Viêm VA và viêm amidan khác nhau ra sao? Bệnh nào nguy hiểm?

Cập nhật: 16/04/2024

Viêm VA và viêm amidan đều là bệnh tai mũi họng khá phổ biến hiện nay. Mặc dù chúng có triệu chứng gần giống nhau nhưng bản chất của hai căn bệnh này lại có nhiều điểm khác biệt. Nhận biết rõ bản chất của căn bệnh sẽ giúp người bệnh có được phương pháp điều trị phù hợp. Vậy, viêm VA và viêm amidan khác nhau ra sao? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Viêm VA và viêm amidan khác nhau ra sao là từ khóa được nhiều bệnh nhân quan tâm
Viêm VA và viêm amidan khác nhau ra sao là từ khóa được nhiều bệnh nhân quan tâm

Viêm VA và viêm amidan khác nhau như thế nào?

Viêm VA và viêm amidan là hai bệnh lý cùng nhóm bệnh đường hô hấp trên đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng nghẹt mũi nhiều, chán ăn, khó thở, khó nuốt, đau rát cổ họng, cơ thể mệt mỏi,… Chính vì điều này mà không ít nhiều nhầm lẫn và không thể phân biệt được chính xác từng căn bệnh một. Khi nhầm lẫn sẽ kéo theo việc điều trị không đúng phương pháp, từ đó khiến bệnh tình trở nặng hơn. Vì thế, phân biệt được bệnh viêm VA và viêm amidan sẽ giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Điểm giống nhau

Vì cùng thuộc bệnh đường hô hấp trên nên nguyên nhân gây ra hai bệnh lý này thường giống nhau. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể là:

  • Vi khuẩn và virus là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tấn công vào đường hô hấp, trú ngụ các hốc và gây nhiễm trùng, từ đó hình thành nên viêm;
  • Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm không đủ khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh;
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khí độc hại, hóa chất,…;
  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc vệ sinh không đúng cách;
  • Chế độ ăn thiếu khoa học thông qua việc lạm dụng các thức ăn hay thực phẩm tăng sự kích thích khoang miệng họng;
  • Có tiền sử mắc các bệnh đường hô hấp khác như: cúm, viêm họng, liên tụ cầu,…

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp mắc viêm VA cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan.

Điểm khác nhau

Để phân biệt bệnh viêm VA và viêm amidan, cần dựa vào các yếu tố sau:

  Viêm VA Viêm amidan
Cấu trúc

VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, là một bộ phận của vòng bạch huyết quanh hầu. Chúng có tác dụng tấn công và ức chế các tác nhân có khả năng gây hại cho đường hô hấp. Khi sự tấn công quá mức sẽ khiến cho khối lympho này bị sưng và sinh viêm, từ đó khởi phát bệnh viêm VA.

_________________________________________

Amidan là một khối tân bào có cấu trúc như một cục thịt. Chúng là một bộ phận của vòng hạch bạch huyết nằm ở hai nên phía sau họng có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn hay tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể. Khi tác nhân tấn công ồ ạt sẽ khiến cho amidan quá phát dẫn đến sưng viêm.

_________________________________________

Đối tượng mắc bệnh

Bệnh khởi phát nhiều ở trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 2 – 5. Sau độ tuổi này, khả năng mắc bệnh sẽ giảm dần. Tuy nhiên, với đối tượng bị viêm VA khi trưởng thành thì họ có thể có nguy cơ bị lại.

_________________________________________

Phần lớn là trẻ em từ 6 – 18 tuổi hoặc những người trưởng thành.

 

 

_________________________________________

Triệu chứng

Viêm VA cấp tính:

  • Sốt 38 – 39 độ C kéo dài hoặc có thể sốt cao đến 40 độ C;
  • Nghẹt mũi hoặc cả hai bên, tình trạng nghẹt mũi nặng dần;
  • Chảy nước mũi dạng lỏng;
  • Thở khó, thậm chí thở bằng miệng;
  • Ho xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của bệnh do việc thở bằng miệng nhiều khiến dịch chảy từ vòm mũi họng xuống gây viêm họng;
  • Hơi thở có mùi hôi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng,…

Viêm VA mãn tính:

  • Chảy nước mũi trong hoặc nước mũi mủ thường xuyên;
  • Nghẹt mũi hoàn toàn buộc phải thở bằng miệng;
  • Không sớm điều trị có thể gây ra biến chứng tác động nhiều đến sức khỏe như: chậm phát triển, ngủ không sâu giấc, gương mặt bị biến đổi,…

_________________________________________

Viêm amidan cấp tính:

  • Sốt cao kéo dài từ 38 – 39 độ C;
  • Đau rát cổ họng khó chịu;
  • Nóng rát hoặc sưng cổ họng;
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn do khó nuốt hoặc nuốt đau.

Viêm amidan mãn tính:

  • Sốt cao kéo dài;
  • Đau rát, ngứa cổ họng nhiều, hay khạc nhổ do xuất tiết;
  • Khó thở, thở khò khè;
  • Hơi thở có mùi hôi;
  • Niêm mạc có thể xuất hiện mủ;
  • Nguy hiểm có thể xuất hiện triệu chứng thở bằng miệng, ngưng thở, đối với trẻ nhỏ sẽ bị chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

_________________________________________

Biến chứng

Bệnh viêm VA nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa, viêm tai thanh dịch, viêm xương chũm cấp,…;
  • Biến chứng ở mũi xoang: Viêm mũi xoang, viêm xoang cấp,…;
  • Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi;
  • Ngủ ngáy hoặc ngưng thở kéo dài dẫn đến suy tim;
  • Rối loạn phát triển xương mặt và lồng ngực (chủ yếu ở trẻ nhỏ).

_________________________________________

Một số biến chứng điển hình của bệnh viêm amidan nếu không điều trị dứt điểm và đúng phương pháp:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan;
  • Biến chứng gần: Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản;
  • Biến chứng xa: Nhiễm trùng máu, sốt thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, chậm phát triển (đối với trẻ nhỏ).

 

_________________________________________

Phương pháp điều trị

Đối với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc Tây y hay Đông y. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày là có thể giúp bệnh nhanh khỏi.

Đối với trường hợp cấp tính, việc điều trị cần đến thuốc đặc trị và thuốc điều trị triệu chứng theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp viêm VA nặng có những biểu hiện nghẹt mũi nặng, khó thở và xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nạo VA. Một số kỹ thuật phổ biến như:

  • Nạo VA bằng thiết bị cắt hút;
  • Nạo VA bằng sóng cao tần;
  • Nạo VA nội soi;
  • Nạo VA bằng thìa nạo (phương pháp nạo VA truyền thống).

Đối với trường hợp nhẹ, cấp tính, sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Song, trường hợp viêm amidan nặng, nhất là trường hợp bị viêm amidan quá phát thì sẽ cần đến sự can thiệp y khoa. Một số kỹ thuật phổ biến như:

  • Cắt amidan bằng thòng lọng (phương pháp cắt truyền thông);
  • Cắt amidan bằng sóng cao tần;
  • Cắt amidan bằng điện cao tần;
  • Cắt amidan bằng tia laser;
  • Cắt amidan bằng dao siêu âm hoặc dao mổ đơn;
  • Cắt amidan bằng thiết bị cắt hút hoặc forcep lưỡng cực.

Với những điểm khác nhau đã được chỉ ra, người bệnh có thể phân biệt được bệnh viêm VA và viêm amidan. Từ đó việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn, bệnh tình chóng khỏi hơn.

Viêm VA và viêm amidan – Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Viêm VA và viêm amidan đều là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, mọi đối tượng đều có khả năng gặp phải nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ nhỏ. Phần lớn, các trường hợp mắc bệnh đều ở mức độ nhẹ và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu đáp ứng tốt phương pháp điều trị. Ngược lại, nếu bệnh không được phát hiện từ sớm cũng như không có biện pháp điều trị phù hợp thì có khả năng người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó có thể là những biến chứng sau:

– Biến chứng của viêm VA:

  • Viêm nhiễm đường hô hấp: Do VA nằm ở nóc vòm nên phần mủ có thể chảy xuống họng theo chất dịch. Lúc này, chất dịch sẽ mang theo mầm bệnh và tấn công vào hầu họng khởi phát thêm bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm thanh khí quế quản, thậm chí viêm phổi;
  • Viêm tai giữa cấp: Vi khuẩn từ VA có thể dễ dàng di chuyển lên tai theo đường vòi nhĩ và gây viêm tai giữa cấp. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do vòi nhĩ ở trẻ em ngắn hơn và rộng hơn so với người lớn;
  • Viêm tai giữa thanh dịch: Viêm VA quá phát sẽ làm tắc vòi nhĩ. Điều này sẽ khiến không khí không lên được tai nên gây áp lực trong hòm tau, từ đó tăng tiết dịch và gây viêm tai giữa thanh dịch. Căn bệnh này có xu hướng tiến triển âm thầm, không đau, chỉ gây ù tai và nghe kém;
  • Viêm mũi xoang: Lượng dịch mủ chảy vào hốc mủ đọng lại ở sàn mũi và khe mũi hay niêm mạc mũi. Điều này khiến cho lỗ thông xoang bị tắc và dẫn đến bệnh viêm xoang;
  • Một số biến chứng khác: Dị dạng sọ mặt, viêm mũi, áp xe thành họng, ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ do VA quá phát,…

– Biến chứng của viêm amidan:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan là những biến chứng tại chỗ thường gặp của bệnh viêm amidan. Hiện tượng này thường gặp ở các trường hợp bị viêm amidan cấp tính không sớm điều trị đã khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn nặng nề hơn;
  • Biến chứng gần kề: Vì tai mũi họng là ba bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau nên một bộ phận bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến hai bộ phận còn lại. Vì thế, bệnh viêm amidan không sớm điều trị có thể kéo theo một số bệnh lý khác khởi phát như: viêm thanh khí phế quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, áp xe thành bên họng,…;
  • Biến chứng xa: Các tác nhân gây viêm amidan không chỉ tác động đến tai mũi họng mà còn lan rộng sang một số cơ quan khác trong cơ thể theo đường máu. Từ đó cơ thể có thể phát sinh thêm một hoặc nhiều bệnh lý khác như: viêm thận, viêm khớp, viêm tim nhiễm khuẩn huyết, viêm nội mạc tim,…;
  • Biến chứng toàn thân: Đối với trẻ nhỏ, nếu viêm amidan quá phát có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc do kích thước amidan quá lớn có thể gây chèn ép đường thở gây khó thở, thở khò khè, khó phát âm,…
Mặc dù viêm amidan và viêm VA là hai bệnh lý có bản thân gần giống nhau nhưng xét ở diện mức độ nguy hiểm thì bệnh viêm amidan dễ gây biến chứng hơn
Mặc dù viêm amidan và viêm VA là hai bệnh lý có bản thân gần giống nhau nhưng xét ở diện mức độ nguy hiểm thì bệnh viêm amidan dễ gây biến chứng hơn

Như vậy có thể thấy, cả bệnh viêm VA và viêm amidan đều có khả năng phát sinh những biến chứng nguy hiểm nếu không sớm có những biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, một số nhận định cho biết, bệnh viêm amidan có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm hơn so với bệnh viêm VA. Do đó, người bệnh cần sớm điều trị để phòng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Biện pháp phòng bệnh viêm VA và viêm amidan

Mặc dù viêm VA và viêm amidan có bản chất khác nhau nhưng lại có biện pháp phòng bệnh giống nhau. Vì nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch suy giảm đã tạo điều kiện cho các tác nhân xấu bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Do đó, với những biện pháp phòng bệnh phù hợp sẽ giúp bạn tránh gặp phải một trong hai căn bệnh này. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả được chuyên gia khuyến khích:

  • Luôn giữ cho khoang miệng được sạch sẽ thông qua việc đánh răng và súc miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ;
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống ngày hằng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Khi có một sức khỏe tốt sẽ giúp cơ thể đủ khỏe để kháng lại với tác nhân gây bệnh, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh viêm VA và viêm amidan hoặc các bệnh lý khác;
  • Dành thời gian để vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức. Điều này không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng chống ốm vặt;
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vào những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc những ngày giá rét;
  • Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với đám đông để phòng lây nhiễm bệnh đường hô hấp;
  • Tránh xa những khu vực có nhiều hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá hay khu vực có môi trường bị ô nhiễm;
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên đưa trẻ tiêm chủng vắc xin phòng cúm định kỳ.

Viêm VA và viêm amidan là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này có triệu chứng tương đối giống nhau nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn, từ đó khiến việc điều trị trở nên sai cách. Nếu không chắc chắn bệnh lý bản thân đang mắc phải là viêm amidan hay viêm VA, bạn nên chủ động thăm khám bệnh tại đơn vị y tế uy tín. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý hiện tại, từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC