Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

5/5 - (4 bình chọn)

Thoái hóa khớp là bệnh lý liên quan đến hệ thống xương khớp, thường gặp ở những người lớn tuổi hay những người bị chấn thương trong thời gian dài. Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức trầm trọng và có thể tàn phế nếu không nhanh chóng khắc phục kịp thời.

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp có tên khoa học là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis. Đây là thuật ngữ chuyên môn diễn tả sự  tổn thương của các sụn khớp và phần xương dưới sụn. Trong đó degenerative là từ ngữ để diễn tả quá trình sự thoái hóa sinh học trong khi arthritis có nghĩa rõ hơn là viêm khớp.

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp có thể xảy ra trên rất nhiều vị trí như đầu gối, háng, cổ tay..

Thoái hóa khớp là tình trạng xuất hiện quá trình lão hóa, bào mòn tại khớp và khu vực quanh khớp, đặc biệt là tại các sụn khớp. Bệnh thường hay đi kèm với một số phản ứng viêm khiến lượng dịch nhầy bôi trơn tiết ra ít hơn, dẫn đến các khớp bị cứng, cứ động khó khăn và đau nhức.Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí như khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng..

Theo thống kê, hiện nay  trên thế giới có đến khoảng 20% dân số mắc bệnh này. Tại Việt Nam có khoảng hơn 23% số người bệnh trên 40 tuổi. Tuy nhiên con số này đang có xu hướng trẻ hóa dần do liên quan đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của những người trẻ ngày này. Bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu không nhanh chóng được điều trị đúng cách.

Bình thường cấu tạo tự nhiên của sụn khớp sẽ rất trơn láng với các dịch nhầy được tiết ra thường xuyên để hỗ trợ các đầu xương có thể hoạt động dễ dàng, linh hoạt mà không bị cọ xát vào nhau. Tuy nhiên khi bị thoái hóa, lớp sụn này sẽ trở nên mỏng dần, không thể bao bọc đầu xương khiến chúng cọ xát gần nhau, đau đau nhức, sưng viêm, cử động khó.

Thoái hóa khớp nguy hiểm ở chỗ bệnh có xu hướng phát triển âm thầm, thường trong giai đoạn đầu rất ít người có thể phát hiện bệnh. Càng về giai đoạn sau, những tổn thương càng nhiều và có thể làm khớp dần bị biến đổi về cấu trúc, hình dáng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Hiện tại chưa thể tìm ra chính xác đâu là nguyên nhân gây thoái hóa khớp, tuy nhiên theo các nhà khoa học bệnh có liên quan đến các yếu tố như di truyền, tuổi tác, lối sống sinh hoạt dinh dưỡng hay  bị chấn thương.

Thoái hóa khớp
Bệnh thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân

Đặc biệt quá trình thoái hóa diễn ra ở phần sụn khớp chính là yếu tố quan trọng dẫn tới thoái hóa trên toàn khớp. Nguyên nhân là do phần sụn này đóng vai trò như một tấm đêm bao bọc đầu khớp và giảm sự cọ xát. Tuy nhiên khi chúng bị tổn thương và bào mòn khiến cho các đầu xương tiến gần hơn vào nhau, va chạm với nhau và gây bệnh nghiêm trọng.

Những yếu tố dẫn tới quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bao gồm

  • Tuổi tác: Theo thời gian và tuổi tác, quá trình lão hóa là điều tất yếu xảy ra ở bất cứ cơ thể nào. Khi bước qua tuổi 40, các cơ quan cũng dần suy giảm chức năng, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào mới cũng giảm dần đồng thời lượng dịch nhầy tại sụn khớp cũng ít dần, quá trình xơ hóa các tế bào cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Sụn khớp dần mất đi khả năng đàn hồi, không thể tự phục hồi trở nên khô cứng, dễ tổn thương và gây bệnh nhanh chóng. Đặc biệt những người lớn tuổi thường có xu hướng mắc nhiều bệnh lý, đây cũng là yếu tố dễ khiến thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Chấn thương: Những người có tiền sử từng bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay do thi đấu thể thao làm trục khớp bị thay đổi cấu trúc tự nhiên, ổ khớp mất ổn định và làm kích thích quá trình hủy hoại sụn khớp diễn ra sớm hơn. Bệnh nếu không điều trị triệt để sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Do vận động, làm việc sai tư thế: những người thường xuyên mang vác quá nặng, mang vác hay nằm ngồi không đúng tư thế sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp và khiến bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, thoái hóa khóa khớp có yếu tố di truyền, do đó những người có tiền sử trong gia đình bị thoái hóa khớp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Do tính chất công việc: những người làm các công việc cần mang vác nặng nhiều như công nhân, nông dân hay những vận động viên thể thao thường xuyên luyện tập với cường độ nặng cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Do cấu trúc bất thường của trục khớp: Một số người có dị tật bẩm sinh ở trục khớp khiến các áp lực gia tăng tại đây trong quá trình hoạt động thường dễ đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Cấu tạo chính của hệ thống xương khớp chính là canxi, do đó thiếu chất này cũng là yếu tố quan trọng gây ra rất nhiều bệnh tại hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, thiết các chất như vitamin D3, Kali cũng gây thoái hóa khớp do đây là những chất giúp hỗ trợ tổng hợp canxi tốt hơn.
  • Thừa cân: Những người thừa cân béo phì cũng dễ bị thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối do trọng lượng đồ dồn xuống đầu gối quá nhiều gây tổn thương và bào mòn cơ quan này nhanh chóng.

Ngoài ra, những người lười vận động, làm dụng một số loại thuốc hay từng mắc một số bệnh lý khác tại hệ thống xương khớp cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao. Đặc biệt phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do có liên quan đến các yếu tố mang thai, sinh nở hay sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Triệu chứng chung của tình trạng thoái hóa khớp là những cơn đau nhức trầm trọng tại khớp bị tổn thương do các đầu xương cọ xát dần vào nhau. Khả năng vận động ngày càng giảm sút, ngoài ra người bệnh còn có thể nghe thấy tiếng lục cục khi di chuyển nếu vị trí khớp bị tổn thương nằm ở đầu gối.

Thoái hóa khớp
Cơn đau nhức tại các khớp bị tổn thương là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh

Cụ thể hơn, các triệu chứng bệnh thường gặp bao gồm

  • Đau nhức tại các khớp: cơn đau ban đầu có xu hướng diễn ra âm ỉ hoặc bùng phát khi vận động mạnh. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối khi trời lạnh hay vào sáng sớm khiến người bệnh ngủ kém ngon, cơ thể mệt mỏi và suy nhược nhanh chóng hơn.
  • Cứng khớp: Người bệnh có thể bị cứng khớp kéo dài từ 15 – 30 phút buổi sáng không thể vận động được, cơ thể tê liệt và không thể thực hiện được các động tác như co duỗi chân tay, hông ( tùy vị trí bị thoái hóa)
  • Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trầm trọng khi di chuyển, vận động hay mang vác mà chỉ muốn nằm một chỗ. Lâu dần khiến khả năng vận động dần bị hạn chế lại.
  • Khớp sưng viêm: vị trí các khớp có dấu hiệu sưng viêm, nóng đỏ, khi hoạt động kèm theo cơn đau nhức khó chịu.
  • Biến dạng khớp: Bệnh kéo dài lâu ngày nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng khớp, các ổ khớp sưng to và có có nguy cơ bị tàn phế rất cao.

Mức độ đau nhức nghiệm trọng sẽ tăng dần theo từng giai đoạn bệnh. Người bệnh cần phải sớm phát hiện để có thể nhanh chóng điều trị kịp thời.

Các giai đoạn của thoái hóa khớp

Như đã nói, thoái hóa khớp thường có xu hướng diễn biến thầm lặng khiến người bệnh rất khó để có thể phát hiện bệnh trong những giai đoạn đầu. Bệnh càng để lâu, khả năng điều trị dứt điểm càng thấp và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm kèo theo.

Thoái hóa khớp
Bệnh có diễn biến khá thầm lặng khiến người bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu

Cụ thể các giai đoạn bệnh tiến triển như sau

  • Giai đoạn 1: Các biểu hiện lúc này không rõ ràng. Khi tiến hành chụp X quang trong giai đoạn này cũng thường rất ít phát hiện ra bất cứ triệu chứng bất thường nào
  • Giai đoạn 2: Các biểu hiện nhẹ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Các cơn đau nhức, tê cứng chỉ xuất hiện thoáng qua như khi hoạt động mạnh hay khi mới ngủ dậy nên người bệnh cũng thường chủ quan. Khi đau nhức người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết.  Sụn khớp cũng chưa tổn thương quá nhiều tuy nhiên nếu chụp X quang trong giai đoạn này có thể thấy xuất hiện các gai xương nhỏ chạm vào các mô sụn khớp.
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện rõ nét các tần suất nhiều hơn. Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau nhức khi di chuyển, vận động mạnh, đặc biệt khi leo cầu thang, mang vác nặng. Tình trạng cứng khớp có thể kéo dài đến 30 phút vào buổi sáng. nếu tiến hành chụp X quang có thể phát hiện các gai xương kích thước vừa, có sự biến dạng về mặt khớp tại vị trí xương dưới sụn, kèm theo đó các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng. Người bệnh cũng dần nhận thấy bệnh rõ ràng hơn.
  • Giai đoạn 4: Lúc này các sụn khớp đã chịu tổn thương khá trầm trọng, giai đoạn này hầu như người bệnh đã phát hiện ra bệnh và đang trong giai đoạn tiếp nhận điều trị. Các đầu xương và sụn khớp lúc này đã bị bào mòn gần như hoàn toàn, khả năng đi lại bị hạn chế rất nhiều, có thể cần dùng các dụng cụ hỗ trợ khác như nẹp hay xe lăn. Giai đoạn này nếu không nhanh chóng điều trị đúng cách thường có nguy cơ bại liệt rất cao.

Người bệnh khi phát hiện các cơn đau nhức bất thường tại sụn khớp cần nhanh chóng tiến hành đến các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để thăm khám chính xác. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm kiểm tra như chụp X quang, siêu âm, nội soi hay MRI để kiểm tra tình hình sụn khớp.

Tuy nhiên như đã nói, trong giai đoạn đầu bệnh rất khó phát hiện, kể cả khi chụp X quang. Người bệnh nên đến các bệnh viện lớp để tiến hành chụp MRI kèm theo thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, dịch khớp để có thể xác định chính xác bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Càng điều trị sớm bệnh càng có thể điều trị khỏi nhanh để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể vận động, ăn uống không ngon khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng. Càng về sau, khả năng vận động càng hạn chế khiến người bệnh cần tìm đến sự trợ giúp trong quá trình sinh hoạt càng khiến tình thần suy sụp trầm trọng hơn.

Một số biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe người bệnh bao gồm

  • Hạn chế khả năng vận động: Thống kê cho thấy có đến 80% người bệnh bị hạn chế khả năng vận động còn 20% còn lại mất khả năng đi lại hoạt động bình thường.
  • Hình thành gai xương: Khi các mô sụn bị bào mòn và nứt nẻ sẽ hình thành các gai xương nhú ra do nhuyễn hóa sụn khớp. Tình trạng này có thể xuất hiện trong những giai đoạn thứ 2 khiến người bệnh đau nhức trầm trọng.
  • Tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa khớp do các mô sụn không được điều trị và phục hồi đúng cách nên bị phá hủy hoàn toàn. Phần xương dưới bị bào mòn, phá hủy hoàn toàn, người bệnh có thẻ bị bại liệt suốt đời.

Những biến chứng xảy ra do thoái hóa khớp là vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh cần nhanh chóng điều trị và khắc phục kịp thời để có thể ngăn ngừa những nguy cơ này có thể xảy ra.

Điều trị thoái hóa khớp

Để điều trị thoái hóa khớp, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chỉ định. Tùy vào từng giai đoạn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Đông – Tây y kết hợp với các phương pháp chăm sóc tại nhà để nhanh chóng cải thiện bệnh hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây luôn là phương pháp được hướng tới đầu tiên vì cho hiệu quả nhanh chóng, có thể ức chế cơn đau và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện hiệu quả nhất. Tùy vào từng mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp, người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ để cải thiện bệnh nhanh chóng.

Thoái hóa khớp
Việc dùng thuốc Tây sẽ ức chế những cơn đau và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra

Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị thoái hóa khớp bao gồm

  • Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau: thường chỉ định nhóm thuốc acetaminophen (paracetamol, efferalgan), efferalgan codein, morphin để ức chế cơn đau đồng thời giảm một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng nhóm nhóm thuốc này có thể sử dụng các nhóm thuốc chống viêm không steroid ( Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen,…)
  • Các thuốc bôi ngoài da: có thể chỉ định Voltaren Emulgel, Profenid gel…để bôi ngoài da tại vị trí khớp bị tổn thương để giảm các triệu chứng đau nhức tạm thời nhưng không gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc chống thoái hóa: được chỉ định nhằm ngăn chặn phản ứng thoái hóa diễn ra nhanh chóng. Theo đó, một số loại thuốc thường được chỉ định chủ yếu như Glucosamine, Chondroitin sulfate, Diacerein,…sẽ giúp tái tạo xương, phục hồi các tổn thương và làm chậm lại quá trình lão hóa diễn ra tại các sụn khớp. Tuy nhóm thuốc này ít cho tác dụng phụ nhưng thường có hiệu quả khá chậm nên cần kết hợp với một số nhóm thuốc khác.
  • Thuốc tiêm acid hyaluronic: giúp bổ sung các dịch nhầy vào sụn khớp để giúp quá trình hoạt động đạt kết quả tốt hơn, linh hoạt hơn, giảm quá trình ma sát làm bào mòn sụn khớp. Tuy nhiên chỉ áp dụng với một số vị trí khớp nhất định
  • Corticoid đường tiêm: Tiêm trực tiếp vào các sụn khớp nhằm giảm đau, chống viêm mạnh mẽ, không cần thông qua đường uống nên không gây ra tác dụng toàn thân. Thuốc có tác dụng cực kỳ nhanh chóng, nhưng thường chỉ định chủ yếu khi điều trị bằng các phương pháp trên không còn đem lại tác dụng.
  • Tiêm huyết thanh tươi giàu tiểu cầu tự thân: Thường dùng trong giai đoạn I, II, III. Do sử dụng thuốc có nguồn gốc tự thân nên khả năng tương thích gần như là tuyệt đối, ít tác dụng phụ, tuy nhiên chi phí điều trị khá cao. Đây cũng là phương pháp mới nên chưa quá nhiều bệnh viện áp dụng.
  • Nhóm bisphosphonate: thường dùng trong điều trị loãng xương nhưng các nghiên cứu gần đây cũng có thấy nó đem lại hiệu quả khá tốt trong điều trị thoái hóa khớp, giúp các mật độ xương tăng lên và cải thiện các triệu chứng đau nhức đáng kể.
  • Cấy ghép tế bào gốc: Đây cũng là phương pháp điều trị mới sử dụng trực tiếp từ chất liệu được được chiết xuất từ các mô mỡ tự thân hay tủy xương của người bệnh. Bác sĩ sẽ điều chế nó thành dạng dung dịch thuốc rồi tiêm vào các mô sụn để kích thích quá trình tự tái tạo và phục hồi tại đây.

Tuy nhiên hầu hết bất cứ loại thuốc Tây nào cũng đều gây ra những phản ứng phụ, nhất là khi lạm dụng quá mức trong thời gian dài. Do đó hầu như việc chỉ định điều trị bằng thuốc Tây chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. không nên tự ý tăng hay giảm liều thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng Đông y

Điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp bằng Đông Y cũng là cách mà dân gian đã áp dụng từ xưa đến nay và thực sự có hiệu quả. Ưu điểm của các bài thuốc này là không gây ra tác dụng phụ, hướng điều trị các vấn đề gây bệnh từ bên trọng và giải quyết triệt để nó, từ đó giúp sức khỏe trên toàn thân đều được phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên do cách thực hiện các bài thuốc Đông y thường khá phức tạp, hiệu quả thuốc cũng khá chậm do sử dụng các dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên thường không được dùng cho các giai đoạn bệnh quá nặng. Ngoài ra, người bệnh còn cần tìm đến các cơ sở bán thuốc Đông y uy tín, chất lượng để đảm bảo nguồn gốc dược liệu an toàn, không gây hại cho sức khỏe.

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị thoái hoá khớp sau đây

Bài thuốc 1

  • Sử dụng Tế tân, quế chi, cam thảo mỗi dược liệu 4g; tần giao, xuyên khung 8g mỗi vị thuốc; bạch thược, phòng phong, phục linh dùng mỗi thứ 10g; đỗ trọng, độc hoạt, ngưu tất, đương quy và sinh địa, đảng sâm mỗi dược liệu 12g.
  • Tất cả các dược liệu rửa sạch, sắc cùng nước sạch trong 30 phút sau đó chắt lấy nước uống, chia ra ngày 2 lần.

Bài thuốc 2

  • Sử dụng cây bao kim, quế chi mỗi dược liệu 10g; đương quy, chích cam thảo, cửu tiết xương bồ 12g mỗi dược liệu; hà thủ ô, nam tục đoạn, huyết đằng mỗi vị thuốc 16g; rễ cây xấu hổ, thổ phục linh mỗi loại 20g cùng đậu đen 24g.
  • Tất cả các dược liệu rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước sạch
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/ 3 thì tắt bếp
  • Chia thuốc thành 2 phần dùng uống hết trong ngày.

Điều trị tại nhà

Với các giai đoạn bệnh mới khởi phát chưa quá trầm trọng, bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản. Người bệnh cần kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng với các phương pháp này có thể đem đến kết quả cải thiện bệnh vô cùng tuyệt vời.

Thoái hóa khớp
Chườm nóng hay chườm lạnh là cách đơn giản nhất để giảm đau mà không cần dùng thuốc

Một số phương pháp người bệnh có thể áp dụng để cải thiện bệnh bao gồm

  • Chườm nóng/ chườm lạnh: Chườm nóng sẽ giúp máu huyết lưu thông để giảm đau, đưa máu đến hỗ trợ phục hồi tổn thương tại sụn khớp trong khi chườm lạnh có thể giảm co lại các mạch máu để giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp này thay vì dùng thuốc giảm đau với nhiều tác dụng phụ. Tắm nước nóng hằng ngày hay trước khi đi ngủ cũng giúp cơ thể thư giãn tốt hơn.
  • Đắp dược liệu: người bệnh có thể sao nóng một số dược liệu như lá lốt, ngải cứu, trầu không rồi đắp lên vị trí các khớp có thể giúp giảm đau nhanh chóng lại an toàn.
  • Dùng rượu thuốc: Dân gian thường ngâm rượu thuốc từ các loại thảo dược như đinh lăng, gừng hay tỏi để  xoa bóp hay uống hằng ngày đều giúp cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Các phương pháp này đều có thể kết hợp cùng lúc với điều trị bằng Đông hay Tây Y, nhưng chỉ mang tính chất cải thiện bệnh, không thể điều trị bệnh hoàn toàn, nhất là khi bệnh đã chuyển qua giai đoạn nặng. Người bệnh có thể tham khảo thêm bác sĩ nếu sau một thời gian sử dụng không đem lại tác dụng để được hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng.

Vật lý trị liệu

Tùy vào một số vị trí bị thoái hóa, người bệnh sẽ được chỉ định một số phương pháp vật lý trị liệu để nhanh chóng phục hồi các chức năng vận động. Việc thực hiện vật lý trị liệu cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, chính xác, không gây hại cho sức khỏe.

Nếu người bệnh muốn điều trị theo hướng y học cổ truyền có thể sẽ được chỉ định châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để giảm tình trạng đau nhức, giúp khả năng vận động được cải thiện nhanh chóng hơn mà không có nhiều tác dụng phụ.

Tuy nhiên các phương pháp này vẫn chỉ mang tác dụng tạm thời, người bệnh vẫn kết hợp với các phương pháp chăm sóc và sinh hoạt tại nhà để có thể thực sự hồi phục sức khỏe lâu dài và hiệu quả tuyệt đối.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là điều không có bất cứ người bệnh hay bác sĩ nào mong muốn khi bị thoái hóa khớp hay các bệnh liên quan đến xương khớp khác. Dù sau phẫu thuật, các triệu chứng đau nhức sẽ không còn nhưng không thể đảm bảo khả năng vận động sẽ thực sự hồi phục lại 100% như bình thường.

Thoái hóa khớp
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng cần thực hiện nếu các phương pháp khác không còn tác dụng

Một số kỹ thuật thường được dùng trong phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp như

  • Cấy ghép các tế bào sụn
  • Khoan thúc đẩy quá trình tạo xương
  • Cắt lọc nhằm cải thiện bề mặt sụn, rửa ổ khớp
  • Thay khớp nhân tạo.

Tùy từng trường hợp và vị trí thoái hóa bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý thay khớp nhân tạo gần như là phương pháp cuối cùng bắt buộc phải thực hiện để ngăn chặn nguy cơ bại liệt của người bệnh. Tuổi thọ của các khớp nhân tạo chỉ từ 20- 30 năm, có chi phí khá cao và có thể tiềm ẩn một số rủi ro khác. Người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.

Chăm sóc và phòng tránh thoái hóa khớp

Để phòng tránh thoái hóa khớp có nguy cơ tái phát trở lại, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau đây

  • Tập cách sinh hoạt, vận động mang vác đúng cách, tránh làm tổn thương các sụn khớp
  • Giảm cân trong trường hợp cần thiết để giảm áp lực lên sụn khớp
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học phù hợp.
  • Tăng cường canxi, vitamin D, cùng các khoáng chất cần thiết khác tốt cho hệ thống xương khớp.
  • Hạn chế ăn những món ăn có thể làm cản trở hấp thụ canxi như rượu bia, chất kích thích hay ác món ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
  • Bổ sung các viên uống canxi hay sữa với những đối tượng bị thiếu hụt, đặc biệt ở phụ nữ có thai, người già hay trẻ em
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn nhưng cần áp dụng với một cường độ phù hợp, khoa học.
  • Nếu mắc các bệnh lý về xương khớp hay có các dị tật bẩm sinh cần điều trị dứt điểm hay thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Thoái hóa khớp là bệnh có liên quan đến yếu tố mãn tính có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chất lượng đời sống và tinh thần của mỗi người bệnh. Người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa khớp là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớpTriệu chứng thoái hóa khớpCác giai đoạn của thoái hóa khớpThoái hóa khớp có nguy hiểm không?Điều trị...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa khớp là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớpTriệu chứng thoái hóa khớpCác giai đoạn của thoái hóa khớpThoái hóa khớp có nguy hiểm không?Điều trị...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa khớp là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớpTriệu chứng thoái hóa khớpCác giai đoạn của thoái hóa khớpThoái hóa khớp có nguy hiểm không?Điều trị...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa khớp là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớpTriệu chứng thoái hóa khớpCác giai đoạn của thoái hóa khớpThoái hóa khớp có nguy hiểm không?Điều trị...

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa khớp là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớpTriệu chứng thoái hóa khớpCác giai đoạn của thoái hóa khớpThoái hóa khớp có nguy hiểm không?Điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn