Chàm bội nhiễm: Dấu hiệu nhận biết sớm và hướng điều trị

Cập nhật: 01/04/2024

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là tình trạng virus xâm nhập vào tổn thương da và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Sau khoảng 1 – 2 tuần ủ bệnh, da bắt đầu nổi mụn nước chứa dịch trong, dễ vỡ kèm theo ngứa ngáy và đau rát. Điều trị bệnh lý này phải được tiến hành sớm (tốt nhất là sau 72 giờ tổn thương bùng phát) nhằm kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng.

Chàm bội nhiễm là gì? Có lây không?

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là một dạng tổn thương da thứ phát do virus Herpes simplex 1 (HSV1). Virus này thường xâm nhập vào da thông qua vết xước, tác động gãi cào và ma sát hoặc do chăm sóc da không đúng cách.

Chàm bội nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với chất tiết/ dịch có chứa virus và phát sinh triệu chứng sau 1 – 2 tuần ủ bệnh. Khác với bệnh chàm đơn thuần, bệnh lý này không chỉ gây tổn thương da tại chỗ mà còn phát sinh một số triệu chứng toàn thân.

chàm bội nhiễm là gì
Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Bệnh thường gặp ở người mắc các thể chàm như viêm da cơ địa, viêm da đầu, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa,… Các bệnh da liễu này chỉ gây triệu chứng trên da và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên khi xuất hiện bội nhiễm, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Chàm đơn thuần không có khả năng lây nhiễm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp. Ngược lại nếu thương tổn da có bội nhiễm, virus có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc da – da hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân. Chính vì vậy cần thận trọng trong quá trình điều trị và tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh – đặc biệt là trẻ nhỏ, người có các bệnh da liễu mãn tính hoặc có hệ miễn dịch suy giảm.

Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm

Nguyên nhân trực tiếp gây chàm bội nhiễm là do virus Herpes simplex 1. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bội nhiễm có thể xảy ra do virus Herpes simplex 2 hoặc một số chủng virus khác. Các chủng virus này có xu hướng gây nhiễm trùng ở những tổn thương da từ trước (tổn thương do các thể của bệnh chàm như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, bệnh chàm khô,…).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bội nhiễm, bao gồm:

  • Không tiến hành điều trị bệnh chàm: Chàm là bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát và rất khó điều trị. Ở những trường hợp không xử lý kịp thời, da có thể bị bong tróc, ngứa ngáy nhiều, nứt nẻ và tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
  • Vệ sinh da kém: Vệ sinh da kém là yếu tố thuận lợi để virus Herpes và các chủng virus khác xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
  • Lạm dụng thuốc bôi ức chế miễn dịch: Các loại thuốc điều trị chàm như thuốc corticoid và thuốc ức chế calcineurin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch. Vì vậy khi lạm dụng những loại thuốc này trong một thời gian dài, da có thể mất khả năng đề kháng và tạo điều kiện cho virus, nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập.
  • Có thói quen gãi cào: Triệu chứng ngứa dai dẳng do bệnh chàm gây ra kích thích phản ứng gãi cào, chà xát. Tuy nhiên phản ứng này có thể gây xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Theo một số nghiên cứu, người mắc bệnh chàm thường có làn da khô, nhạy cảm và suy giảm màng lipid (hàng rào bảo vệ da). Do đó da mất khả năng chống virus và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn những vùng da lành.

Nhận biết chàm bội nhiễm bằng cách nào?

Chàm bội nhiễm thường phát sinh tổn thương lâm sàng sau 1 – 2 tuần ủ bệnh. Bệnh chủ yếu gây biểu hiện ở những vùng da hở như cổ, mặt và đầu. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, thương tổn da có thể xuất hiện và lan tỏa khắp cơ thể.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm bội nhiễm, bao gồm:

  • Da xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, chứa dịch trong suốt và có kích thước tương đối đồng đều (dao động từ 2 – 4mm)
  • Mụn nước có xu hướng mọc rải rác trên da và dễ vỡ
  • Tổn thương kèm đau rát và ngứa ngáy
  • Ở một số ít trường hợp, mụn nước có thể có màu tím, đen hoặc đỏ
  • Khi mụn nước vỡ tạo thành các vết trợt nông và có xu hướng đóng vảy tiết dày khi xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn
  • Sau đợt bùng phát đầu tiên khoảng 7 – 10 ngày, tổn thương da mới có thể khởi phát ở những vùng da khác
  • Triệu chứng kéo dài từ 2 – 6 tuần và có thể để lại sẹo thâm

Ngoài triệu chứng tại chỗ, chàm bội nhiễm có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân như:

  • Ớn lạnh
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết

Ở những trường hợp bệnh nặng, thương tổn da có thể gây sưng đau mí mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Chàm bội nhiễm có mức độ nặng nề và tiến triển phức tạp hơn so với bệnh chàm thông thường. Bệnh không đơn thuần gây tổn thương da mà còn phát sinh triệu chứng đau nhức, sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.

Trong những trường hợp không kiểm soát kịp thời, chàm bội nhiễm có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Chàm bội nhiễm có xu hướng bùng phát ở vùng da hở – trong đó có da mặt. Nếu tổn thương lan tỏa rộng, virus có thể xâm nhập vào giác mạc, gây nhiễm trùng và mù lòa.
  • Suy nội tạng: Virus Herpes simplex có thể đi vào tuần hoàn máu, gây nhiễm trùng và suy giảm chức năng nội tạng.
  • Tử vong: Tử vong là biến chứng nặng nề nhất của bệnh chàm bội nhiễm. Mặc dù biến chứng này không phổ biến nhưng bạn cần chủ động điều trị để giảm thiểu các tình huống đáng tiếc.

Ngoài các biến chứng kể trên, chàm bội nhiễm còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, làm giảm hiệu suất học tập – làm việc và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật chẩn đoán xác định như thăm khám lâm sàng, xét nghiệm PCR dương tính với virus HSV và xét nghiệm tế bào học (nhận thấy hình ảnh tế bào đa nhân khổng lồ).

chàm bội nhiễm ở trẻ em
Chẩn đoán chàm bội nhiễm bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm tế bào học,…

Trong một số trường hợp cần thiết, có thể chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

  • Bệnh chốc lở
  • Mụn rộp sinh dục
  • Zona thần kinh
  • Thủy đậu

Đối với những trường hợp phát sinh tổn thương da nặng và không thể chờ đợi kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng virus toàn thân nhằm dự phòng biến chứng.

Các phương pháp điều trị chàm bội nhiễm

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trong thời gian sớm nhất. Chậm trễ khi xử lý và khắc phục có thể khiến virus phát triển mạnh, gây tổn thương da nghiêm trọng và phát sinh các biến chứng nặng nề.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh chàm bội nhiễm. Các loại thuốc được chỉ định, bao gồm:

  • Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus Acyclovir thường được chỉ định trong vòng 72 giờ sau khi phát sinh thương tổn da. Thuốc có tác dụng ức chế các chủng virus thường gặp như Epstein Barr, Varicella zoster và virus Herpes simplex 1. Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với người suy gan và suy thận nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu vàng), bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh đường uống nhóm beta-lactam.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Chàm bội nhiễm không chỉ gây tổn thương da mà còn làm tăng thân nhiệt, gây đau nhức và mệt mỏi. Để cải thiện các triệu chứng này, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm như NSAID hoặc Paracetamol.

Khi bội nhiễm được kiểm soát, nên tích cực trong điều trị bệnh chàm để làm giảm tổn thương da và làm mờ thâm sẹo.

2. Chăm sóc đúng cách

Song song với việc sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc đúng cách nhằm hỗ trợ ức chế virus, tăng sức đề kháng và giảm nhẹ tổn thương da.

Các biện pháp chăm sóc cho người bị chàm bội nhiễm, bao gồm:

  • Tuyệt đối không gãi, cào và chà xát lên da. Tình trạng này có thể khiến da chảy máu và tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Nên mặc quần áo có chất liệu mềm, mịn và thấm hút để giảm ma sát và gây bí bách da.
  • Uống nhiều nước và lau người với nước mát để giảm sốt.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và ngũ cốc để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ ức chế virus và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích ứng trong thời gian điều trị. Phản ứng dị ứng có thể làm nghiêm trọng triệu chứng trên da và gây bất lợi trong quá trình điều trị chàm bội nhiễm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, giặt giũ quần áo và làm sạch vật dụng cá nhân.

Biện pháp phòng tránh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể tái phát khi điều kiện thích hợp. Mặc dù ở lần tái phát sau, bệnh gây ra triệu chứng có mức độ nhẹ hơn so với lần đầu. Tuy nhiên tình trạng tái phát thường xuyên có thể gây thâm sẹo và tác động không nhỏ đến sức khỏe.

Vì vậy cần chủ động thực hiện một số cách phòng ngừa bệnh tái phát như:

  • Người mắc bệnh chàm không nên chà xát, gãi cào lên da và phải giữ vệ sinh da đúng cách.
  • Dùng thuốc ức chế calcineurin và corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều lượng hoặc thời gian sử dụng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người nghi ngờ nhiễm virus, đồng thời cần hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân như son môi, khăn mặt, quần áo,…
  • Thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc và trang điểm. Tuyệt đối không dùng sản phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.
  • Khi da xuất hiện vết thương hở, cần sát trùng da để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chàm bội nhiễm là một dạng thương tổn da thứ phát do virus Herpes simplex 1 gây ra. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên da, cần thăm khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan

Bình luận

  1. Thúy Liễu Hà says: Trả lời

    Em điều trị chàm bội nhiễm 1 lần rồi mà chưa dứt điểm, giờ lại thấy mọc lên lại, nhìn ghê lắm. Có cách nào trị dứt điểm được không ạ?

    1. Mai Nguyễn Thị says: Trả lời

      Bệnh này khó lắm bạn à, mình đi chữa các nơi các kiểu xong chả ăn thua, được thời gian lại lên lại. Lắm lúc chán định mặc kệ mà ngứa chảy dịch khó chịu thật

    2. Hoàng Hà says: Trả lời

      Tôi chữa ở khoa da liễu viện quân dân 102 ba tháng thuốc thì 1 năm nay không thấy lên lại. Trước tôi đôi, ba tháng lại nổi lên. Bác sĩ dặn về duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục hàng ngày, tránh các tác nhân gây bệnh thì giữ được lâu. Viện này dùng thuốc đông y điều trị nhưng khám chữa bằng cả đông tây luôn xịn phết https://www.thuocdantoc.org/benh-vien-quan-dan-102.html

    3. Vinh Vũ says: Trả lời

      Uống thuốc đông y 3 tháng nghĩ cũng hơi ngán nhỉ. Ngày bé nhớ mẹ tôi sắc cho mấy thang thuốc bổ mà uống phát sợ.

    4. Hoàng Hà says: Trả lời

      Chẳng biết ông thế nào chứ tôi uống thuốc này thấy dễ uống lắm. Thuốc dạng cao đặc, uống thì hòa lẫn nước ấm. Nếu sợ khó uống quá thì pha thêm chút mật ong cũng được, ngọt dịu hơn đó.

  2. Hoàng Hà says: Trả lời

    Tôi chữa ở khoa da liễu viện quân dân 102 ba tháng thuốc thì 1 năm nay không thấy lên lại. Trước tôi đôi, ba tháng lại nổi lên. Bác sĩ dặn về duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục hàng ngày, tránh các tác nhân gây bệnh thì giữ được lâu. Viện này dùng thuốc đông y điều trị nhưng khám chữa bằng cả đông tây luôn xịn phết https://www.thuocdantoc.org/benh-vien-quan-dan-102.html

  3. Phi Phi says: Trả lời

    Tắm có sợ dịch nó chảy lan sang các vùng khác không nhỉ. Bé nhà mình mới lên ở 2 bên cổ tay, thấy càng ngày càng mọc lắm nốt.

    1. Nguyễn Thảo Chi says: Trả lời

      Tắm thì nên tắm nhẹ nhàng và tránh chỗ nổi nước 1 chút. và đừng ngâm lâu quá, nhiệt độ cũng k nên quá 30 độ vì nhiệt là điều yếu tố để khởi phát bệnh này nhất. Chứ không kiểu gì cũng dính lan. Quần áo cũng phải mặc thoáng rộng và thay thường xuyên nữa.

  4. Bàng Hải Yến says: Trả lời

    Viện quân dân 102 này khoa da liễu tốt phết thì phải, thấy có nghệ sĩ Thanh Hiền cũng giới thiệu điều trị da liễu ở đây. https://benhvienquandan102.org/nghe-si-thanh-hien-chua-khoi-benh-noi-me-day-tai-quan-dan-102-2223.html

    1. Ruyyyy says: Trả lời

      Tôi cũng thấy trên vtv2 giới thiệu viện này phương pháp chữa rất tốt, lại dùng thuốc đông y lành tính, an toàn. Nhưng thế chắc chi phí đắt nhỉ?

    2. Bàng Hải Yến says: Trả lời

      Thuốc điều trị da liễu thì nào có thuốc nào rẻ đâu. Nhưng tôi thấy nếu chữa khỏi được thì xứng đáng đồng tiền bát gạo. Chứ tôi điều trị tây y bao nhiêu nơi tốn chục triệu cả năm nay vẫn bị lên lại đây.

    3. Khánh Vy says: Trả lời

      Em mua thuốc ở đây tháng đầu hết hơn 2 triệu, cũng không đắt lắm đâu. Các chi phí xét nghiệm chi phí cũng như bệnh viện công thôi. Tháng nay dùng khá hiệu quả, đỡ được 70%. Bác sĩ bảo sang tháng kiên trì uống tiếp cho khỏi hẳn và bồi bổ tạng phủ, tránh tái phát. Còn tình trạng mỗi người khác nhau nên chi phí cụ thể cũng khác, em giới thiệu cho mọi người tham khảo thôi

  5. Đào Văn Thanh says: Trả lời

    Cái thuốc chữa chàm này cứ ra tiệm thuốc hỏi mua thuốc là được hay phải đi khám rồi mới dùng thuốc mọi người ơi?

    1. Huyền says: Trả lời

      Tốt nhất là cứ đi khám rồi chữa theo đơn thuốc của bác sĩ, mà tiệm thuốc trước tôi đi mua chỉ bán cho thuốc bôi ngoài da về bôi có khỏi được bệnh đâu

  6. Huan says: Trả lời

    Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em bị chàm bội nhiễm 3 tháng nay, đã điều trị 1 đợt thuốc tây không khỏi, em muốn chuyển qua chữa bằng thuốc đông y xem thế nào

  7. Dao Thanh Tan says: Trả lời

    Ở Hà Nam có chỗ nào bán thuốc của viện này không nhỉ, mình muốn mua. Đợt này đang dịch hơi ngại lên Hà Nội.

    1. Liễu says: Trả lời

      Ôi mua thuốc thì phải đến đúng cơ sở mà mua chứ bạn. Chứ người ta bảo có 2 cơ sở ở Hà Nội và Thành phố HCM thôi mà. Mua trôi nổi lại dính thuốc rởm

    2. Pham Huong says: Trả lời

      Bệnh viện này nếu không đến được thì có gửi thuốc về nhà đấy. Liên hệ với bác sĩ, bác sĩ sẽ hỏi cặn kẽ, cụ thể tình trạng bệnh của nàng như thế nào rồi kê đơn gửi thuốc về nhà. Nhưng chàm bội nhiễm nguy hiểm mà, mình có vết chàm đơn thuần đây nhưng đã sợ lấy thuốc về chữa r, nàng chịu khó đến tận viện xét nghiệm khãm chữa yên tâm hơn. Giờ từ Hà Nam lên Hà Nội đi cũng thuận tiện, đi trong buổi sáng là xong xuôi. Nàng thử liên hệ hỏi bác sĩ xem cụ thể thế nào rồi đi chữa sớm cho nhanh khỏi 0888 598 102

  8. Diễm My 9x says: Trả lời

    Em bị chàm đồng tiền ở vùng khuỷu tay, mấy nay ngứa quá em lỡ gãi sứt, có sợ thành chàm bội nhiễm không nhỉ, giờ xước xát thế thì bôi gì vào được ạ?

    1. Bún chả Mộc says: Trả lời

      Bạn dùng trà xanh thêm chút muối đun sôi lấy nước rồi đắp rửa khuỷu tay xem. Lấy chiếc khăn mỏng thấm nước đắp lên là được. Làm trong 5-7 ngày, nếu chàm nhẹ mới mắc thì có thể đỡ đấy.

    2. Vũ Long says: Trả lời

      Ngày trước tôi nghe bà hàng xóm xúi lấy trà xanh vò nát rồi cuốn băng đắp vào, rồi chả khỏi lại còn viêm nhiễm hơn. Nghe lấy nước đun sôi rửa có vẻ hợp lý hơn đấy. Thôi chàm chưa bội nhiễm thì cũng nên đi khám chữa đi. Chứ để đến lúc bội nhiễm thật thì khổ lắm, nguy hiểm đến tính mạng chứ chả đùa.

  9. xiao zhan says: Trả lời

    Phân biệt chàm bội nhiễm với chàm thông thường như thế nào ạ, thấy đứa bạn cùng bàn em tay nó có mấy vết tròn đỏ to tướng, hỏi thì bảo bị chàm. Ngồi cạnh mà cứ lo ngay ngáy sợ lây.

  10. Chang Chóe says: Trả lời

    Mình bị chàm bội nhiễm, đang mua cái thuốc bôi ngoài tiệm thuốc tây mà chưa thấy đỡ lắm, mấy nay lại ho húng hắng, ngây ngấy sốt, mệt mệt, không biết do chàm bội nhiễm hay viêm họng nữa. Nên đến viện đông y hay tây y điều trị giờ nhỉ?

    1. Kiều Hà says: Trả lời

      Thôi bạn ơi, viện nào cũng được, đông y như viện 102 thì cũng đủ máy móc xét nghiệm hết. Bạn đi chữa nhanh đi chứ ở nhà hỏi thế làm sao mà khỏi được. Đến chịu. Xem thông tin cụ thể về bệnh chàm và cách điều trị ở đây đi https://vcep.vn/benh-cham-eczema-1206.html

  11. Nguyễn Cương says: Trả lời

    Đấy bệnh chàm bội nhiễm này rõ nguy hiểm, nhưng vợ mình lại cứ chủ quan, vừa hay gãi lại còn chuyên bôi corticoid, bảo bao lần không nghe. Phải lôi đi khám chữa sớm mới được.

    1. Hien says: Trả lời

      Ông chồng tâm lý thế. Cảnh bị chàm ai cũng thế đấy, tôi cũng bị đây, khó chịu lắm, ngứa quá chả gãi làm nào, gặp thầy gặp thuốc mới khỏi được. haizzzzz

  12. Bảo Lâm says: Trả lời

    Cuối tuần viện quân dân 102 này có mở không để tôi qua khám luôn, chứ tự dưng nổi nốt sần sùi, ngứa, chảy dịch nhìn ghê lắm, nhìn như cái tổ đỉa. Chả hiểu lây ở đâu ra.

    1. thuylinh le says: Trả lời

      Có khám t7, Cn đó bạn. Qua liền điều trị sớm cho nhanh khỏi. Sáng bắt đầu khám từ 8h thì phải. Đặt lịch qua web của họ trước rồi qua ko phải chờ chứ hôm trc mình đi khám thấy đông phết.

    2. Thảo Thỏ says: Trả lời

      Mình muốn khám bác sĩ Lê Phương thì đến hôm nào được vậy?

  13. Hương Giang BG says: Trả lời

    Vết chàm ở chân của tôi có bọng nước, cũng vừa rát vừa ngứa, thế có phải là dấu hiệu sớm của chàm bội nhiễm rồi không? Tôi mua thuốc bôi luôn thì ổn không nhỉ?

    1. Minh Hiệp says: Trả lời

      Mình cũng có triệu chứng như vậy, nhưng đi khám bác sĩ lại bảo là chàm thông thường thôi. Cụ thể phải hỏi bác sĩ chuyên khoa mới rõ được nàng ak

    2. Hương Giang BG says: Trả lời

      Phí tư vấn thì như thế nào vậy em? @1993_HaYeu .Cho chị tham khảo chút.

    3. 1993_HaYeu says: Trả lời

      Tư vấn qua điện thoại thì miễn phí chị ak. Nếu đến khám bác sĩ trực tiếp thì mất có 100k tiền phí với dịch vụ xét nghiệm thôi. Còn thuốc thì dùng bao nhiêu thuốc thì thanh toán bấy nhiêu tiền thôi.

  14. 1993_HaYeu says: Trả lời

    Chị cứ liên hệ bác sĩ chữa luôn đi. Chứ để kéo dài thì chàm thông thường cũng nặng hết. Khoa da liễu viện quân dân 102 chữa chàm rất tốt mà. Chị cứ liên hệ qua website, để lại số điện thoại rồi bác sĩ họ tư vấn cho. Em cũng đang dùng thuốc chàm ở đây. Bác sĩ hỏi kỹ càng giải thích tình trạng bệnh cụ thể lắm, thuốc dùng thấy cũng ổn https://benhvienquandan102.org/

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC