Viêm phế quản co thắt dạng hen

Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Viêm Tiểu Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Những Biến Chứng Gì?

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại

Bé Bị Viêm Phế Quản Tái Đi Tái Lại Nguyên Nhân Do Đâu?

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Viêm phế quản kiêng ăn gì? Các thực phẩm người bệnh cần tránh

Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Viêm Phế Quản: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không với 6 cách hiệu quả

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Biểu hiện và hướng điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản bị nhiễm trùng do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn. Khi bệnh đã bước sang giai đoạn bội nhiễm nghĩa là bệnh đã chuyển biến nặng, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do có hệ miễn dịch còn yếu kém
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do có hệ miễn dịch còn yếu kém

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

Tiểu phế quản là đường dẫn khí nhỏ nằm bên trong phổi. Viêm tiểu phế quản là hiện tượng niêm mạc lót trong cơ quan này bị nhiễm trùng. Tiểu phế quản là cơ quan nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan này sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh viêm phế quản. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới cho biết, thế giới có đến 64 triệu trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản và hàng năm có đến 160.000 trường hợp bị tử vong.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm khởi phát khi lớp niêm mạc tiểu phế quản bị hai hoặc nhiều hơn hai chủng vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Mùa lạnh, mùa mưa hoặc giao mùa là thời điểm bệnh dễ bùng phát nhất.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là thể nặng của bệnh viêm tiểu phế quản nên các triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng và phát sinh hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác.  Nhiều trường hợp bội nhiễm còn có dấu hiệu kháng thuốc khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm phế quản bội nhiễm làm tăng tiết dịch nhầy và khiến tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan này trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng có thể gặp khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm bạn có thể tham khảo:

Khi bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm mới khởi phát trẻ sẽ có dấu hiệu sốt
Khi bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm mới khởi phát trẻ sẽ có dấu hiệu sốt
  • Khi bệnh mới khởi phát trẻ sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, chảy nước mũi và ho.
  • Sau vài ngày khởi phát bệnh trẻ bắt đầu có triệu chứng thở gấp, ho nhiều, sốt cao, lõm ngực và thở khò khè hoặc thở rít.
  • Các triệu chứng thứ phát có thể gặp là ít bú và nôn ói. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách trẻ sẽ bị suy hô hấp, cơ thể dần trở nên tím tái.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát và điều trị khỏi chỉ sau 2 tuần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh diễn ra kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm khởi phát do bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây hại, thường gặp nhất đó là virus hợp bào hô hấp (thống kê có từ 35 – 50% số ca bệnh do loại virus này gây ra). Bác sĩ chuyên khoa cho biết, các tác nhân gây bệnh này có khả năng lây nhiễm rất cao và dễ bùng phát thành dịch nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các tác nhân này sẽ kích thích khởi phát phản ứng viêm cấp khiến niêm mạc tiểu phế quản bị phù nề và hoại tử. Điều này đã khiến cho cơ quan này tăng co thắt, tăng sản xuất dịch nhầy và gây ra các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh bạn cần lưu ý:

Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ sơ sinh
Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sống trong vùng có dịch cúm, môi trường ô nhiễm hoặc hút thuốc lá thụ động.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ mà không được bú đầy đủ.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, tim bẩm sinh, phổi bẩm sinh,…
  • Có người thân trong gia đình đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm được đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều so với các bệnh lý thông thường. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài lại khá giống với các bệnh lý đường hô hấp khác, điều này đã khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm.

Việc để bệnh diễn ra kéo dài trên 14 ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ có cơ địa yếu như sinh non, bị suy dinh dưỡng,… khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm sẽ ở mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều.

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện tiến hành thăm khám chuyên khoa và điều trị đúng cách. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là suy hô hấp, xẹp phổi, co giật, tràn khí màng phổi, viêm màng não, rối loạn nhịp tim,… thậm chí là tử vong.

Phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn điều trị bệnh đúng cách
Đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa hô hấp để được hướng dẫn điều trị bệnh đúng cách

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý có thể được chữa khỏi hoàn toàn chỉ sau 2 – 3 tuần và không để lại biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhưng khi đã tiến triển sang giai đoạn bội nhiễm thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn và bệnh cũng rất dễ khởi phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì thế, ngay khi bị viêm tiểu phế quản bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm phế quản bội nhiễm thường được chẩn đoán thông qua việc thăm khám triệu chứng lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác (xét nghiệm máu, xét nghiệm CRP, xét nghiệm dịch mũi họng, xét nghiệm ELISA, chụp x-quang phổi,…). Sau khi đã xác định chính xác tình trạng bệnh bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị viêm phế quản bội nhiễm bằng kháng sinh và một số loại thuốc cải thiện triệu chứng. Trong quá trình dùng thuốc bạn cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

+ Kháng sinh: Đây là loại thuốc đặc hiệu trong điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Lúc này, bác sĩ cần phải tiến hành nuôi cấy dịch hô hấp để xác định chính xác tác nhân gây ra bệnh, từ đó mới có thể xác định được loại kháng sinh trị bệnh phù hợp.

Ở những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp thì việc sử dụng kháng sinh trị bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Còn đối với những trường hợp khởi phát bệnh do vi khuẩn không điển hình thì việc đáp ứng điều trị thuốc kém hơn nên thời gian trị bệnh cũng sẽ kéo dài lên đến 2 tuần. Các loại kháng sinh thường được sử dụng để trị bệnh là:

Cho trẻ dùng kháng sinh đặc hiệu giúp giải quyết tác nhân gây ra bệnh
Cho trẻ dùng kháng sinh đặc hiệu giúp giải quyết tác nhân gây ra bệnh
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin
  • Kháng sinh nhóm Macrolide
  • Kháng sinh nhóm Penicillin
  • Kháng sinh nhóm Quinolone
  • Kháng sinh phối hợp

Dùng kháng sinh trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt, việc dùng thuốc trị bệnh cho trẻ nhỏ thì cần phải hết sức lưu ý. Nếu bạn sử dụng sai liều lượng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Sau khi dùng thuốc nếu có xuất hiện triệu chứng bất thường thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

+ Thuốc điều trị triệu chứng: Dựa vào biểu hiện của bệnh ra bên ngoài mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thêm một số loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc tiêu đờm
  • Thuốc nhỏ mũi
  • Khí dung giãn phế quản

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nguy hiểm và rất dễ mắc phải, vì thế bạn nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ. Nếu để bệnh tái phát nhiều lần sẽ rất dễ chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Cụ thể là:

Nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật
Nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật
  • Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, nếu có thể mẹ nên duy trì cho con bú cho đến 2 tuổi.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ mỗi khi thời tiết chuyển biến lạnh. Không gian sinh hoạt của trẻ phải luôn sạch sẽ và thoáng khí. Vệ sinh đường thở bằng nước muối sinh lý và kê cao gối khi ngủ giúp dễ thở hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu trẻ bị biếng ăn, mẹ nên thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn giúp kích thích khẩu vị của trẻ.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, thay vào đó hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho trẻ sử dụng để tránh tình trạng nôn ói.
  • Bổ sung đủ nước cho trẻ giúp làm loãng đờm, giảm đau rát cổ họng và ho. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, sữa, nước ép trái cây tươi, nước ép rau xanh,…
  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều tác nhân gây hại đến hệ hô hấp như bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá,… Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có xuất hiện các triệu chứng bất thường. Cho trẻ dùng thuốc trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có hướng dẫn của chuyên gia.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh, để từ đó có thể chủ động trong việc phòng ngừa và sớm phát hiện ra bệnh nếu chẳng may mắc phải. Đây là bệnh lý cần được điều trị đúng cách ngay từ sớm để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Vậy viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Tin khác

Viêm phế quản co thắt dạng hen

Viêm Phế Quản Co Thắt Dạng Hen Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Nội dung bài viếtViêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễmNguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễmViêm tiểu phế...

Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

Nội dung bài viếtViêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễmNguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễmViêm tiểu phế...

Viêm Tiểu Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Những Biến Chứng Gì?

Nội dung bài viếtViêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễmNguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễmViêm tiểu phế...

Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtViêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễmNguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễmViêm tiểu phế...

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtViêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?Biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễmNguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễmViêm tiểu phế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn