Bệnh chàm Eczema – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cập nhật: 30/03/2024

Bệnh chàm Eczema xuất hiện với các triệu chứng điển hình như ngứa, nổi mụn nước hoặc mẩn đỏ,… Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh.

Bệnh chàm Eczema là gì?

Bệnh chàm Eczema là bệnh ngứa da điển hình với triệu chứng viêm đỏ, ngứa da. Bệnh hình thành chủ yếu là do yếu tố nội sinh và ngoại sinh gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến ở trẻ em.

Bệnh chàm có xu hướng bùng phát định kỳ. Đặc biệt, bệnh có thể kéo dài và phát triển thành mãn tính. Mặc dù chưa có cách điều trị hoàn toàn bệnh nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách thăm khám và chữa trị theo lời khuyên của chuyên gia y khoa.

Bệnh chàm Eczema
Bệnh chàm Eczema ở khuỷu tay

Phân loại bệnh chàm Eczema

Bệnh chàm Eczema có rất nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (chàm tiếp xúc): Là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Thông thường, các vết chàm thường có hình dạng của vật tiếp xúc, chẳng hạn như kính mắt, quai dép hoặc dây đồng hồ,…
  • Chàm đồng tiền (viêm da dạng đồng tiền): Vết chàm hình thành có dạng hình tròn hoặc hình oval. bên cạnh gây ngứa, chàm đồng tiền còn xuất hiện với các triệu chứng đỏ, nổi mụn nước hoặc tiết dịch ở chân, tay,…
  • Chàm thể tạng (viêm da cơ địa): Chàm thể tạng thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như ngứa, da nổi đỏ hoặc nổi mụn nước.
  • Một số loại khác: Bao gồm, tổ đỉa, viêm da thần kinh, viêm da ứ động, chàm da nhờn (viêm da tiết chất nhờn) thường gặp ở mắt, mũi,…

Mỗi loại chàm Eczema thường gây ra các triệu chứng khác nhau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, bệnh rất khó tự chẩn đoán nếu không có kiến thức chuyên khoa. Vì vậy, người bệnh cần đặt lịch hẹn khám khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nghi mắc bệnh chàm.

Nguyên nhân gây bệnh chàm Eczema

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, nguyên nhân gây chàm cho đến nay vẫn chưa xác định cụ thể. Tuy nhiên, họ cho biết, sự phát triển của bệnh có thể là do sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những đứa trẻ có bố mẹ mắc bệnh chàm thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh này khá cao (chiếm 81%). Ngoài ra, nếu cha mẹ mắc bệnh lý dị ứng khác liên quan đến hệ miễn dịch như hen suyễn, viêm da cơ địa hoặc viêm mũi dị ứng, khả năng con bị bệnh chàm thường ở tỷ lệ phần trăm cao.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm cao:

  • Tiếp xúc với chất kích thích: Thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích, bao gồm xà phòng, dầu gội, sữa tắm hoặc chất khử trùng,… trong thời gian dài có thể gây kích ứng da dẫn đến viêm.
  • Dị ứng: Một số đối tượng mắc bệnh chàm xuất phát từ nguyên nhân dị ứng thực phẩm như rau, trứng, cá hoặc thịt,… Ngoài ra, cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, ve bụi hoặc nấm mốc,… cũng có thể dẫn đến chàm.
  • Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus có thể gây kích ứng, tăng nguy cơ mắc bệnh Eczema.
  • Thời tiết nóng, lạnh: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh với độ ẩm cao hay thấp cũng có thể là nguyên nhân gây chàm.
  • Căng thẳng hoặc stress: Căng thẳng thần kinh kéo dài có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bùng phát và khiến triệu chứng bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn.
  • Hormone: Theo một số nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn nam giới. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khiến hệ miễn dịch suy giảm gây nên. Phụ nữ mang thai, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc đang trong thời điểm chu kỳ kinh nguyệt thường có khả năng mắc bệnh chàm cao.

Triệu chứng bệnh chàm Eczema

Tùy vào độ tuổi mắc bệnh và loại chàm mắc phải mà triệu chứng nhận biết bệnh ở mỗi người thường không giống nhau. Ở một số đối tượng, bệnh xuất hiện với biểu hiện ngứa ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, triệu chứng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn gây đau nhức cơ, ớn lạnh, sốt hoặc mệt mỏi, thậm chí gây nhiễm trùng da. Vì vậy, để điều trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần tìm hiểu rõ dấu hiệu nhận biết bệnh ở từng giai đoạn.

Triệu chứng nhận biết bệnh qua từng giai đoạn như:

  • Giai đoạn đầu (giai đoạn hồng ban): Khi mới khởi phát, người bệnh có thể thấy trên da nổi những mảng hồng ban kèm theo tình trạng ngứa nhẹ. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian, triệu chứng này sẽ biến mất mà không cần điều trị.
  • Giai đoạn 2 (Nổi mụn nước): Sau thời gian hình thành, bệnh gây nổi những nốt mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành từng đám trên bề mặt da. Ban đầu, mụn nước có kích thước từ 1 – 2 mm về sau tăng dần kích thước. Nếu không được chăm sóc tốt, chúng có thể vỡ, gây đau rát và chảy dịch tiết, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giai đoạn 3 (Đóng vảy): Sau khi mụn nước vỡ, chúng sẽ đóng vảy gây cộm và dày da.
  • Giai đoạn cuối (Lichen hóa): Lichen hóa là một trong những triệu chứng nhận biết chàm ở giai đoạn nặng. Bệnh nếu không điều trị sớm, thường xuyên tái phát có thể khiến vùng da bị tổn thương trở nên sần sùi và sẫm màu

Triệu chứng ngứa do chàm gây ra có thể xuất hiện xuyên suốt trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn mà người bệnh cảm thấy ngứa ít hay ngứa dữ dội.

Triệu chứng bệnh chàm Eczema ở người lớn

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm Eczema ở người lớn và trẻ em thường không giống nhau. Do đó, người bệnh có thể nhận biết biểu hiện bệnh ở người lớn qua các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện mảng đỏ trên da: Mảng đỏ xuất hiện rải rác hoặc bao phủ toàn bộ da của cơ thể. Thông thường, các đốm đỏ thường hình thành chủ yếu ở các nếp gấp đầu đối, khuỷu tay, sau gáy và trên cổ, quanh mắt và mặt.
  • Ngứa: Khi bệnh mới bùng phát, triệu chứng ngứa thường nhẹ nhưng về sau cơn ngứa rát tăng dần, đặc biệt là về đêm.
  • Khô da, xuất hiện vảy trên da: Bệnh gây khô và bong tróc da
  • Nhiễm trùng da: Gãi ngứa hoặc sự vỡ của mụn nước không được xử lý tốt có thể gây nhiễm trùng da

Triệu chứng bệnh chàm Eczema ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và vị trí xuất hiện chàm ở mỗi độ tuổi thường không giống nhau. Chẳng hạn:

  • Triệu chứng nhận biết bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi: Các đám nổi mẩn đỏ tập trung chủ yếu ở má và da đầu. Ngoài gây ngứa ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bệnh còn gây nổi mụn nước.
  • Triệu chứng bệnh Eczema ở trẻ từ 2 tuổi đến tuổi dậy thì: Nổi mẩn đỏ, sẩn phù ở đầu gối, cổ, cổ tay, khuỷu tay hoặc nếp nhăn giữa chân và mông. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải các biểu hiện khác như da vẽ nổi màu trắng, vảy trắng.

Bệnh chàm Eczema có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, đây là căn bệnh mãn tính, có tính tái phát. Vì vậy, nếu không được chữa trị ngay từ đầu, bệnh có thể gây các biến chứng sau:

  • Sốt cỏ khô hoặc hen suyễn: Theo một số thống kê, có hơn một nửa trẻ em mắc bệnh chàm đều phát triển thành bệnh sốt cỏ khô và hen suyễn.
  • Nhiễm trùng da: Một trong những biến chứng điển hình của bệnh chàm là nhiễm trùng. Việc thường xuyên gãi ngứa có thể gây hình thành các vết loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây bệnh phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
  • Biến chứng ở mắt: Bệnh nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây biến chứng ở mắt như xuất hiện nếp gấp da do mí mắt dưới bị phù nề hoặc đục thủy tinh thể, rối loạn giác mạc,…

Ngoài các biến chứng này, bệnh chàm còn gây ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm trong giao tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và làm việc.

Điều trị bệnh chàm Eczema

Để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh chàm Eczema tái phát, bệnh nhân cần điều trị bệnh theo các nguyên tắc sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích: Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa gây dị ứng. Đối với xà phòng, có thể dùng xà phòng tắm có pH trung tính, không chứa chất tạo mùi hoặc màu.
  • Tránh xa dị nguyên gây bệnh: Có thể tránh xa dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, ánh sáng,… bằng cách đeo khẩu trang, kính râm,…
  • Giữ ẩm cho da: Để hạn chế tình trạng khô da gây kích ứng viêm, người bệnh có thể đắp hoặc ngâm nước ấm 15 phút mỗi ngày. Có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để cung cấp độ ẩm, tăng cường sức bền cho hàng rào bảo vệ của da. Tuy nhiên, không nên dùng sản phẩm làm mềm, dưỡng ẩm chứa thành phần hóa học.

Bên cạnh đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

1. Chữa bệnh chàm Eczema bằng thuốc

Thuốc Tây có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng ngứa, nổi mẩn đỏ trên da. Để điều trị bệnh, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân sau đây.

+ Điều trị tại chỗ bệnh chàm Eczema bằng thoa thuốc kháng viêm

Một số loại thuốc kháng viêm dùng dưới dạng bôi ngoài thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh chàm như:

  • Thuốc kháng viêm Steroid: Thuốc dùng dưới dạng thoa ngoài da là một trong những lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh chàm Eczema. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ triệu chứng nặng nhẹ cũng như tuổi tác của mỗi người mà bác sĩ chỉ định loại mạnh yếu khác nhau. Đối với loại mạnh, thời gian dùng để giảm triệu chứng bệnh từ 2 – 4 tuần. Sau khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên chuyển sang dùng loại nhẹ hơn. Liều dùng duy trì là 2 lần/ tuần.
  • Pimecrolimus Cream 1%: Thuốc được chỉ định cho trường hợp chàm ở mức độ nhẹ và trung bình. Pimecrolimus Cream 1% được dùng 2 lần/ ngày. Thuốc được sử dụng cho đến khi tổn thương trên da lành hẳn. Tuy nhiên, vì Pimecrolimus Cream 1% có thể gây tái phát triệu chứng chàm. Do đó, người bệnh cần dùng cách quãng. Không dùng Pimecrolimus Cream 1% điều trị ở bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Tacrolimus Ointment: Thuốc kháng viêm Tacrolimus Ointment được xem là lựa chọn điều trị thứ 2 cho bệnh nhân bị chàm ở mức độ từ trung bình đến nặng.  Tacrolimus Ointment 0.1% được sử dụng ở người, 0.03% dùng ở cho trẻ em. Mỗi ngày thoa 2 lần, sau khoảng 3 tuần, triệu chứng bệnh giảm, bệnh nhân nên giảm số lần thoa thuốc 1 lần/ ngày/ Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài 3 năm. Tốt nhất, người bệnh nên ngưng dùng thuốc kháng viêm Tacrolimus Ointment khi triệu chứng bệnh khỏi hẳn. Thuốc chống chỉ định sử dụng ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Bệnh chàm
Điều trị bệnh chàm Eczema ở lòng bàn tay bằng thuốc kháng viêm bôi ngoài da

+ Điều trị toàn thân bệnh Eczema

Điều trị toàn thân chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, kháng trị thuốc hoặc xuất hiện biến chứng. Bệnh nhân có thể điều trị hỗ trợ và ngăn ngừa biến chứng bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch sau:

  • Ciclosporine: Thuốc Ciclosporine được dùng trong trường hợp mắc bệnh chàm nặng kháng trị. Liều dùng khởi đầu từ 2.5 – 5 mg/kg/ ngày. Trong trường hợp đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ gia giảm liều lượng trong vòng 4 tuần. Tuy nhiên, nếu thuốc không giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, nhân viên y tế sẽ kê đơn thuốc khác cho người bệnh dùng.
  • Azathioprine: Thuốc cũng được dùng trong trường hợp bệnh nặng, kháng trị. Liều dùng 1 – 3 mg/kg/ngày. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 lần. Thời gian sử dụng từ 4 tuần đến vài tháng. Thuốc Azathioprine có thể gây tác dụng phụ như độc hại gan, ức chế tủy xương và tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
  • Methotrexate: Thuốc được chỉ định sử dụng ở những đối tượng mắc bệnh Eczema nặng, kéo dài. Liều dùng thuốc 10 – 20 mg/ tuần. Thời gian điều trị khoảng 3 tháng.
  • Mecophenolate Mofetine: Thuốc dùng trong trường hợp bệnh kháng trị. Liều dùng 0.5 – 1 gram, ngày uống 2 lần. Thời gian dùng 4 – 8 tuần.

Ngoài các loại thuốc ức chế miễn dịch nêu trên, thuốc Corticosteroid đường uống cũng được chỉ định nhằm giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, thuốc được dùng trong trường hợp chàm nặng, gây tổn thương da với diện tích lớn trên 20%. Liều dùng 40 mg/ ngày, sử dụng trong 1 tuần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể điều trị kết hợp giữa các loại thuốc nêu trên với thuốc kháng histamine, giúp ngăn ngừa triệu chứng ngứa, khó chịu trên da.

Mặt khác, ở một số trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc, nhân viên y tế có thể đề nghị bệnh nhân điều trị bằng các biện pháp sau:

  • Quang trị liệu: Sử dụng tia cực tím nhân tạo A (UVA) hoặc tia cực tím băng hẹp B (UVB) để ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
  • Tâm lý trị liệu: Biện pháp điều trị bệnh chàm bằng tâm lý trị liệu giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và tháo gỡ những vấn đề cảm xúc, giúp người bệnh trở nên thoải mái và thư giãn, thúc đẩy tốc độ lành bệnh.

+ Điều trị bệnh chàm có biến chứng

Trong trường hợp bệnh gây biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dùng dưới hình thức bôi ngoài da hoặc uống cho bệnh nhân sử dụng. Một số loại thuốc kháng nấm hoặc kháng nấm sẽ được chỉ định dùng ở những đối tượng mắc bệnh chàm với biến chứng nhiễm vi rút, nấm,… Tùy thuộc vào từng loại biến chứng xuất hiện, nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Điều trị bệnh chàm bằng biện pháp tự nhiên

Các biện pháp điều trị chàm bằng tự nhiên không có tác dụng chữa khỏi bệnh nhưng chúng có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa và khô da. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau:

  • Dùng gel nha đam: Một số nghiên cứu cho biết, nha đam có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Với tính chất kháng viêm, chống khuẩn và thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch, thảo dược này này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng da. Chưa kể đến, nha đam còn giúp cung cấp dưỡng chất, cân bằng độ pH trên da. Vì vậy, giúp giảm ngứa, làm mềm và hạn chế khô da. Cách sử dụng đơn giản, bệnh nhân lấy ít gel nha đam thoa đều lên vùng da bị bệnh. Sau 15 – 20 phút rửa lại bằng nước sạch.
  • Dùng giấm táo: Hiệp hội Eczema Quốc gia (NEA) cho biết, giấm táo có tác dụng điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên pha loãng. Không nên dùng đậm đặc vì giấm táo có nồng độ acid cao có thể gây khô da, kích hoạt bệnh chàm phát triển.
  • Dầu dừa: Nhờ chứa lượng lớn acid béo có tác dụng bổ sung độ ẩm. Vì vậy, dầu dừa có công dụng hữu ích đối với người bệnh chàm. Để cải thiện triệu chứng bệnh, bệnh nhân lấy một ít dầu dừa hâm nóng rồi thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn trong 8 tuần, triệu chứng bệnh chàm sẽ thuyên giảm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm Eczema

Người bệnh có thể áp dụng các gợi ý sau đây để phòng bệnh chàm tái phát:

  • Chăm sóc da hàng ngày: Người bệnh có thể phòng bệnh chàm hình thành và tái phát bằng cách chăm sóc da mỗi ngày. Bệnh nhân có thể sử dụng kem dưỡng thể, thuốc mỡ hoặc một số loại dưỡng ẩm, làm mềm khác để giữ ẩm cho da.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm rửa đúng cách giúp bệnh nhân phòng bệnh chàm hiệu quả. Người bệnh nên tắm ít nhất 1 lần mỗi ngày. Thời gian tắm duy trì từ 10 – 15 phút. Để làm ẩm da, người bệnh nên tắm bằng nước ấm và xà phòng làm từ thiên nhiên. Không nên tắm nước quá nóng tránh gây kích ứng da. Đồng thời không nên sử dụng xà phòng diệt khuẩn và khử mùi. Tốt nhất, bệnh nhân nên dùng sản phẩm có tính tẩy nhẹ.
  • Mặc quần áo mềm, rộng: Để giảm thiểu khả năng bùng phát bệnh, người bệnh nên dùng quần áo có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tích cực tập thể thao, giảm stress: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, đồng thời giúp giảm tress, hạn chế bệnh hình thành và phát triển xấu.

Bệnh chàm Eczema có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Đặc biệt, bệnh thường xuyên tái phát và gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, người bệnh cần điều trị và chăm sóc bệnh tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan

Bình luận

  1. Do Luong says: Trả lời

    Bệnh này bảo phần lớn mắc ở trẻ con mà tôi 30 tuổi r lại dính. Làm ngay mảng to ở khủyu tay, đàn ông con trai cũng chả sợ xấu đâu nhưng lại cứ ngứa rát mãi. Càng ngày càng rát. Bôi thuốc gì được nhỉ. Tôi dính cả tháng nay rồi.

    1. Linh Chi says: Trả lời

      Anh đã dùng thử cách bôi nha đam chưa? hoặc dùng nước lá trà xanh đun sôi để âm ấm rồi ngâm rửa. Ngày trước lúc mới bị em dùng thử thấy khá dịu, cũng đỡ. Nhưng năm nay bị tái lại dùng ko thấy hiệu quả như trước

    2. Võ Duy Thành says: Trả lời

      Bạn đến khám viện quân dân 102 mà lấy thuốc. Điều trị sớm cho nhanh khỏi. Trước mình đây cũng chủ quan để mãi, rát thì nghiến răng chịu, xong để nó liken hoá, dày sừng bì bì ra mãi không đỡ, thỉnh thoảng còn chảy dịch. Lúc đấy xem vtv2 thấy giới thiệu viện này điều trị đông tây y kết hợp rất hay nên mới mò đến chữa. Bác sĩ bảo đến sớm thì điều trị nhanh lành hơn. Mình phải dùng thuốc liền 3 tháng. Cả bôi, uống, ngâm rửa. May cũng khỏi, giờ da mềm bình thường rồi. Năm nay không thấy tái lại nữa

    3. Do Luong says: Trả lời

      Viện này chi phí có đắt không bác??? Hay là cứ đi khám da liễu viện huyện trước, viện huyện thì tôi có bảo hiểm

    4. Võ Duy Thành says: Trả lời

      Tùy bạn thôi nhé. Viện 102 này chi phí thì cũng bình thường, các dịch vụ giá như bệnh viện công thôi. Còn thuốc tùy tình trạng bệnh từng người lấy nhiều hay ít khác nhau nên giá cũng khác. Bạn xem chỗ nào chữa uy tín có hiệu quả thì đến khám chữa luôn cho đỡ tốn thời gian mà nhanh khỏi. Riêng viện này thì mình thấy khỏi nên chia sẻ thôi. Thêm cái bác sĩ, điều dưỡng rất tận tình chu đáo nên càng ưng.

    5. Trung DT says: Trả lời

      Viện quân dân 102 địa chỉ ở đâu vậy ạ? Mình muốn dẫn mẹ mình đi khám. Chứ dẫn mẹ lấy thuốc mấy nơi rồi vẫn thấy lên lại.

    6. Hoàng Anh says: Trả lời

      Viện này có 2 cơ sở, cơ sở Hà Nội thì ở Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Còn trong nam thì mình không rõ lắm. Bạn liên hệ qua web họ tư vấn chỉ chỗ và đặt lịch mà khám luôn `https://benhvienquandan102.org/`

  2. Mỹ Chi Lê says: Trả lời

    Mùa đông mặc đồ như thế nào cho đỡ chạm vào vết chàm được các chị mách em với? Bé con nhà em có vết chàm trên người mà mùa đông phải cuốn lắm lớp bé khó chịu lắm cứ cựa quậy mãi không yên

    1. Hà Rô says: Trả lời

      Như trong phòng thì mình lắp điều hòa 2 chiều không thì bạn mua đèn sưởi cũng đỡ. Cho con mặc bộ quần áo giữ nhiệt mỏng mềm xong ra ngoài thì làm quả phao khoác đại hàn ý. Đỡ phải cuốn nhiều lớp khó chịu con.

    2. Chúc Hải says: Trả lời

      Mùa lạnh chăm bôi dưỡng ẩm cho bé ngày 2,3 lần vào mom ạ. Cũng đỡ bớt đấy mà xem chữa cho bé sớm đi

  3. Nguyễn Thị Hằng says: Trả lời

    Thuốc của viện quân dân 102 này mắc 2 năm nay rồi cứ tái đi tái lại, dùng corticoid nhiều rồi thì có chữa được không? Ai cùng trường hợp như tôi mà chữa khỏi chưa mách giùm với.

    1. Trương Quỳnh Trang says: Trả lời

      Tôi bị bệnh 3 năm giời. Còn mua thuốc trong nước ngoài nước không ăn thua. Xong được người quen mách đến đấy chữa. Soi da xong bác sĩ cũng bảo tình trạng của tôi khá nặng cũng do dùng corticoid nhiều, da yếu. Dùng liền 3 tháng thuốc, mấy hôm đầu dùng t còn thấy ngứa hơn, nhưng thấy bảo đấy là tình trạng công thuốc. Dùng hết tháng đầu tiên thì đỡ 60%. Sang tháng thứ 2 thì da dẻ hồi dần, khá mịn. Hết liệu trình thì thấy da sáng khoẻ, mịn màng. Trước tôi bị nóng trong, da sờ nóng lắm. giờ thấy mát hơn. Đấy tôi 3 năm còn chữa được. Cứ đến khám và kiên trì dùng hết liệu trình nhé

    2. Nguyễn Thị Hằng says: Trả lời

      Thuốc này khó uống không nhỉ? Hỏi thế thôi chứ giờ chỉ cần khỏi bệnh thì cũng cố mà uống.

    3. Trương Quỳnh Trang says: Trả lời

      Thuốc uống dạng cao đặc, lúc nào uống thì hoà vào cốc nước ấm rồi uống. Không khó uống đâu, mùi thảo dược nhẹ.

    4. Bồ Công Anh says: Trả lời

      Chị ơi cho em hỏi chị khám bác sĩ nào vậy? Em cũng bị chàm ở cổ lâu này. E tự ti lắm, mong tìm được đúng thầy đúng thuốc

    5. Trương Quỳnh Trang says: Trả lời

      Trước chị khám bác sĩ Lê Phương. Bác sĩ nhiệt tình và chu đáo lắm, giải thích và dặn dò kỹ càng. Thật ra hôm đấy cũng biết viện này tốt thì đến khám thoii chứ không chọn bác sĩ.

  4. Mẫn Mẫn says: Trả lời

    Gel nha đam thì dùng loại mua ngoài tiệm hay dùng trực tiếp loại trồng sẵn ở nhà thì tốt hơn cả nhà nhỉ? Em lên vết chàm bằng đồng xu ở khuỷu tay, muốn chữa nhanh cho nhanh lành.

    1. Lê Ngọc Tuyền says: Trả lời

      Nhiều người khuyên dùng trực tiếp nguyên chất tốt hơn, không biết sao chứ lần nào em bôi gel nha đam nhà trồng cũng hay bị ngứa ngứa, nên em toàn đổi loại khác chứ không ưa nha đam

  5. Trịnh Quỳnh Châm says: Trả lời

    Phân biệt bệnh này với vảy nến, hắc lào kiểu gì nhỉ, tôi lên ở bẹn 1 vết to tròn, đỏ hồng hơi có vảy trắng, ngứa rát, thấy bệnh nào cũng na ná giống hiuhiu

  6. Trúc An says: Trả lời

    Các chị ơi con em mới 6 tháng thôi nhưng lên chàm đỏ ửng cả 2 má, lên cả cạnh mắt, có những chấm li ti kiểu mụn nước, bé quấy, ăn ngủ cũng kém, lúc nào cũng muốn dụi dụi 2 má ấy. Em nghe bảo chàm sữa thì lớn lên tự hết nhưng bé dính gần mắt nữa nên em hơi lo, muốn cho con đi khám xem sao

    1. The Jum says: Trả lời

      Con còn nhỏ thì cho dùng mấy loại dầu dừa, nước trà xanh để bôi rửa cho lành tự nhiên nàng ak, chứ bé quá dùng thuốc xót lắm.

    2. Trúc An says: Trả lời

      Em thử mấy loại đấy cho con dùng rồi ạ nhưng không ăn thua, mấy hôm nó ăn ngủ kém em cũng muốn stress theo luôn.

    3. Hà Mun says: Trả lời

      Mom cho con qua viện quân dân 102 khám mà lấy thuốc, đặc trị chàm sữa cho bé đấy. Thuốc này toàn thành phần thảo dược nên lành lắm, an toàn với trẻ sơ sinh. Trước con mình 5 tháng mà chàm đỏ rát má quá cùng qua đây lấy thuốc.

    4. Trúc An says: Trả lời

      Em cũng thấy khen viện này chữa da liễu bằng thuốc đông y tốt, nhưng mà con em bé quá sợ không chịu uống thuốc đông y liền cả tháng được.

    5. Hà Mun says: Trả lời

      Thuốc này có dạng uống, bôi với cả ngâm rửa. Bé nhà mình mấy bữa đầu thì cho dùng thuốc uống kèm với mật ong, cũng không thấy sợ thuốc lắm, sau ổn ổn rồi thì mình dùng thuốc bôi ngoài và ngâm rửa thôi. Con bé nên mình ưu tiên dùng các thuốc thảo dược, không tác dụng phụ cho con ah.

  7. Ngô Đồng says: Trả lời

    Bị chàm vùng lưng thì dùng sữa tắm nào cho dịu nhẹ lại đủ độ dưỡng ẩm được các chị em ơi? Chán quá nè dùng bao nhiêu thuốc mà không được bao giờ mới được mặc đồ bơi sẹc xi

  8. Nguyễn Cẩm Ly says: Trả lời

    Chữa theo kiểu đông tây y kết hợp thì thành nửa tây nửa ta ak? Có ổn không nhỉ?

    1. Tra Giang says: Trả lời

      Không bạn ơi, cái này là áp dụng công nghệ khoa học hiện đại vào khám còn điều trị sẽ theo bài thuốc y học cổ truyền. Vừa tìm được nguyên nhân gây bệnh nhanh gọn, chính xác vừa được điều trị bằng thuốc đông y, không tác dụng phụ. Tôi thấy rõ hay đấy chứ. Bao nhiêu chuyên gia cũng đánh giá như thế, bạn tham khảo xem https://vcep.vn/phac-do-chua-viem-da-quan-dan-102-8916.html

    2. Nguyễn Cẩm Ly says: Trả lời

      Thuốc đông y chả có mấy vụ uống xong suy thận đấy à, có chắc là an toàn không?

    3. Trần Hảo says: Trả lời

      Mấy vụ đấy dùng thuốc trôi nổi của các thầy lang lại chả thế, khám chữa thì cứ đến các viện lớn như thế này này, tìm hiểu kỹ chỗ nào uy tín rồi đến chứ.

  9. Truong Ha Anh says: Trả lời

    Mình đang ngứa quá làm cách nào cho dịu bớt được giờ, gãi có những chỗ xước hết da chảy cả máu? Mai ngày kia mới đi khám được.

    1. Linh mập says: Trả lời

      Nhà có lô hội không bạn? Cắt lấy lá rửa sạch đi rồi bôi vào chỗ chàm xem, nhưng tránh chỗ gãi xước xát, vết thương hở ra nhé.

    2. Uyên 91 says: Trả lời

      Lấy đá quấn trong khăn sạch xong chườm chế ak. Cũng dịu hơn đấy. Đừng chườm lâu quá. Tầm 5p bỏ ra chút rồi chườm tiếp. Cách này dùng tạm thời được

  10. Vũ Thị Thương says: Trả lời

    Trước tôi bị chàm ở vùng cổ gáy, tự ti còn không nghĩ đến yêu đương. Ôi xong được chị đồng nghiệp kể trước điều trị ở viện quân dân 102 này hơn năm nay không thấy tái lại. Tôi đến cắt thuốc dùng hết liệu trình thì giờ da dẻ lành lặn hẳn. Bác sĩ dặn kết hợp cùng lối sống lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh là okela.

    1. Thuy Lingg says: Trả lời

      Uống thuốc này xong phải giữ gìn kỹ lắm không cậu? Tưởng trong lúc uống thuốc phải kiêng khem giữ gìn, còn khỏi rồi thì thôi chứ.

    2. Vũ Thị Thương says: Trả lời

      Uống thuốc nào mà chả thế hả bạn. Phải giữ chế độ sống lành mạnh thì cơ thể khỏe mạnh mới không tái mắc bệnh chứ. Chả phải mỗi bệnh da liễu này, chỉ cần sức đề kháng kém thì tỉ thứ bệnh ập vào.

  11. Uyên 91 says: Trả lời

    Lấy đá quấn trong khăn sạch xong chườm chế ak. Cũng dịu hơn đấy. Đừng chườm lâu quá. Tầm 5p bỏ ra chút rồi chườm tiếp. Cách này dùng tạm thời được

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC