người khạc ra đờm màu trắng, màu xám nhưng cũng có những trường hợp đờm có màu hơi xanh hoặc vàng.
  • Có cảm giác tức ngực, khó thở
  • Khi thở phát ra tiếng khò khè, đặc biệt là lúc nằm ngủ
  • Trong người mệt mỏi, có thể kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn
  • Sốt
  • Trẻ bị bệnh có thể bỏ bú, biếng ăn, nôn trớ, khó ngủ hoặc hay quấy khóc

Bên cạnh đó, tùy theo dạng viêm phế quản mắc phải là cấp tính hay mãn tính mà bệnh còn có những đặc điểm riêng.

2. Biểu hiện viêm phế quản theo thể bệnh

– Viêm phế quản cấp tính:

Thời gian ủ bệnh ở người mắc viêm phế quản cấp thường diễn ra trong 2 – 3 ngày. Bạn có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Bị ho thường xuyên, thường là ho đờm
  • Có cảm giác nghẹn vướng ở cổ họng do đờm nhầy. Tình trạng khó nuốt, nuốt vướng, buồn nôn khi ăn cũng có thể xảy ra.
  • Sốt, ớn lạnh trong người
  • Tức ngực, mệt mỏi
  • Hơi thở nặng nhọc, khó thở, thở khò khè.

Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng viêm phế quản có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính gây khó khăn cho quá trình điều trị.

dấu hiệu viêm phế quản
Ho là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính

– Viêm phế quản mãn tính:

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những đối tượng nghiện hút thuốc lá. Bệnh có tính chất kéo dài, tái phát nhiều đợt trong năm. Thể bệnh này có những đặc điểm như sau:

  • Thường xuyên bị ho
  • Cơn ho kéo dài trong nhiều ngày khiến bạn mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ
  • Khó thở và ho nhiều về đêm
  • Suy giảm sức khỏe
  •  Các triệu chứng bệnh có thể diễn ra trong ít nhất 3 tháng mỗi năm.

Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Bạn cũng có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tình không được kiểm soát tốt.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm phế quản, bạn nên tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị từ sớm. Đặc biệt, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, hãy tới gặp bác sĩ ngay:

  • Bị sốt cao từ 39 độ trở lên và thân nhiệt khó hạ
  • Mất ngủ
  • Khó thở, thở khò khè
  • Ho nhiều
  • Nôn ói nhiều dẫn đến tình trạng mất nước, môi lưỡi khô, số lần đi tiểu giảm, lượng nước tiểu ít
  • Trẻ nhỏ bị bệnh có biểu hiện bỏ bú, bỏ ăn, ngủ li bì , quấy khóc, cơ thể tím tái cũng cần được đưa tới bệnh viện ngay.

Biến chứng của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Đây chính là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Ở giai đoạn nặng, bệnh viêm phế quản không chỉ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng mà còn có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm phế quản. Tình trạng viêm phổi xảy ra khi nhiễm trùng trong phế quản không được kiểm soát tốt làm lây lan mầm bệnh đến phổi. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, các trường hợp có hút thuốc lá hoặc người mắc bệnh mãn tính ở đường hô hấp.
  • Suy hô hấp: Bệnh nhân bị bội nhiễm viêm phế quản có kèm theo cúm thì bệnh tình có thể diễn tiến phức tạp hơn dẫn đến suy hô hấp.
  • Giãn phế quản: Biến chứng này xảy ra do viêm phế quản mạn tính tái đi tái lại nhiều lần.
  • Hen phế quản: Bệnh viêm phế quản kéo dài có thể là khởi đầu của chứng hen suyễn hay hen phế quản. Lúc này, các phế quản có biểu hiện co thắt, sưng phù và tiết ra nhiều dịch nhầy làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí vào trong phổi, từ đó khiến cho bệnh nhân bị khó thở, thiếu oxy. Trường hợp đang trong cơn suyễn mà không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Ung thư phổi: Nguy cơ gặp biến chứng ung thư phổi xảy ra cao hơn ở bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm và có hút thuốc lá.

Chẩn đoán viêm phế quản

Để chẩn đoán viêm phế quản, bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng biểu hiện bên ngoài cùng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng kết hợp thăm khám sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân. Bác sĩ thường dùng một ống nghe áp vào ngực của người bệnh để nghe được các âm thành bất thường trong đường thở và trong phổi, chẳng hạn như tiếng khò khè hay tiếng thở rít.

Một số xét nghiệm cần thiết cũng có thể được chỉ định để phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh như:

  • Chụp X-quang để quan sát tổn thương trong phổi
  • Đo phế dung nhằm kiểm tra lưu lượng không khí giữ lại trong phổi và tốc độ đẩy không khí ra ngoài nhằm đánh giá được chức năng phổi.
  • Lấy mẫu đờm làm xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, virus gây bệnh
  • Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng có thể gợi ý về tình trạng nhiễm trùng trong phổi. Trường hợp bạch cầu không tăng thì có thể bệnh nhân đã bị nhiễm virus.

Cách điều trị bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản thường được điều trị bằng thuốc bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, một số mẹo tự nhiên cũng có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh nên được nhiều người áp dụng tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Dùng thuốc chữa viêm phế quản

Bệnh nhân bị viêm phế quản có thể được chỉ định các thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như:

thuốc điều trị viêm phế quản
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm phế quản có liên quan đến nhiễm khuẩn
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh nên được sử dụng cho các trường hợp bị viêm phế quản do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus nên bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý lạm dụng bừa bãi dẫn đến kháng thuốc, loạn khuẩn đường ruột.
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có thể giúp giảm viêm, ức chế tiết đàm cho các trường hợp bị viêm phế quản có liên quan đến dị ứng.
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Chẳng hạn như Theophylin hay Salbutamol,… Thuốc có khả năng làm giãn nở phế quản, tăng cường dẫn lưu không khí vào trong phổi, tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Thuốc long đờm: Nhóm thuốc này giúp làm loãng đờm nhầy, tiêu đờm, qua đó cải thiện các triệu chứng khó thở, thở khò khè thường gặp ở bệnh nhân bị viêm phế quản.
  • Thuốc giảm ho: Bao gồm Tecpin-codein hay Paxeladine. Chúng được chỉ định cho những đối tượng bị ho khan. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế co thắt cơ, qua đó giảm hiện tượng ho khan, đau tức ngực. Không dùng loại thuốc này cho người bị ho có đờm.
  • Thuốc an thần: Loại thuốc này có thể được chỉ định cho các trường hợp có biểu hiện mất ngủ, lo âu, căng thẳng quá mức.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Người bị sốt từ 38,5 độ trở lên có thể dùng các loại thuốc như Panadol, Efferalgan,… để hạ nhiệt độ và giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn về liều lượng, thời điểm uống thuốc trong ngày
  • Không tự ý tăng hoặc bớt liều lượng khi các triệu chứng viêm phế quản đã thuyên giảm. Điều này có thể gây gián đoạn quá trình điều trị và dẫn đến lờn thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Hậu quả là bệnh diễn tiến ngày càng nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.
  • Tái khám sau khi dùng hết thuốc để được bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với tiến triển của bệnh.
  • Dùng thuốc trị viêm phế quản có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

2. Mẹo hỗ trợ điều trị viêm phế quản tại nhà

  • Uống nhiều nước: Bổ sung nhiều chất lỏng cho cơ thể có tác dụng làm loãng đờm nhầy và ngăn ngừa mất nước khi bị nôn ói. Người bệnh nên uống nước ấm, nước ép trái cây hoặc các loại trà thảo mộc để tận dụng các hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên nhằm đẩy lùi bệnh tật một cách an toàn.
  • Cách chữa bệnh viêm phế quản bằng tỏi: Tỏi chứa hoạt chất kháng sinh nên giúp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu, người bệnh hãy lấy 3 – 4 tép tỏi đem lột vỏ, giã nhuyễn. Bỏ tỏi vào trong chén rồi hấp cách thủy chung với 10ml mật ong trong khoảng 15 phút. Chắt nước tiết ra chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.
  • Trị viêm phế quản bằng gừng: Gừng giúp giữ ấm đường thở, đồng thời bổ sung các hoạt chất b-zingiberen, geraniol hay  linalol có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách còn giúp tăng cường lưu thông máu đến phế quản để cung cấp các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện cho tổn thương viêm nhanh lành. Người bệnh chỉ cần lấy 500g gừng đem rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt. Nấu nước cốt gừng chung với 200ml mật ong thành một loại cao lỏng bỏ vào hũ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 1 muỗng cao đem hòa tan trong 100ml nước ấm, uống từ từ đến khi hết. Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối.
cách chữa viêm phế quản bằng gừng
cách chữa viêm phế quản bằng gừng đang được nhiều người áp dụng để trị bệnh tại nhà
  • Mật ong và lá hẹ chữa viêm phế quản: Mật ong có tác dụng sát trùng, tiêu đàm, kháng viêm, làm dịu kích ứng trong phế quản, đồng thời chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó, lá hẹ lại có đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Người bệnh lấy 5 lá hẹ tươi đem rửa sạch, thái nhỏ bỏ vào bát cùng với 3 thìa mật ong. Hấp cách thủy cho đến khi chín rồi chia 2 – 3 lần dùng trong ngày. Ăn cà nước lẫn cái.
  • Thuốc chữa viêm phế quản từ nghệ: Nghệ chứa một lượng lớn curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm mạnh, giúp giảm ho, long đờm, làm tiêu chất nhầy và hỗ trợ chữa lành tổn thương trong phế quản. Hãy uống 1 – 2 ly sữa ấm pha bột nghệ mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  • Kết hợp củ cải trắng và mật ong: Bài thuốc dân gian này có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, làm thông thoáng đường thở, hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Trước tiên, lấy 1/2 củ cải trắng gọt vỏ, thái nhỏ rồi bỏ vào chén hấp cùng mật ong. Gạn nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
  • Dùng chanh đào: Giàu vitamin A, B, C, chanh đào có khả năng chống oxy hóa, sát khuẩn, tiêu đờm, giảm ho, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Dân gian thường thái chanh đào thành lát mỏng, sau đó bỏ vào hũ thủy tinh ngâm cùng đường phèn trong khoảng 1 tháng. Để trị viêm phế quản, mỗi lần uống 1 thìa nước ngâm x 3 – 4 lần/ngày.

Các phương pháp chữa viêm phế quản tại nhà mặc dù khá an toàn nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp với thuốc tây để sức khỏe mau chóng hồi phục.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị viêm phế quản bằng cách chăm sóc tốt đường thở, đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khí thải công nghiệp hay hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc cần mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khi đến những nơi này.
  • Trong những ngày thời tiết lạnh hoặc giao mùa, chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng
  • Cai nghiện thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc lá
  • Trường hợp có cơ địa mẫn cảm nên tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi hay lông thú nuôi trong nhà…
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc các tác nhân gây hại ra khỏi đường hô hấp và giúp cho đường thở không bị khô, kích ứng. Bổ sung nước đầy đủ còn giúp ngăn ngừa tiết đàm trong phế quản, đồng thời tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý mắc phải ở đường hô hấp để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan xuống phế quản.
  • Tạo thói quen súc miệng hàng ngày với nước muối pha loãng để tiêu diệt các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.
  • Tránh ăn nhiều đồ cay nóng, các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm tươi sống vào thực đơn, đồng thời có chế độ dinh dưỡng cân bằng để cơ thể luôn khỏe mạnh và có sức chống đỡ khi bị virus, vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản tấn công.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể chất, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Viêm phế quản co thắt dạng hen

Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Nội dung bài viếtBệnh viêm phế quản là gì?Nguyên nhân gây viêm phế quảnTriệu chứng bệnh viêm phế quản1. Dấu hiệu chung của viêm phế quản2. Biểu hiện viêm phế...

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Nội dung bài viếtBệnh viêm phế quản là gì?Nguyên nhân gây viêm phế quảnTriệu chứng bệnh viêm phế quản1. Dấu hiệu chung của viêm phế quản2. Biểu hiện viêm phế...

Viêm Tiểu Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Những Biến Chứng Gì?

Nội dung bài viếtBệnh viêm phế quản là gì?Nguyên nhân gây viêm phế quảnTriệu chứng bệnh viêm phế quản1. Dấu hiệu chung của viêm phế quản2. Biểu hiện viêm phế...

Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtBệnh viêm phế quản là gì?Nguyên nhân gây viêm phế quảnTriệu chứng bệnh viêm phế quản1. Dấu hiệu chung của viêm phế quản2. Biểu hiện viêm phế...

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtBệnh viêm phế quản là gì?Nguyên nhân gây viêm phế quảnTriệu chứng bệnh viêm phế quản1. Dấu hiệu chung của viêm phế quản2. Biểu hiện viêm phế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn