Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm Họng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp mà bất kỳ ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Khi bệnh khởi phát người bệnh sẽ có triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, khàn giọng, ho kéo dài,… Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 

Viêm họng là hiện tượng niêm mạc họng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm do sự tấn công của tác nhân gây hại
Viêm họng là hiện tượng niêm mạc họng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm do sự tấn công của tác nhân gây hại

Viêm họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ hiện tượng niêm mạc lót trong vòm họng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà triệu chứng và tổn thương lâm sàng sẽ có sự khác khác nhau. Các tác nhân gây ra bệnh thường gặp là virus, vi khuẩn, hóa chất, không khí ô nhiễm,… Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt về đối tượng và giới tính. Nhưng thường gặp nhất là những người có sức đề kháng suy yếu như trẻ sơ sinh, trẻ em, bà bầu, người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp khác,…

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm họng là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể thuyên giảm hẳn sau 7 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và dẫn đến suy nhược cơ thể. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, sốt thấp khớp, suy tim,… Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 20% trên tổng số ca viêm họng cấp tính chuyển biến sang mãn tính và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh.

Do vi khuẩn và virus là tác nhân chính gây ra bệnh nên viêm họng là bệnh lý vẫn có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vì thế bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa phát tán bệnh. Nhưng nếu viêm họng khởi phát không phải do nhiễm trùng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh không có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng

Viêm họng là bệnh lý khởi phát do tác động bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ được các nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa bệnh khởi phát. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây viêm họng thường gặp bạn có thể tham khảo:

Virus là tác nhân gây ra bệnh viêm họng thường gặp và phổ biến nhất
Virus là tác nhân gây ra bệnh viêm họng thường gặp và phổ biến nhất
  • Virus: Đây là tác nhân gây ra các bệnh lý về đường hô hấp thường gặp nhất, trong đó có viêm họng. Virus thường xâm nhập vào cơ thể khi có tiếp xúc trực tiếp với nước bọt và dịch đờm của người bệnh. Sau khi xâm nhập vào họng, chúng sẽ tấn công niêm mạc gây ra các vết loét khiến người bệnh cảm thấy đau rát rất khó chịu. Thường gặp là virus cúm, virus sởi, virus á cúm, virus ho gà, bạch cầu đơn nhan, virus quai bị,…
  • Vi khuẩn: Trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra ít gặp hơn so với virus. Tuy nhiên, nếu bệnh khởi phát do vi khuẩn thường diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn, có tiến triển phức tạp và dễ phát sinh ra các biến chứng nguy hiểm. Các loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm họng thường gặp là vi khuẩn bạch hầu, Clamydia, lậu cầu,…
  • Do bệnh lý nền: Một nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng khá phổ biến nữa đó là thứ phát từ bệnh lý nền. Cụ thể là viêm amidan, xuất hiện khối u vùng họng, nhiễm HIV,… Ở những trường hợp này bạn cần phải kiểm soát bệnh lý nền để tránh nguy cơ tái phát viêm họng nhiều lần và chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
  • Dị ứng: Viêm họng cũng có thể khởi phát khi bạn bị dị ứng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng histamin tấn công vào mô hầu họng và gây ra tình trạng viêm đau. Đa số các trường hợp viêm họng do dị ứng đều xảy ra ở mức độ nhẹ kèm theo một số vấn đề khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân ở trên thì bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của không khí khô hanh, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, lạm dụng rượu bia, la hét hoặc nói chuyện to tiếng, môi trường sống bị ô nhiễm, hệ miễn dịch suy yếu,…
Viêm họng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày
Viêm họng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng

Các triệu chứng của bệnh viêm họng biểu hiện ra ngoài thường có sự khác nhau giữa các giai đoạn và còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như yếu tố cơ địa của mỗi người. Cụ thể là:

+ Giai đoạn cấp tính: Bệnh khởi phát đột ngột và chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày, triệu chứng do bệnh gây ra khiến chức năng hô hấp và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.

  • Đau rát và khô cổ họng
  • Cảm giác vướng víu và khó nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết và sưng amidan
  • Đau đầu, chảy mũi, sốt
  • Tiết dịch họng có màu trong suốt và ít
  • Chán ăn, buồn nôn, cơ thể nhức mỏi

+ Giai đoạn mãn tính: Đây là giai đoạn sau của viêm họng cấp tính. Lúc này, các triệu chứng của bệnh chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng lại kéo dài dai dẳng.

  • Đau họng, khô họng và ngứa họng
  • Cảm giác vướng ở họng và khó nuốt
  • Khàn giọng và họng tiết nhiều dịch đờm
  • Ho kéo dài
  • Dịch họng tiết ra nhiều, đặc và sẫm màu

Trên đây là các triệu chứng điển hình của bệnh bạn cần nắm rõ để có thể sớm nhận biết và có biện pháp can thiệp đúng cách. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng lâm sàng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Trường hợp viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ có thêm triệu chứng đau nóng và rát vùng ngực
Trường hợp viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ có thêm triệu chứng đau nóng và rát vùng ngực

Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài hơn 10 ngày
  • Cổ họng đau rát nhiều gây khó nuốt
  • Hô hấp khó khăn, có máu lẫn trong dịch đờm
  • Sốt cao, cơ thể phát ban

Các cách điều trị viêm họng hiệu quả

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện triệu chứng của bệnh. Việc chủ quan trong việc điều trị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ khiến viêm họng tiến triển sang mãn tính và phát sinh biến chứng. Dưới đây là các cách điều trị bệnh viêm họng bạn có thể tham khảo:

Chữa viêm họng bằng Tây y

Dùng thuốc Tây y là phương pháp điều trị viêm họng được ưu tiên áp dụng trong y khoa. Thành phần dược tính trong thuốc Tây y khá cao, khi dùng vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, người bệnh cần phải dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng để tránh phát sinh tác dụng phụ. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh viêm họng là:

Chữa viêm họng bằng thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra
Chữa viêm họng bằng thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra
  • Thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt paracetamol được chỉ định dùng cho những trường hợp viêm họng gây sốt cao. Đây là loại thuốc trị bệnh an toàn, có thể sử dụng mà không cần đơn kê.
  • Thuốc long đờm: Những trường hợp bị ứ đờm nhiều bên trong cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc long đờm giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. Thường được dùng là Terpin hydrat, Acetylcystein, Bromhexin,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ tống đờm ra ngoài.
  • Thuốc kháng histamin H1: Công dụng chính của loại thuốc này là ức chế quá trình sản sinh ra thụ thể H1 và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh do dị ứng gây ra. Thường được sử dụng cho những trường hợp viêm họng khởi phát do dị ứng.
  • Thuốc giảm ho: Nếu người bệnh có dấu hiệu ho nhiều và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày thì bác sĩ sẽ kê đơn thêm thuốc giảm ho. Thường được sử dụng là viêm ngậm thảo dược hoặc các loại thuốc đặc hiệu trong Tây y.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định sử dụng cho những trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra. Ở trường hợp này bạn cần dùng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế phát sinh biến chứng. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh sao cho phù hợp, nhưng thường được dùng là beta-lactam,…
  • Thuốc khác: Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thêm một số loại thuốc khác giúp giảm nhẹ triệu chứng như thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc chẹn H2, thuốc thông mũi,…

Hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Ngoài việc thực hiện điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng nên thực hiện chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Cụ thể là:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng cũng như biến chứng của bệnh
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm nhiễm lan rộng cũng như biến chứng của bệnh
  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong suốt khoảng thời gian điều trị, tránh làm việc quá sức hoặc căng thẳng đầu óc. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ tác nhân gây hại bên trong vòm họng.
  • Ăn uống điều độ và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày. Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng. Bạn nên uống nước ấm, nước ép trái cây tươi,… Tránh dùng đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Sử dụng các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng tại nhà như trà thảo mộc, mật ong pha nước ấm, xông hơi tinh dầu thảo dược,… Bổ sung các loại gia vị như nghệ, gừng, tỏi, cam thảo,… vào trong chế biến món ăn.
  • Nếu thường xuyên sinh hoạt trong phòng điều hòa, bạn nên sử dụng thêm máy cấp ẩm không khỉ để tránh gây kích ứng đến niêm mạc họng. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức phù hợp (27 – 29 độ C), không nên để quá lạnh.
  • Hạn chế gây kích thích đến vùng họng trong suốt khoảng thời gian điều trị. Cụ thể là không la hét, không sử dụng đồ ăn cay nóng, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc phấn hoa,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng

Viêm họng xảy ra ở đường hô hấp trên nên có khả năng tái phát rất cao. Vì thế, bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa bệnh. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:

Rửa tay bằng xà phòng đúng cách giúp loại bỏ tác nhân gây hại bám trên mà mắt thường không nhìn thấy được
Rửa tay bằng xà phòng đúng cách giúp loại bỏ tác nhân gây hại bám trên mà mắt thường không nhìn thấy được
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống hoặc sau khi tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như ly uống nước, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng,…
  • Nên hạn chế đến những nơi đông người hoặc những nơi đang bùng phát dịch bệnh. Khi đến những nơi công cộng bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.
  • Cải thiện sức đề kháng của cơ thể thông qua việc ăn uống và tập luyện thể dục giúp tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Nói không với thuốc lá và các loại đồ uống có cồn.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh hoặc những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. Vào những thời điểm này, vùng họng trở nên rất nhạy cảm dễ bị nhiễm lạnh và tổn thương.
  • Thăm khám và tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý như cảm lạnh, viêm amidan,… Ngay khi có các triệu chứng bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh cũng nên chủ động điều trị dứt điểm ngay từ sớm, tránh để bệnh diễn ra kéo dài sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và phát sinh biến chứng. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, tốt nhất bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtViêm họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họngDấu hiệu nhận biết bệnh viêm họngCác cách điều trị viêm họng hiệu quảChữa...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtViêm họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họngDấu hiệu nhận biết bệnh viêm họngCác cách điều trị viêm họng hiệu quảChữa...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họngDấu hiệu nhận biết bệnh viêm họngCác cách điều trị viêm họng hiệu quảChữa...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtViêm họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họngDấu hiệu nhận biết bệnh viêm họngCác cách điều trị viêm họng hiệu quảChữa...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtViêm họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họngDấu hiệu nhận biết bệnh viêm họngCác cách điều trị viêm họng hiệu quảChữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn