Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị
Nội dung bài viết
Khoảng 80% dân số Việt bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu chủ quan hoặc không có hướng điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây ho, khàn tiếng, viêm thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản. Nắm bắt thông tin về triệu chứng, nguyên nhân trào ngược thực quản từ sớm giúp bệnh nhân tăng tỷ lệ chữa thành công.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gerd) là gì? Có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease/ GERD) là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ hiện tượng dịch vị (gồm thức ăn, pepsin, acid HCL) bị trào ngược lên thực quản và khoang miệng từ 2 – 3 lần/tuần, mức độ triệu chứng bệnh tăng dần theo thời gian khiến người bệnh khó chịu.
Cụ thể, khi tiêu hóa thức ăn, cơ vòng thực quản trên và dưới sẽ giãn rộng để đưa thức ăn vào và dạ dày và tá tràng. Tiếp đó, cơ vòng khép lại để ngăn chặn dịch vị và thức ăn trào ngược trở lại.
Tuy nhiên khi bị trào ngược dạ dày, chức năng của cơ vòng bị rối loạn, dẫn tới co giãn bất thường và kích thích dịch vị trào ngược lên khoang miệng.
Tình trạng này thường xảy ra sau khi chúng ta ăn quá no, vận động ngay sau khi ăn hoặc ăn sát giờ ngủ.
Vậy trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? – Ước tính, tại Việt Nam, có hơn 7 triệu người bị trào ngược dịch vị.
Trào ngược dạ dày có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trung bình cứ 10 người thì có 6 đến 7 người gặp phải biến chứng của bệnh. Cụ thể như sau:
- Hẹp thực quản: Acid, pepsin tiếp xúc lâu ngày với thực quản khiến niêm mạc thực quản dần bị tổn thương, từ đó dẫn tới xơ hóa, viêm loét và hẹp thực quản.
- Viêm đường hô hấp: Chỉ một lượng axit nhỏ từ dịch vị dạ dày trào lên đường hô hấp cũng có thể khiến bệnh nhân bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…
- Barrett thực quản: Là bệnh về đường tiêu hóa do bị trào ngược dịch vị kéo dài, niêm mạc trong lòng thực quản bị kích thích, ảnh hưởng đến các tế bào lót phần dưới của thực quản, gây ung thư biểu mô tuyến thực quản.
- Ung thư thực quản: Ung thư bắt đầu từ các tế bào trong lòng thực quản, từ đó xâm nhập vào các lớp thành thực quản và các cơ quan lân cận gây nuốt nghẹn, đau xương ức, sụt cân, khàn tiếng…
Ngoài ra, biến chứng trào ngược dạ dày thực quản còn khiến người bệnh bị ảnh hưởng thần kinh, thường xuyên bị stress, ăn không ngon, ngủ không sâu, từ đó gây cơ thể mệt mỏi, sụt cân.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:
- Thực quản co thắt bất thường: Thực quản giúp vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống tá tràng và dạ dày. Khi bị rối loạn co thắt, thức ăn sẽ bị trào ngược trở lại thực quản và khoang miệng.
- Bất thường cơ thắt thực quản dưới: Khi thức ăn đến thực quản, cơ vòng sẽ co thắt để thức ăn không trào lên. Nếu cơ vòng đóng kín, thức ăn và acid dạ dày sẽ không bị trào ngược trở lại thực quản và ngược lại.
- Chậm làm rỗng dạ dày: Dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm, từ đó cơ vòng thực quản bị gia tăng áp lực. Lâu ngày, chức năng của cơ vòng bị suy yếu dẫn tới rối loạn.
- Tăng áp lực ổ bụng: Áp lực ở ổ bụng gia tăng gây sức ép lên dạ dày, cơ vòng thực quản dưới. Từ đó, dịch vị và thức ăn trong dạ dày sẽ trào ngược trở lại khoang miệng.
- Thoát vị hoành: Cơ hoành là cơ quan ngăn ổ bụng và lồng ngực. Thoát vị hoành là tình trạng một phần dạ dày bị nhô lên, đi vào trong lồng ngực gây phá vỡ cấu trúc giữa dạ dày và thực quản. Cơ vòng từ đó bị suy yếu chức năng, gây trào ngược dịch vị.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn bị hình thành từ một số yếu tố nguy cơ kể đến như:
- Nhu động ruột bị rối loạn chức năng
- Thừa cân, béo phì
- Căng thẳng, trầm cảm kéo dài
- Ăn quá no, vận động luôn sau khi ăn hoặc ăn sát giờ ngủ
- Ảnh hưởng của hormone thai kỳ, tăng áp lực ổ bụng do sự giãn nở tử cung
- Uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích
- Ăn đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ
- Mắc chứng xơ cứng bì gây rối loạn mô liên kết
Dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản biểu hiện cụ thể qua các dấu hiệu sau:
- Khó nuốt, nuốt đau, tức ngực
- Bị ợ chua ở vùng cổ và miệng
- Ợ nóng khi nằm ngay sau ăn hoặc ăn quá nhiều
- Miệng đắng, buồn nôn, thậm chí nôn mửa
- Vùng xương ức và thượng vị có cảm giác nóng rát
- Đầy bụng, khó tiêu, kháng tiếng, cơ thể mệt mỏi
Trường hợp, người bệnh bị trào ngược dịch vị kéo dài sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác như:
- Viêm thanh quản
- Ho khan mãn tính
- Viêm họng, viêm amidan
- Hơi thở có mùi hôi
- Ngủ chập chờn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Bệnh trào ngược dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ mang thai, dấu hiệu trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện thêm những biểu hiện đặc biệt khác:
- Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, trẻ em: Trẻ bị đau bụng dữ dội, quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ và chậm phát triển về cả cơ thể và trí tuệ.
- Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản: Mẹ bầu bị ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị và xuất hiện cảm giác nôn nao khó tả.
Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Trào ngược thực quản là bệnh lý có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, căn bệnh này không thể tự khỏi mà cần phải có quá trình điều trị bệnh lâu dài.
Thời gian chữa khỏi bệnh còn phụ thuộc vào cấp độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và phương pháp điều trị bệnh.
Cụ thể, thời gian khỏi bệnh của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày như sau:
- Cấp độ 1: Nhẹ
Biểu hiện bệnh không rõ ràng, thi thoảng người bệnh bị khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, hãy chủ động theo đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng biến mất trong thời gian ngăn.
- Cấp độ 2: Trung bình
Vùng cổ của bệnh nhân thường xuyên bị đau rát, kết hợp với ợ chua, buồn nôn. Dạ dày xuất hiện vết loét nhỏ. Thời gian điều trị ước tính mất khoảng 1 tháng.
- Cấp độ 3: Nặng
Dạ dày xuất hiện các cơn đau âm ỉ và hình thành vết loét. Lúc này, bệnh nhân cần dùng thuốc và tuân thủ theo đúng chỉ định, đơn kê của bác sĩ. Bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong 2 – 3 tháng.
- Cấp độ 4: Tình trạng kéo dài dai dẳng
Dấu hiệu trào ngược dạ dày kéo dài dai dẳng, người bệnh bắt buộc phải áp dụng phác đồ điều trị chuyên khoa của bác sĩ. Thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 3 tháng, thậm chí cả nửa năm, phụ thuộc vào mức độ hợp tác của bệnh nhân.
Chẩn đoán, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Để chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược thực quản, bệnh nhân sẽ được tiến hành một số xét nghiệm như:
- Chụp X-Quang: Cách làm này nhằm phát hiện biến chứng loét và hẹp thực quản
- Nội soi: Giúp phát hiện nhanh biến chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Test truyền axit: Mục đích là xác định cơn đau tức ngực xảy ra do trào ngược hay do vấn đề tim mạch
- Đo axit thực quản 24h: Lấy 1 ống thông y tế đưa vào mũi, xuống thực quản nhằm ghi lại các đợt trào ngược và nồng độ axit
- Thăm khám lâm sàng: Nhằm xác định triệu chứng điển hình của bệnh như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó ngủ…
- Đo vận động thực quản: Giúp xác định nguyên nhân trào ngược dạ dày do rối loạn cơ vòng thực quản dưới hay không
- Đo độ rỗng của dạ dày: Thực hiện bằng cách ăn đồ ăn chứa chất phóng xạ. Đầu nhận catheter đặt trong dạ dày để đánh giá khả năng tiêu hóa thức ăn
Hiện nay, điều trị trào ngược dạ dày thực quản có 3 cách: Tây y, Đông y và sủ dụng bài thuốc từ dân gian. Tùy từng mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng nguyên liệu tự nhiên từ nghệ, mật ong, gừng, lá mơ lông…. từ lâu đã và đang được nhiều bệnh nhân áp dụng cho thấy hiệu quả tích cực.
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà sau đây:
- Dùng nghệ và mật ong: Pha bột nghệ với nước ấm, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều và uống 3 lần/ngày. Đều đặn 7 ngày để thấy hiệu quả chữa.
- Dùng gừng và mật ong: Gừng rửa sạch, thái lát, ngâm với mật ong cho mềm ra. Ăn 2 lát sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
- Dùng lá mơ lông: Lấy lá mơ lông, ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo nước rồi giã cahwts lấy cốt nước uống trong ngày. Phần bã có thể ngậm từ từ rồi nuốt.
Mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày thực quản an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ. Thế nhưng, cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không phù hợp với tình trạng trào ngược lâu năm. Người bệnh cần tham khảo tư vấn chuyên gia để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng Tây y
Tây y trị trào ngược dạ dày theo 2 cách: Nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật, nội soi)
Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?
Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản (gerd) có tác dụng kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như:
- Thuốc kháng sinh: Dùng để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày. Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong 10 – 15 ngày.
- Thuốc chẹn H2 (Famotidine, Ranitidine, Cimetidine, Nizatidine): Tác dụng kiểm soát lượng axit bên trong dạ dày, ngăn chặn các tế bào phát triển.
- Thuốc kháng axit (Sodium Bicarbonate, Nhôm Hydroxit, Canxi Cacbonat, Magie Hydroxit): Có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Loại thuốc này thường được kết hợp với thuốc ức chế bơm Proton.
- Thuốc ức chế bơm Proton (Rabeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole): Nhằm kiểm soát lượng axit có trong dạ dày, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua, khàn tiếng, đau họng,…
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc:
- Thuốc làm rỗng dạ dày để tăng tốc độ đưa thức ăn xuống ruột
- Thuốc bảo vệ dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit
- Thuốc hỗ trợ tăng lực cơ thắt dưới thực quản như Metoclopramide, Antacid, Cisapride, …
- Thuốc tạo màng ngăn như Alginat, Rebamipide, Misoprostol…
Lưu ý: Tránh lạm dụng thuốc vì dễ dẫn đến sốc phản vệ (hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn) và phản tác dụng.
Đặc biệt trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nội soi, phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản
Người bệnh được chỉ định thực hiện nội soi, phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản khi:
- Đã điều trị bệnh 6 tháng mà không khỏi
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày kết hợp với thoát vị cơ hoành
- Bị biến chứng Barrett thực quản, viêm thực quản nặng.
- Bị tác dụng phụ của thuốc
- Đau ngực, khàn tiếng, khó nuốt
Các cách nội soi trào ngược dạ dày thực quản:
- Nong thực quản tại vị trí hẹp
- Nội soi khâu cơ vòng thực quản dưới
- Tiêm chất sinh học vào vùng niêm mạc ở cơ vòng thực quản
- Dùng sóng radio để kích thích co thắt của thành thực quản, cơ vòng thực quản dưới
Phẫu thuật trào ngược dạ dày gồm 2 phương pháp chính:
- Phẫu thuật Nissen (Phẫu thuật bao đáy vị)
- Phẫu thuật đặt vòng Linx nhằm củng cố cơ vòng thực quản
Chữa trào ngược dạ dày bằng nội soi và phẫu thuật có những ưu điểm là rút ngắn thời gian điều trị, ít để lại sẹo, trị dứt triệu chứng bệnh và giảm hẳn cơn đau.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các cách này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Cảm thấy khó nuốt
- Chóng mặt và ngất xỉu
- Ợ chua, nôn ói.
- Đau nhói ở vùng bụng
- Phân lẫn máy
- Chán ăn
- Khó thở
- Tụt huyết áp
- Ra nhiều mồ hôi
- Tim đập chậm
- Viêm màng phổi
Vì thế, bệnh nhân hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện nội soi, phẫu thuật trào ngược dạ dày. Đồng thời, chỉ thực hiện chữa trào ngược dạ dày bằng nội soi, phẫu thuật tại các cơ sở y tế chuyên khoa như: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện y Hà Nội, bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy…
Thuốc đông y trị trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao về hiệu quả. Bởi lẽ, đông y quan niệm, trào ngược thực quản do bị chứng khí nghịch.
Để chữa dứt điểm chứng bệnh này, người bệnh cần giáng khí, hoạt huyết, kiện tỳ, cân bằng âm dương trong cơ thể, từ đó phục hồi chức năng dạ dày của cơ thể.
Một số vị thuốc đông y có tác dụng chữa trào ngược dạ dày hiệu quả như: Ô tặc cốt, tam thất, lá khôi, bắc sài hồ, bố chính sâm, bồ công anh, kim ngân hoa, bạch thược, cao thảo…
Điểm nổi trội của cách chữa này là vừa đi sâu loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, vừa làm giảm axit dạ dày, ức chế vi khuẩn HP, diệt xoắn khuẩn từ đó hỗ trợ tái tạo niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả chậm, từ 1 – 3 tháng, thậm chí lâu hơn. Người bệnh cần kiên trì thực hiện, tránh bỏ dở giữa chừng, khiến thuốc mất tác dụng.
Bị trào ngược dạ dày thực quản ăn gì, kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống để nhằm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả cao:
Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
- Nên ăn các loại thịt nạc như thịt lợn, ức gà, hải sản
- Bổ sung nhiều rau củ, hoa quả như măng tây, súp lơ, đậu xanh
- Ăn nhiều gừng tươi, bột yến mạch
- Sử dụng chất béo không bão hòa từ quả óc chó, quả bơ, dầu mè
- Ăn nhiều bánh mì, tinh bột nghệ và sữa chua
- Uống nhiều nước và ăn gạo lứt để hỗ trợ tiêu hóa
Thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên kiêng?
- Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá
- Tránh các loại thực phẩm gây trào ngược như đồ cay nóng, giàu chất béo…
- Không ăn nhiều muối và đường
- Hạn chế ăn trái cây có chứa hàm lượng axit cao như bưởi, chanh, cam
- Kiêng đồ ăn có tính hàn như tôm, cua, ốc
Đồng thời, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Ăn nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
- Ăn xong cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh
- Mặc quần áo thoáng mát, tránh áp lực lên lưng và dạ dày
- Không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Nên gối cao đầu khi ngủ để tránh áp lực lên dạ dày
- Tập yoga chữa bệnh trào ngược thực quản, từ hỗ cải thiện sức đề kháng.
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và không được làm việc quá sức
Thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã được chúng tôi đề cập ở trên. Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây tổn hại sức khỏe của người bệnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!