Bệnh hắc lào ở háng và cách chữa trị triệt để không tái phát

Cập nhật: 30/03/2024

Bệnh hắc lào có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó rất phổ biến ở vùng háng. Do tính chất nhạy cảm của vùng da này nên người bệnh cần cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn tìm được cách khắc phục phù hợp nhất.

bệnh hắc lào ở háng
Háng là vùng da nhạy cảm, ẩm ướt nên rất dễ mắc bệnh hắc lào

Tìm hiểu về bệnh hắc lào ở háng

Bệnh hắc lào ở háng là một dạng nhiễm trùng do nấm men gây ra làm kích hoạt cách triệu chứng ngay tại vùng háng. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh chính là sự xuất hiện của các đốm vòng tròn ở 2 bên háng khiến người bệnh bị ngứa ngáy khó chịu.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh hắc lào có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng phổ biến hơn cả vẫn là ở vùng háng. Bởi đây là vùng da ẩm ướt, dễ tiết mồ hôi, tạo môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển.

Nguyên nhân chính gây bệnh hắc lào ở háng chính là sự phát triển quá mức của các loại nấm men trên da ở vùng háng. Một số vấn đề dưới đây được cho là yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ kích hoạt bệnh:

  • Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức: Mồ hôi tiết quá nhiều sẽ khiến cho vùng da háng luôn ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
  • Thừa cân, béo phì: Những người mắc bệnh béo phì thường sẽ có nhiều nếp gấp trên da hơn cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở những vùng da có nếp gấp.
  • Giới tính: Thống kê ghi nhận rằng, nam giới có nguy cơ cao bị hắc lào ở háng hơn là phụ nữ.
  • Quần áo chật: Mặc quần và đồ lót chật cũng sẽ khiến vùng háng bí bách, đổ mồ hôi và tăng ma sát. Điều này khiến cho vi nấm dễ dàng tấn công và phát triển hơn.
  • Người bệnh tiểu đường: Đối tượng này thường có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng da và bao gồm cả bệnh hắc lào ở háng.
  • Miễn dịch suy yếu: Yếu tố này cũng sẽ khiến cho khả năng tự bảo vệ của da giảm sút và tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.

2. Dấu hiệu đặc trưng

Bệnh hắc lào ở háng thường sẽ gây ra những tổn thương trên bề mặt da kèm theo đó là những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết sự hiện diện của bệnh:

  • Vùng da háng và khu vực đùi trong xuất hiện các vệt nhỏ màu hồng.
  • Ngứa ngáy, khó chịu ngay vùng háng và các vùng da xung quanh.
  • Tình trạng ngứa ngáy thường có xu hướng dữ dội hơn vào ban đêm.
  • Các vùng da xung quanh háng cũng có thể sẽ đỏ lên, kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Trên bề mặt da xuất hiện vảy tiết và có dấu hiệu bong tróc từ từ.

Những triệu chứng này thường sẽ biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động hay lao động khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, mặc quần áo chật hay thời tiết nóng ẩm cũng sẽ khiến cho tổn thương trên da nặng nề thêm.

Bệnh hắc lào ở háng có nguy hiểm không?

Xét về mặt bản chất, theo nhận định từ các chuyên gia Da liễu thì hắc lào không phải là bệnh nhiễm trùng da nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng nhiều hơn khi nó kích hoạt ở vùng háng – là một trong những vùng da rất nhạy cảm.

Thương tổn trên da lan rộng, cùng với đó là tình trạng ngứa ngáy kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, đau rát, mất tập trung, căng thẳng tâm lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn gây mất ngủ, suy giảm ham muốn tình dục.

Ngoài ra, vùng háng cũng là vùng da kín, bí bách và ẩm ướt nên rất dễ gặp phải tình trạng bội nhiễm. Lúc này, các tác nhân gây nhiễm trùng có thể phát triển trên diện rộng, lan ra cả vùng kín và gây viêm nhiễm đến các cơ quan sinh dục. Ở nam giới thường gây viêm bao quy đầu hay viêm đường tiết niệu, còn ở nữ giới có thể gây viêm âm đạo, âm hộ.

Cách điều trị bệnh hắc lào ở háng triệt để không tái phát

Khi bệnh hắc lào khởi phát ở vùng háng thì rất nhiều người e ngại việc thăm khám bởi đây là khu vực rất nhạy cảm. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị và kiểm soát bệnh.

Trong trường hợp bệnh nhẹ thì việc chăm sóc và áp dụng một số mẹo tự nhiên tại nhà có thể vẫn sẽ đáp ứng triệu chứng. Tuy nhiên, khi triệu chứng diễn tiến nặng thì việc thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị y tế là hết sức cần thiết.

1. Chăm sóc tại nhà

Với hiện trạng bệnh nhẹ, tổn thương da chỉ mới khu trú thì các giải pháp chăm sóc tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng tốt các triệu chứng. Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước ấm hay xà phòng diệt khuẩn.
  • Sử dụng khăn mềm để thấm khô vùng da bệnh sau khi tắm hay khi đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Thay quần áo và đồ lót mỗi ngày, sử dụng đồ lót với chất liệu coton để tránh khiến da bị kích ứng.
  • Có thể dùng các loại kem chống nấm không kê đơn để thoa trực tiếp lên khu vực bị bệnh.

2. Áp dụng mẹo chữa tự nhiên

Việc điều trị bệnh hắc lào ở háng bằng các mẹo tự nhiên là giải pháp đơn giản, lành tính được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Thực tế cho thấy, khi bệnh còn nhẹ, việc áp dụng mẹo chữa tự nhiên hoàn toàn có thể hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Dùng nghệ chữa bệnh hắc lào ở háng:

Nghệ là nguyên liệu quen thuộc có thể giúp chữa lành nhanh hơn các tổn thương trên bề mặt da do bệnh hắc lào gây ra. Nên kết hợp nghệ với mật ong để nâng cao khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi nấm. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cách này khi tổn thương da chưa xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi cùng 1/2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Nghệ đem rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nát và vắt lấy nước cốt, trộn đều với mật ong.
  • Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da bị bệnh rồi thoa 1 lớp mỏng nhẹ nước cốt nghệ mật ong lên.
chữa hắc lào ở háng
Dùng nghệ chữa hắc lào ở háng là mẹo dân gian quen thuộc với nhiều người bệnh

Chữa hắc lào ở háng bằng chuối xanh:

Các tài liệu Đông y tin rằng, nhờ đặc tính làm se rất tốt mà nhựa của chuối xanh có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào. Dùng chuối xanh đúng cách sẽ giúp làm dịu da và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tiêu diệt và ức chế hoạt động của vi nấm gây bệnh hắc lào.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả chuối xanh tươi đem rửa sạch vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng.
  • Làm sạch và lau khô vùng da bị bệnh rồi đắp chuối xanh lên.
  • Để khô tự nhiên khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ rồi rửa lại với nước.
  • Nên duy trì đều đặn 1 lần/ngày trong liên tục 2 tuần để thấy rõ tác dụng.

Dùng tỏi chữa bệnh hắc lào ở háng:

Tỏi là vị thuốc quen thuộc trong dân gian được y học hiện đại ghi nhận là có chứa nhiều thành phần hóa học có dược tính cao tương tự như kháng sinh tự nhiên. Hoạt chất allicin trong tỏi không chỉ giúp kháng khuẩn, kháng nấm mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi đem bóc vỏ rồi cho vào cối giã nhuyễn.
  • Vệ sinh và thấm khô vùng da cần điều trị rồi đắp tỏi lên.
  • Cần giữ nguyên khoảng 45 – 60 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.
  • Ngoài ra, có thể cho tỏi vào máy xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh với tần suất 3 lần/ngày.
  • Với tỏi nên thử trước trên vùng da ở cổ tay trước khi áp dụng cho vùng háng để dự phòng kích ứng.

3. Thăm khám và điều trị y tế

Với những trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng thì các giải pháp điều trị tại nhà sẽ không thể đáp ứng tốt triệu chứng. Để kiểm soát diễn tiến của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để được hướng dẫn điều trị y tế.

Phương pháp điều trị y tế chính với trường hợp bệnh hắc lào ở háng đó chính là sử dụng thuốc. Toa thuốc được bác sĩ chỉ định có thể kết hợp thuốc bôi ngoài da, thuốc rửa và thuốc uống tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và biểu hiện triệu chứng.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị hắc lào được sử dụng phổ biến nhất:

  • Dung dịch cồn: Acid acetylsalicylic, Natri salicylat, Acid benzoic, acid salicylic, lod…
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Ketoconazol, Miconazol, Econazol…
  • Thuốc đường uống: Itraconazole, Ketoconazol, Griseofulvin…

Người bệnh cần thận trọng trong quá trình điều trị với các loại thuốc Tây. Mặc dù có tác động tích cực đến hiện trạng bệnh nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tác dụng ngoại ý. Chính vì thế cần tuyệt đối tuân thủ kế hoạch dùng thuốc mà bác sĩ chỉ định, không tăng giảm liều khi chưa nhận được yêu cầu từ bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hắc lào ở háng

Bệnh hắc lào ở háng mặc dù không gây nguy hiểm nhưng có nguy cơ tái phát rất cao ngay cả khi đã được điều trị triệt để. Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh, bạn cần chú ý thực hiện một số vấn đề sau:

  • Chú ý vệ sinh vùng háng nhẹ nhàng sạch sẽ với các sản phẩm chăm sóc lành tính, sau đó dùng khăn mềm để thấm khô mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không dùng tay gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương. Bởi có thể làm tăng nguy cơ gặp tổn thương thứ phát, nhiễm trùng có thể lây lan sang vùng da khỏe mạnh.
  • Khi lao động mệt nhọc hay vận động ra nhiều mồ hôi thì nên chú ý tắm rửa và vệ sinh vùng háng sạch sẽ.
  • Thường xuyên thay đồ lót, nên chọn mặc quần áo và đồ lót rộng thoáng có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung khăn tắm hay quần áo, đồ lót với người khác.
  • Thường xuyên vệ sinh giường chiếu, chăn màn sạch sẽ.
  • Khi đã kết thúc quá trình điều trị bệnh hắc lào ở háng nên chú ý thay mới hoàn toàn quần lót.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, chứa quá nhiều dầu mỡ, uống rượu bia hay dùng chất kích thích.

Bệnh hắc lào mặc dù không nguy hiểm nhưng người bệnh hãy thận trọng hơn khi nó xuất hiện ở vùng háng. Nếu các giải pháp tại nhà không thể giúp ích, hãy nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị y tế.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC