Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Cập nhật: 19/04/2024

Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh gây sưng viêm các nhánh phế quản và phế nang nằm trong phổi của bé. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hô hấp và có thể tiến triển rất nhanh gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. 

Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh là tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng lan tỏa xảy ra trong các ống phế quản và phế nang nằm ở phổi của bé. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do  hệ miễn dịch của bé còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Căn bệnh này tiến triển khá nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để sớm có phương án dự phòng và chữa trị bệnh cho bé hiệu quả hơn.

Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra

Các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân chính gây viêm phế quản phổi cho trẻ sơ sinh. Có đến 60 – 70% trẻ mắc bệnh vì nguyên nhân này. Các loại virus gây bệnh được tìm thấy ở nhiều bệnh nhân bao gồm virus cảm cúm, parainfluenza hay virus hô hấp hợp bào.
  • Do vi khuẩn: Thường gặp nhất là các chủng vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza , phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, M Catarrhalis hay vi khuẩn không đặc hiệu Mycoplasma.
  • Do nhiễm ký sinh trùng hoặc nấm: Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh cũng có thể do ký sinh trùng và nấm gây ra nhưng ít gặp hơn.

Khi xâm nhập vào cơ thể, các tác nhân trên thường gây nhiễm trùng ở đường hô hấp trên của bé. Các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện sau 2 – 3 ngày ủ bụng khiến cho trẻ bị đau họng hay cảm lạnh.

Do không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ổ nhiễm trùng tiếp tục lây lan xuống đường hô hấp dưới và ảnh hưởng đến các phế quản trong phổi. Lúc này, ống phế quản bị viêm nhiễm nên sưng to và tiết ra nhiều dịch, kết hợp với các mảnh vụn và tế bào bạch cầu được cơ thể sản sinh để chống lại vi khuẩn, virus sẽ gây ùn ứ, làm thu hẹp không gian của phổi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp của trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Cùng với các nguyên nhân phổ biến ở trên, một số yếu tố khác có thể khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm phế quản phổi hơn như:
  • Thời tiết: Thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí thấp hoặc trời lạnh khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị viêm phế quản phổi rất cao. Thời điểm này, hệ miễn dịch của bé yếu hơn nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
  • Môi trường sống: Trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, không khí nhiều khói bụi, hóa chất sẽ dễ bị viêm phế quản phổi hơn so với các bé sống ở môi trường trong lành, nhiều cây xanh.
  • Khói thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây kích thích đường thở của bé và làm phế quản phổi bị co thắt, tổn thương. Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào thì nên thận trọng với nguyên nhân này.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Sức đề kháng của trẻ yếu chính là thời cơ lý tưởng để các tác nhân gây bệnh tấn công vào phế quản phổi của bé. Yếu tố nguy cơ này có thể được bắt gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân, không được bú sữa mẹ đầy đủ hoặc trẻ bị nhiễm HIV…

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến các túi khí và phế nang bên trong phổi nên sẽ gây ra không ít khó khăn cho quá trình trao đổi khí. Khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng thường nhẹ và có khuynh hướng ngày càng tăng nặng theo thời gian nếu không được điều trị.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi thường có các dấu hiệu như sau:

  • Trẻ thở nhanh, thở gấp. Nhịp thở của bé dưới 2 tháng tuổi đo được từ 60 lần/ 1 phút và trẻ 2- 11 tháng có nhịp thở trên 50 lần/phút.
  • Khi thở phát ra tiếng khò khè
  • Lồng ngực bị rút lõm thấy rõ khi thở
  • Ho nhiều, thường là ho đờm. Chất nhầy màu vàng, xanh hay màu như rỉ sắt
  • Sốt cao, có cảm giác rét run. Một số bé bị hạ thân nhiệt
  • Nghẹt mũi
  •  Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đau tức ngực
  • Đau bụng
  • Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, lười hoạt động
  • Ngủ li bì
  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn, bỏ bú
  • Có dấu hiệu bị mất nước
  • Móng tay chân hoặc môi tím tái

triệu chứng Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi thường có biểu hiện sốt, ớn lạnh trong người

Trường hợp bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn gây ra, bệnh tiến triển rất nhanh. Ban đầu bé thường bị sốt cao hoặc có biểu hiện thở nhanh, thở gấp bất thường. Trẻ bị bệnh do vi khuẩn chlamydia có thể không gây sốt nhưng lại dẫn đến viêm giác mạc khiến bé bị đau mắt, đỏ mắt.

Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi do ho gà có biểu hiện đặc trưng là tình trạng ho kéo dài, khó thở, có âm thanh lạ phát ra từ đường thở khi cố gắng hít thở. Riêng đối với các trường hợp bị viêm phế quản phổi do virus, triệu chứng thở khò khè có thể phổ biến nhưng các dấu hiệu bệnh thường có khuynh hướng giảm nhẹ theo thời gian.Khoảng thời gian ủ bệnh và xuất hiện triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Điều này tùy thuộc vào loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu bé có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đưa con mình tới bệnh viện khám và điều trị ngay. Bệnh càng kéo dài thì càng gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi và khiến bé có nguy cơ gặp các biến chứng khác nghiêm trọng hơn như viêm tiểu phế quản bội nhiễm, suy hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.

Đặc biệt, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Sốt cao
  • Hạ nhiệt độ
  • Bé bỏ bú, bỏ ăn, ăn kém
  • Thở khò khè, thở gấp, tim đập nhanh hoặc có cơn ngừng thở
  • Bé ngủ li bì
  • Hay quấy khóc
  • Môi tím tái…

Chẩn đoán viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu âm sàng và một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm công thức máu: Trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn thường có số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính cũng tăng cao.
  • Chụp X-quang: Giúp xác định mức độ tổn thương trong phế quản phổi. Hình ảnh trên phim chụp x-quang của trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi có thể xuất hiện các nốt mờ rải rác ở hai phế trường, nhu mô phổ có nhiều đám mờ hoặc phổi có hình bóng hơi.
  • Khí máu: Phương pháp này được thực hiện khi trẻ có dấu hiệu bị suy thở. Ở mức độ độ nặng, các chỉ số khí máu thu được là PaO2 £ 50 mmgH, SaO2 < 96%, BE ³ -6mEq/l và PaCO2 ³- 70 mmHg.
  • Cấy dịch: Một mẫu dịch được lấy từ tị hầu hoặc nội khí quản được đem đi cấy khuẩn nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm CRP: RP > 10 mg/l. Phương pháp này được thực hiện nhằm chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm phế quản phổi do virus.

Cách chữa viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Việc lựa chọn phương pháp chữa viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, đối với các trường hợp bị bệnh do virus, trẻ sẽ được điều trị bằng các thuốc làm giảm triệu chứng bệnh. Trẻ sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh nếu bệnh có liên quan đến vi khuẩn.

1. Điều trị triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

  • Thuốc hạ sốt: Dùng Paracetamol cho bé với hàm lượng 10 – 15 mg/kg khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ trở lên. Uống thuốc sau mỗi 8 tiếng kết hợp lau nước ấm và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Kho6nv cho trẻ uống quá 100mg/kg/ngày.
  • Phun khí dung: Áp dụng cho các trường hợp phế quản phổi co thắt, phổi ran rít hoặc có tiếng ran ngáy ở hai phế trường.
  • Làm thông thoáng đường thở: Vật lý trị liệu lấy đờm, hút dịch mũi họng kết hợp cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ để bé dễ thở hơn.
thuốc điều trị Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh
Thuốc Paracetamol thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt cho trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

2. Chữa viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh bằng phác đồ kháng sinh

Nếu bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phác đồ kháng sinh như sau:

  • Trường hợp trẻ chưa được điều trị bằng kháng sinh trước đó có thể dùng Ampicillin theo đường tiêm tĩnh mạch chậm. Có thể phối hợp cùng các thuốc khác gồm Amikacin hoặc Bruramycin theo đường tiêm bắp.
  • Bệnh nhi đã dùng kháng sinh trước đó: Dùng Augmentin dạng hàm lượng 0,5g hoặc 1g, pha loãng thuốc bằng nước cất và tiêm tĩnh mạch chậm, phối hợp tiêm bắp Amikacin . Có thể thay thế bằng thuốc Tarcefoksym phối hợp với Amikacin.
  • Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh nghi ngờ do tụ cầu trùng: Dùng một trong các loại thuốc gồm Cloxacillin, Bristopen, Cefobis hoặc Vancomycin.
  • Viêm phế quản phổi do Haemophylus Influenzae: Trẻ sơ sinh từu 3 – 4 tháng tuổi thường mắc bệnh do nguyên nhân này. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Cloramphenicol để điều trị cho bé với liều lượng 30 – 50mg/kg/24 giờ. Thuốc được pha loãng và tiêm theo đường tĩnh mạch trong thời gian khoảng 5 phút.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

Trẻ bị viêm phế quản phổi sẽ phục hồi sức khỏe nhanh hơn khi được chăm sóc đúng cách. Trong quá trình điều trị bệnh cho bé, cha mẹ cần chú ý:

  • Cặp nhiệt độ cho bé thường xuyên khi trẻ bị sốt
  • Theo dõi nhịp thở cũng như tinh thần của bé để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, nhỏ mũi với nước muối sinh lý thường xuyên và hút dịch nhầy để đường thở được thông thoáng.
  • Tăng lượng cữ bú cho trẻ nhưng mỗi lần chỉ nên cho bé bú lượng vừa đủ để không bị nôn ói. Các bé lớn hơn thì cho uống nhiều nước ấm, nước ép hoa quả kết hợp với các món ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, D và kẽm giúp bé có sức đề kháng tốt hơn và nhanh lành  bệnh.
  • Cho bé nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng khí, sạch sẽ
  • Tránh đưa bé đến nơi đông người hoặc nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn
  • Cha mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc, chăm sóc hoặc chế biến đồ ăn cho bé
  • Cho trẻ mặc đủ ấm trong những ngày thời tiết lạnh

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh mức độ nhẹ và vừa thường được điều trị và theo dõi tại nhà với thuốc bác sĩ kê đơn. Cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện tái khám sau mỗi 2 ngày nhằm đánh giá lại hiệu quả điều trị. Trong thời gian chữa bệnh tại nhà, nếu trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng như thở co rút lồng ngực, khó thở, sốt trên 39 độ, bé mệt mỏi, ngủ li bì, không thể ăn uống thì nên đưa bé quay lại bệnh viện ngay.

Để phòng ngừa viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh, ngoài việc tiêm chủng đầy đủ cho bé, các mẹ cần lưu ý cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và không để bé tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC