Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

5/5 - (13 bình chọn)

Bệnh trĩ (lòi dom) là căn bệnh thuộc hệ tiêu hóa dưới khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này đã khiến không ít người phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu, thậm chí chấp nhận tình trạng sống chung cho đến khi bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng. Theo nhận định của chuyên gia y tế, tuy không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của bệnh có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe tổng thể, một số trường hợp sinh ra những biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ những thông tin cơ bản của căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh trĩ
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (hay còn được gọi là lòi dom) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị phình giãn, gây ứ huyết và hình thành cấu trúc dạng túi. Sự áp lực từ việc rặn mạnh, ngồi nhiều, lười vận động sẽ khiến cấu trúc dạng túi này to dần, từ đó dẫn đến cảm giác khó chịu kèm ngứa ngáy. Mặc dù căn bệnh này ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng đời sống, năng suất lao động và yếu tố tâm lý.

Theo thống kê mới nhất, hiện có khoảng ¾ dân số trên thế giới mắc phải căn bệnh trĩ, bao gồm cả những đối tượng chỉ mắc bệnh một lần. Tình trạng này xuất hiện ở hầu hết đối tượng, thường gặp nhiều nhất là người trưởng thành, người cao tuổi và hiếm gặp ở trẻ em.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng nhưng gây ra không ít triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và năng suất làm việc
Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng nhưng gây ra không ít triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và năng suất làm việc

Dựa vào vị trí giải phẫu, chuyên gia đã chia bệnh trĩ thành các nhóm bệnh nhỏ sau:

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
  • Bệnh trĩ nội: Là tình trạng búi trĩ được hình thành bên trong trực tràng. Vì xuất hiện bên trong nên rất khó phát hiện và nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Triệu chứng thường gặp là chảy máu nhưng không gây đau. Khi búi trĩ phát triển lớn sẽ sinh ra hiện tượng sa búi trĩ;
  • Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ được hình thành và xuất hiện ở dưới đường lược. Vì nằm bên ngoài nên dễ nhận biết ngay ở giai đoạn đầu. Triệu chứng thường gặp là cơn đau ngứa và đôi khi có xuất huyết kèm theo;
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: Là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở cả bên trong ống trực tràng và dưới đường lược.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

Để phân chia các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ, chuyên gia y tế đã dựa vào sự tiến triển của búi trĩ nằm bên trong hay đã bị sa ra ngoài hậu môn. Điển hình là 4 giai đoạn chính sau:

  • Trĩ độ 1: Vì là giai đoạn bệnh vừa mới khởi phát nên búi trĩ nằm gọn trong ống trực tràng và khó có thể nhận biết, đôi khi triệu chứng còn có khả năng bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác;
  • Trĩ độ 2: Lúc bình thường, búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn nhưng khi rặn mạnh lúc đi đại tiện thì chúng thập thò ra bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi đi cầu xong và đứng dậy thì búi trĩ sự thụt vào nên trong;
  • Trĩ độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ rất dễ bị sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện, đi lại nhiều hoặc ngồi xổm. Người bệnh hoàn toàn có thể dùng tay để đẩy vào bên trong hoặc nằm nghỉ ngơi một lúc búi trĩ mới tự tụt lại;
  • Trĩ độ 4: Lúc này, búi trĩ đã gia tăng kích thước ở mức đáng kể và ứ máu nhiều nên rất dễ bị sa hoàn toàn ra bên ngoài ống hậu môn và không có khả năng tự co vào bên trong ngay cả khi sử dụng tay để đẩy vào.
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ

Như vậy cho thấy, bệnh tình càng chuyển biến ngày một nghiêm trọng khi chuyển sang giai đoạn khác. Nếu không có những phương pháp khắc phục hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và gây ra hậu quả thiếu máu.

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là do hiện tượng giãn tĩnh mạch ở thành hậu môn trực tràng. Sự tăng áp lực quá mức đã khiến thành tĩnh mạch trở nên yếu đi và hình thành cấu trúc dạng búi. Tĩnh mạch càng phình giãn càng khiến lượng máu ứ đọng càng nhiều. Các yếu tố làm tăng áp lực và gây suy yếu thành mạch có thể là:

  • Táo bón kéo dài: Là tình trạng rối loạn miễn dịch điển hình làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Khi táo bón, thường xuyên rặn mạnh khi đại tiện càng khiến các tĩnh mạch bị chèn ép quá mức, lâu ngày hình thành nên bệnh trĩ;
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ đã kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gia tăng chứng táo bón và làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ. Không những vậy, chế độ ăn ít chất xơ, ăn uống quá mức sẽ gây ra triệu chứng khó tiêu và táo bón;
  • Đại tiện không đúng: Thói quen nhịn đại tiện đã làm phân ứ đọng lâu trong lòng đại tràng, điều này khiến phân trở nên khô cứng và khó đẩy ra ngoài. Ngoài ra, việc nhịn đại tiện sẽ khiến phân chèn ép lên búi tĩnh mạch và làm giãn căng. Hơn thế nữa, rặn mạnh hay đại tiện không đúng tư thế cũng chính là nguyên nhân khiến búi trĩ giãn căng;
  • Đặc thù công việc: Đối với các đối tượng có đặc thù công việc ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng,… đều là những người rất dễ mắc bệnh trĩ. Bởi các tư thế làm việc như vậy sẽ làm giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ gây bệnh táo bón và căng giãn búi trĩ;
  • Giới tính: Ở người cao tuổi, chức năng co bóp của đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng dần thuyên giảm, từ đó gây rối loạn đại tiện. Ngoài ra, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu rất dễ hình thành búi trĩ;
  • Thừa cân, béo phì: Do trọng lượng của cơ thể quá mức đã gây áp lực nặng lên vùng hậu môn khiến thành tĩnh mạch bị căng giãn và chèn ép, từ đó hình thành búi trĩ. Ngoài ra, do lượng mỡ thừa gây chèn ép ở hậu môn đã khiến cho bộ phận này không được thông thoáng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh;
  • Quá trình mang thai và sinh nở: Khi mang thai, cơ thể thay đổi khá nhiều, sức nặng của thai nhi đã chèn ép vào các tĩnh mạch chậu, làm ứ máu, từ đó làm giãn nở tĩnh mạch và hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ thường có xu hướng lười vận động khi mang thai cũng như nhu động ruột giảm cũng chính là thủ phạm gây táo bón;
  • Bệnh lý hậu môn trực tràng: Các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng như viêm loét ống hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn hay polyp hậu môn cũng chính là nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Tình trạng táo bón kéo dài kinh niên là một trong những yếu tố điển hình khiến các tĩnh mạch bị chèn ép quá mức, lâu ngày hình thành nên bệnh trĩ
Tình trạng táo bón kéo dài kinh niên là một trong những yếu tố điển hình khiến các tĩnh mạch bị chèn ép quá mức, lâu ngày hình thành nên bệnh trĩ

Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ

Thông thường, triệu chứng của bệnh trĩ thường khá khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Đôi khi triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bệnh sẽ những dấu hiệu nhận biết cụ thể hơn khi chuyển dần sang giai đoạn trung bình và nặng. Các triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp có thể là:

  • Xuất hiện lượng máu tươi khi đi đại tiện. Ban đầu có thể thấy vài giọt trên giấy vệ sinh hoạt bồn cầu nhưng nếu rặn quá mạnh thì máu chảy nhiều hơn, thậm chí chảy thành tia;
  • Kích thích hoặc ngứa ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết;
  • Có cảm giác đau khó chịu;
  • Sưng vùng quanh hậu môn;
  • Vùng da xung quanh hậu môn ẩm ướt và ửng đỏ;
  • Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, bằng mắt thường sẽ thấy một khối nhô lên gần hậu môn, sờ vào sẽ cảm giác mềm. Trường hợp nặng hơn sẽ lòi hẳn ra bên ngoài ống hậu môn.
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là xuất hiện lượng máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu khi đi đại tiện
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là xuất hiện lượng máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu khi đi đại tiện

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Điểm qua các biến chứng nguy hiểm

Bệnh trĩ thực chất là hệ quả do tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn dẫn đến hiện tượng phình giãn, ứ đọng máu và hình thành búi trĩ. Không những vậy, dù bệnh gây ra nhiều sự phiền toái trong công việc lẫn cuộc sống thường ngày nhưng không có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm, phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các chuyên gia đã chỉ ra một số biến chứng mà người bệnh có khả năng gặp phải như:

  • Thiếu máu: Do việc thất thoáng máu nhiều nên cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết cho quá trình trao đổi oxy cho tế bào. Từ đó khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, da xanh xao, giảm mức độ tập trung, dễ kiệt sức,…;
  • Nghẹt búi trĩ: Là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ. Nếu búi trĩ bị sa ra ngoài hoặc bị mắc kẹt sẽ khiến cho lượng máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Tình trạng nghẹt búi trĩ có thể gây viêm sưng, chảy máu, thậm chí là hoại tử;
  • Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn mạnh hoặc có thai sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch;
  • Vỡ búi trĩ: Là biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại. Khi búi trĩ bị vỡ có thể gây đau dữ dội và tụ máu cấp tính. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí hoại tử nếu không được xử lý đúng cách;
  • Rối loạn chức năng cơ thắt: Hiện tượng búi trĩ co thắt ra ngoài trong khoảng thời gian dài có thể gây suy giảm hoạt động của cơ thắt hậu môn. Tình trạng này có khả năng dẫn đến việc mất tự chủ khi trung tiện hoặc đại tiện;
  • Gây ra bệnh lý ở hậu môn – trực tràng: Phần lớn các trường hợp bị trĩ trong khoảng thời gian dài đều phát triển thêm bệnh lý ở hậu môn – trực tràng như polyp hậu môn, nứt hậu môn, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn,…

Bệnh trĩ được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ, bạn nên chủ động hơn trong việc thăm khám để được chẩn đoán phát hiện bệnh cũng như có phác đồ điều trị phù hợp. Trước khi có can thiệp điều trị y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán nhằm tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý đang gặp phải. Cụ thể hơn:

  • Thăm khám lâm sàng nhằm khai thác các triệu chứng mà người bệnh hay gặp trong những ngày gần đây cũng như tiền sử mắc bệnh của bản thân;
  • Kiểm tra tổng quát tại khu vực quanh hậu môn và trực tràng;
  • Nội soi đại tràng và hậu môn nhằm xác định búi trĩ và loại trừ các khả năng khác như ung thư trực tràng, polyp đại tràng;
  • Kiểm tra sự xuất hiện của máu lẫn trong phân;
  • Một số trường hợp có thể chỉ định sinh thiết mô hoặc khám tổng quát để loại trừ khả năng có thể xảy ra.
Thăm khám lâm sàng và kiểm tra vùng hậu môn nhằm khai thác các triệu chứng của bệnh trĩ mà người bệnh có khả năng gặp phải
Thăm khám lâm sàng và kiểm tra vùng hậu môn nhằm khai thác các triệu chứng của bệnh trĩ mà người bệnh có khả năng gặp phải

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay – Cập nhật năm 2021

Với nền y học ngày càng phát triển, bệnh trĩ hoàn toàn có thể điều trị khỏi thông qua một số phương pháp cụ thể như dùng thuốc uống, thuốc bôi, can thiệp thủ thuật và phẫu thuật. Tùy vào trường hợp và mức độ bệnh lý cụ thể sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu chính của việc điều trị là cải thiện tình trạng rối loạn do bệnh trĩ gây ra.

1. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

Điều trị bệnh bằng thuốc là một trong những hướng điều trị được khá nhiều người bệnh lựa chọn để cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng như làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn trị bệnh trĩ như:

  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị viêm nhiễm hậu môn. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc ở dạng bôi hoặc dạng uống nhằm ức chế vi khuẩn và hạn chế biến chứng hoại tử;
  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng làm giảm viêm, phù nề và đau nhức. Tuy nhiên, các đối tượng có vấn đề về dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa cần thận trọng khi sử dụng;
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu hóa, táo bón và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng;
  • Thuốc làm bền thành mạch: Có tác dụng mà bền và giảm tính thẩm thấu mao mạch, từ đó giúp hạn chế hiện tượng ứ máu và ngăn chặn búi trĩ gia tăng kích thước;
  • Thuốc mỡ, thuốc bôi ngoài: Là các loại thuốc có chứa các thành phần giúp làm mềm lớp niêm mạc, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và đau rát khó chịu;
  • Thuốc đặt hậu môn: Là nhóm thuốc có dạng hình viên đạn được dùng đặt trong ống hậu môn. Chúng có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài và hạn chế tình trạng xuất huyết.
Dùng thuốc trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh một số tác dụng phụ không may xảy ra
Dùng thuốc trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh một số tác dụng phụ không may xảy ra

Trên thực tế, điều trị bệnh trĩ theo hướng nội khoa chỉ cho kết quả khả quan đối với trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Vì thế, để gia tăng công dụng của thuốc, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng thuốc nếu không mong muốn gặp phải những tác dụng phụ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

2. Thủ thuật xâm lấn chữa bệnh trĩ

Thủ thuật xâm lấn sẽ được chỉ định thực hiện khi việc điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan. Hoặc các trường hợp bệnh nhân mong muốn loại bỏ nhanh chóng khối búi trĩ ở trực tràng đều có thể lựa chọn liệu pháp này. Trên thực tế, thủ thuật xâm lấn phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh trĩ ở độ 1, độ 2 và độ 3. Một số thủ thuật xâm lấn được áp dụng trong việc điều trị bệnh trĩ như:

  • Chích xơ hoá búi trĩ: Là một trong những liệu pháp điều trị bệnh trĩ khá phổ biến hiện nay. Liệu pháp sử dụng thuốc tiêm chuyên dụng nhằm gây ra phản ứng xơ hóa và ép chặt các nhánh mạch máu bên trong búi trĩ, từ đó khiến búi trĩ hoại tử dần;
  • Áp lạnh búi trĩ: Hay còn được gọi là nitơ lỏng. Thủ thuật này được thực hiện nhằm áp lên búi trĩ khiến tổ chức này bị hóa băng, hoại tử và teo dần. Ngoài ra, thủ thuật này còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu và sưng viêm;
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Mục đích của thủ thuật này là gây tắc nghẹt búi trĩ dẫn đến thiếu máu cục bộ, hoại tử và rụng búi trĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng máy hút chuyên dụng, sau đó đặt vòng cao su và thắt chặt vào chân búi trĩ. Trên thực tế, thủ thuật thắt vòng cao su thường được kết hợp với liệu pháp chích xơ hoá búi trĩ hoặc áp lạnh;
  • Dùng tia hồng ngoại: Thủ thuật này sử dụng các tia hồng ngoại nhằm gây đông búi trĩ, tạo thành sẹo và hạn chế quá trình tuần hoàn máu đến búi trĩ. Khi thiếu máu nuôi dưỡng, búi trĩ có xu hướng thu nhỏ kích thước;
  • Một số thủ thuật khác: Ngoài ra, còn khá nhiều thủ thuật xâm lấn khác được áp dụng điều trị bệnh trĩ như: nong giãn hậu môn, thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt, dòng điện chích nước nóng vào búi trĩ,… Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có những phương án điều trị cụ thể.
Chích xơ hóa búi trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ tương đối phổ biến hiện nay
Chích xơ hóa búi trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ tương đối phổ biến hiện nay

Ưu điểm chính của thủ thuật xâm lấn là ít gây đau đớn, quy trình thực hiện nhanh chóng, chi phí tương đối. Không những vậy, nếu điều trị đúng cách thì có thể đạt được kết quả lên tới 90%. Tuy nhiên, liệu pháp này có nguy cơ tái phát cao và hầu như không thích hợp cho các trường hợp mắc bệnh nặng, trĩ bị sa ra ngoài lâu ngày.

3. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ

Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ được khuyến cáo thực hiện ở các đối tượng mắc bệnh trĩ ở mức độ 3 trở lên có búi trĩ to, trĩ huyết khối, gây thiếu máu mãn tính, gây ra nhiều cảm giác đau đớn. Hoặc các trường hợp dưới đây cũng có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:

  • Xuất hiện trĩ vòng (tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài kết hợp với sa niêm mạc trực tràng);
  • Bệnh gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, đau rát khó chịu, sưng nóng hậu môn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường ngày;
  • Bệnh trĩ có phát sinh thêm những bệnh lý hậu môn – trực tràng khác như nứt hậu môn, rò hậu môn, viêm quanh hậu môn.

Hiện nay, can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ có 2 loại phẫu thuật chính là phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ và phẫu thuật cắt đơn lẻ từng búi trĩ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những lựa chọn thủ thuật phù hợp.

So với các thủ thuật xâm lấn, điều trị ngoại khoa giúp giải quyết được triệt để búi trĩ và hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, sự can thiệp này nếu không đảm bảo có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu kéo dài, rối loạn đại tiện, hẹp hậu môn, són phân,…

Biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Không thể loại bỏ hay điều trị bệnh khỏi hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn nhưng người bệnh cũng có thể kiểm soát bệnh tốt hơn thông qua chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh. Bởi đây cũng chính là yếu tố tác động không hề nhỏ đến quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia y tế:

  • Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là thực phẩm giàu chất xơ để điều hòa nhu động ruột, giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng hậu môn khi đi đại tiện như: rau xanh, củ quả, trái cây tươi,…;
  • Bổ sung đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống thêm nước ép từ rau củ, trái cây tươi, sữa,… để thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng có tác dụng làm mềm phân và hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu búi trĩ;
  • Luôn giữ cho hậu môn ở trạng thái sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh hằng ngày. Sau đó, lên lau khô và mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi;
  • Nên hình thành thói quen đi vệ sinh khoa học thông qua việc đi vệ sinh đúng giờ. Thói quen này sẽ giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa và hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, hạn chế tình trạng rặn mạnh khi đi đại tiện hay nhịn đại tiện, ngồi xổm;
  • Nên sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi, không màu. Tránh sử dụng các loại giấy cứng hay giấy không hợp vệ sinh;
  • Không nên ngồi hay đứng quá lâu tại chỗ. Khi làm việc, thi thoảng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, đi lại để tránh tạo áp lực lớn lên vùng hậu môn – trực tràng;
  • Tham gia một số bộ môn để tăng cường sức khỏe cũng như giúp cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh tham gia một số bộ môn có cường độ mạnh, cần nhiều lực như nhảy aerobic, đá banh, bóng chuyền,… Thay vào đó bạn nên tham gia hành thiền, yoga, đi bộ, bơi lội,…;
  • Luôn giữ cho tâm lý ở trạng thái thư giãn, tránh bị áp lực quá lớn. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh căng thẳng đầu óc;
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường không may xảy ra.
Hình thành thói quen đi vệ sinh khoa học và nên dùng khăn giấy mềm để lau chùi trong mỗi lần đại tiện
Hình thành thói quen đi vệ sinh khoa học và nên dùng khăn giấy mềm để lau chùi trong mỗi lần đại tiện

Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa dưới. Tuy không đe dọa đến tính mạng của con người nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự phiền toái trong đời sống, thậm chí làm ảnh hưởng đến năng suất công việc và tâm lý của bản thân. Vì thế, nếu nghi ngờ bản thân có triệu chứng của bệnh trĩ hoặc đang mắc bệnh, bạn nên chủ động hơn trong việc thăm khám để được kiểm soát, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.

Tin xem thêm

Tin khác

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtBệnh trĩ là bệnh gì?Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩNguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩTriệu chứng thường gặp của bệnh trĩBệnh trĩ có...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtBệnh trĩ là bệnh gì?Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩNguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩTriệu chứng thường gặp của bệnh trĩBệnh trĩ có...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtBệnh trĩ là bệnh gì?Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩNguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩTriệu chứng thường gặp của bệnh trĩBệnh trĩ có...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtBệnh trĩ là bệnh gì?Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩNguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩTriệu chứng thường gặp của bệnh trĩBệnh trĩ có...

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Nội dung bài viếtBệnh trĩ là bệnh gì?Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩNguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩTriệu chứng thường gặp của bệnh trĩBệnh trĩ có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn