Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Cập nhật: 19/04/2024

Viêm phế quản cấp là hiện tượng niêm mạc lót trong cơ quan này bị nhiễm trùng. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, sốt cao,… Đây là bệnh lý rất dễ kiểm soát và điều trị khỏi nhanh chóng bằng thuốc Tây y nếu được phát hiện sớm. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản cấp bạn có thể tham khảo.

Viêm phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp với triệu chứng đặc trưng là ho có đờm, sốt cao
Viêm phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp với triệu chứng đặc trưng là ho có đờm, sốt cao

Viêm phế quản cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Trong hệ hô hấp, phế quản có vai trò lọc bỏ tạp chất, hạt bụi, độc tố bên trong không khí và đưa chúng ra bên ngoài. Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc lót trong phế quản. Lúc này, thành phế quản trở nên dày hơn, xuất hiện dịch nhầy và cản trở quá trình lưu thông không khí. Khi bị viêm phế quản cấp bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản,… Đây là bệnh lý thường gặp, bất kỳ ai cũng đã từng mắc phải ít nhất 1 lần trong đời.

Thông thường, viêm phế quản cấp có thể tự khỏi chỉ sau 1 – 2 tuần và không để lại biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên viêm phế quản cấp rất dễ bị bội nhiễm, nếu bạn để bệnh diễn ra kéo dài mà không tiến hành điều trị sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, suy hô hấp,…

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị ngay từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể sớm nhận biết ra bệnh. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản cấp bạn có thể tham khảo:

  • Sốt cao: Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao trên 38 độ. Cơn sốt có thể xảy ra lặp lại rất nhiều lần và mỗi lần cách nhau từ 5 – 6 tiếng. Lúc này người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, nóng rát tại xương ức, nhức mỏi xương khớp.
  • Ho: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm phế quản cấp tính. Tình trạng ho khan hoặc ho đờm sẽ diễn ra kéo dài từ 10 ngày cho đến 3 tuần, nhiều trường hợp còn đi kèm với triệu chứng chảy nước mũi hoặc tức ngực. Về đêm, cơn ho sẽ xuất hiện theo từng cơn khiến người bệnh không ngủ được.
Triệu chứng ho khan và ho có đờm do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
Triệu chứng ho khan và ho có đờm do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
  • Đờm: Sau 6 – 8 ngày khởi phát bệnh, đờm sẽ bắt đầu xuất hiện khi ho. Dựa vào màu sắc của đờm bạn có thể phân biệt được tác nhân gây ra bệnh. Ví dụ đờm trắng là do virus gây ra, đờm vàng hoặc xanh và do vi khuẩn gây ra.
  • Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng điểm hình ở trên thì người bệnh còn bị đau họng, da xanh xao, uể oải, hệ miễn dịch suy giảm,…

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây:

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Tức ngực, khó thở
  • Ho nặng và kéo dài hơn 10 ngày
  • Sốt cao trên 38 độ C

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, người bệnh cần phải nắm rõ để có thể chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Do virus, vi khuẩn: Đây là các tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản cấp phổ biến nhất hiện nay. Thường gặp là virus cúm gia cầm, chủng herpes virus, vi khuẩn Chlamydia, vi khuẩn Mycoplasma,… Tuy nhiên, trường hợp viêm phế quản cấp do vi khuẩn gây ra ít gặp hơn so với virus.
  • Sức đề kháng kém: Những người có sức đề kháng kém thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, phụ nữ có thai,…
Hút thuốc lá dễ gây tổn thương đến niêm mạc lót trong phế quản và tạo điều kiện khởi phát bệnh
Hút thuốc lá dễ gây tổn thương đến niêm mạc lót trong phế quản và tạo điều kiện khởi phát bệnh
  • Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa hàm lượng lớn hoạt chất nicotin gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến niêm mạc lót trong các cơ quan tiêu hóa bị tổn thương và khởi phát viêm nhiễm.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên thì viêm phế quản cấp cũng có thể xảy ra do bệnh lý (những người đang mắc các bệnh lý về phổi, trào ngược dạ dày, hen suyễn, xơ nang,…), do tính chất công việc (môi trường làm việc chứa nhiều khói bụi hoặc hóa chất), do thời tiết (trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột),…

Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp

Ngay khi có các triệu chứng ở trên, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khăm chuyên khoa. Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng, hỏi thăm về bệnh sử và yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác như chụp x-quang, xét nghiệm máu,…Sau khi đã đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Việc điều trị viêm phế quản cấp thường sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và phục hồi chức năng của cơ quan này.
  • Phòng ngừa bệnh tái phát và phát sinh biến chứng nguy hiểm.
  • Bảo vệ lớp niêm mạc phế quản khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại, loại bỏ chúng giúp cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh.

Dưới đây là tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh đúng cách
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh đúng cách

Dùng thuốc Tây y chữa viêm phế quản cấp

Phương pháp trị bệnh này mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nên được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây trị bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Do thành phần dược tính trong Tây y rất cao, nếu bạn quá lạm dụng sẽ phát sinh tác dụng phụ gây hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các loại thuốc Tây thường được kê đơn trị viêm phế quản cấp là:

  • Thuốc long đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm và tạo phản xạ ho giúp đẩy đờm ra ngoài.
  • Thuốc kháng viêm: Tác dụng của thuốc là làm thông đường thở và giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Loại thuốc này được điều chế dưới dạng xịt, uống và tiêm nhưng sử dụng phổ biến nhất là dạng xịt.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn đường thở, giúp quá trình lưu thông không khí diễn ra bình thường.
  • Thuốc kháng sinh: Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp không đáp ứng điều trị tốt với các loại thuốc ở trên.

Chữa viêm phế quản cấp bằng thảo dược

Ngoài sử dụng thuốc Tây y người bệnh cũng có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính có trong tự nhiên để trị bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả trị bệnh của phương pháp này khá chậm, bạn cần phải kiên trì trong thời gian dài thì tình trạng mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:– Rau diếp cá:

  • Chuẩn bị 100 gram rau diếp cá đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó đem rau diếp cá đi ép lấy nước sử dụng để uống trong ngày.
  • Thực hiện cách trị bệnh này liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
Uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra
Uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra

– Lá bỏng:

  • Lá bỏng sau khi thu hái về thì đem rửa sạch đất cát bám xung quanh, cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Giã nhuyễn số lá bỏng trên rồi vắt lấy nước cốt bỏ bã, sử dụng nước này để uống sau bữa ăn.
  • Áp dụng cách trị bệnh này 2 lần/ngày, sau 1 tháng thực hiện bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

Lá húng chanh:

  • Lá húng chanh sau khi mua về cũng đem rửa sạch, ngâm nước muối sát khuẩn rồi giã nát vắt lấy nước cốt.
  • Lượng nước cốt thu được đem đi chưng cách thủy cùng với một ít đường phèn rồi dùng để uống hết trong ngày.

Hỗ trợ điều trị tại nhà

Để tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt, bên cạnh việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa người bệnh cũng cần phải lưu ý đến những điều sau đây:

  • Khi bị viêm phế quản cấp bạn nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí. Cách này có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong hệ hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn. Khi dùng máy cấp ẩm bạn nên làm sạch theo khuyến nghị của nhà sản xuất để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí nếu đang bị viêm phế quản để tránh gây kích ứng đến cơ quan này
Sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí nếu đang bị viêm phế quản để tránh gây kích ứng đến cơ quan này
  • Uống nhiều nước giúp cấp ẩm cho niêm mạc và làm loãng dịch đờm, giúp việc đào thải ra bên ngoài diễn ra thuận tiện hơn. Khi uống nước bạn có thể pha thêm mật ong hoặc gừng để làm dịu kích thích đến phế quản và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
  • Thực hiện làm sạch đường hô hấp bằng nước muối sinh lý hoặc xông hơi thảo dược tự nhiên. Dùng thuốc không kê toa giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như acetaminophen và ibuprofen

Biện pháp phòng ngừa tái phát viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp tính là bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn hoàn, nhưng sau đó bạn cũng nên có các biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Nếu để bệnh tái phát nhiều lần sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và tổn thương tại niêm mạc phế quản cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, suy hô hấp cấp tính,… Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại đến hệ hô hấp và tạo điều kiện cho bệnh khởi phát. Cụ thể là thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại,… Mỗi khi đi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ đường thở. Giữ ấm cơ thể đặc biệt là hệ hô hấp vào những ngày trời lạnh hoặc chuyển mùa.
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích hoạt phản ứng viêm như đồ ăn cay nóng, thực phẩm ngọt nhiều đường,…
  • Hình thành cho bản thân lối sống tích cực như nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể lực và tăng cường sức đề kháng cơ thể. Tiến hành tiêm vaccin phòng ngừa bệnh cúm và viêm phổi giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công gây hại của virus.
Tập luyện thể dục là cách giúp bạn phòng tránh bệnh viêm phế quản cũng như các bệnh lý về đường hô hấp khác
Tập luyện thể dục là cách giúp bạn phòng tránh bệnh viêm phế quản cũng như các bệnh lý về đường hô hấp khác

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản cấp bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi mà không để lại biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh bạn nên tiến hành điều trị chuyên khoa và có các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC