Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Liều dùng và lưu ý khi dùng

Thuốc dạ dày Yumangel

TOP 11 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Tác dụng nhanh chóng

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thương gặp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật và hướng điều trị

chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

6 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ an toàn hiệu quả

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường tiêu hóa, gặp ở mọi đối tượng. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh chuyển sang mãn tính và để lại nhiều di chứng nặng nề. Vậy viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, cách điều trị ra sao? Bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (lần phần nối tiếp với dạ dày, phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành ruột hoặc dạ dày bị lộ ra.

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thương gặp
Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thương gặp

Bệnh được chia thành 2 loại là:

  • Viêm dạ dày tá tràng cấp tính: Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, ít để lại di chứng, dấu hiệu nhận biết chưa rõ ràng
  • Viêm dạ dày tá tràng mạn tính: Khi bệnh kéo dài khiến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng nghiêm trọng. Bệnh khó điều trị và thời gian điều trị lâu.

Căn cứ vào vị trí của vết loét, bệnh được phân chia thành các bệnh tương ứng với tên gọi:

  • Viêm loét dạ dày: Vết viêm loét xuất hiện ở mặt trong của thành dạ dày.
  • Viêm loét tá tràng: Vết loét tại mặt trong của hành tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Vết viêm loét đồng thời xuất hiện ở cả mặt trong của thành dạ dày và cả hành tá tràng.
  • Viêm loét hang vị: Vết viêm loét xuất hiện tại mặt trong của thành hang vị.
  • Viêm loét tâm vị: Vết viêm loét xảy ra ở mặt trong của thành tâm vị.
  • Viêm loét thực quản: Vết loét xuất hiện tại mặt trong, vị trí ⅓ dưới thực quản.
  • Viêm loét bờ cong lớn: Vết loét xuất hiện tại mặt trong của thành bờ cong lớn ở dạ dày.
  • Viêm loét bờ cong nhỏ: Vết loét xuất hiện tại mặt trong thành bờ cong nhỏ của dạ dày.
  • Viêm loét tiền môn vị: Vị trị viêm loét tại mặt trong của thành tiền môn vị.

Vậy viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? – Theo thống kê của tổ chức y tế, ở Việt Nam tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng từ 11-15%. Bệnh thường không nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Tuy nhiên, nếu để kéo dài bệnh, trở thành mãn tính dẫn đến biến chứng bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Hiện tượng viêm loét kéo dài, tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ nôn ra máu, chóng mặt,…
  • Hẹp môn vị: Đây là dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị tá tràng, gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày. Hẹp môn vị là biến chứng thường xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày. Bệnh cơn đau bụng dữ dội kéo dài, buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, cần điều trị lâu dài, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh để lâu dài biến chứng thành hẹp môn vị
Bệnh để lâu dài biến chứng thành hẹp môn vị
  • Thủng dạ dày: Khi hiện tượng viêm loét nặng, khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn và gây ra hiện tượng thủng dạ dày. Khiến cơn đau bụng dữ dội đột ngột, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng. Để lâu dài không điều trị càng nguy hiểm đến tính mạng
  • Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày ban đầu là bệnh lành tính nhưng không điều trị để lâu dài bệnh biến chứng thành ung thư dạ dày vông cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao

Ngoài những biến chứng trên, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe khiến người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi, gián đoạn giấc ngủ, tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Do đó khi người bệnh cần cần phát hiện điều trị sớm để không dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây bởi những nguyên nhân sau:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, tấn công lớp nhầy niêm mạc tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại axit của niêm mạc. Gây nên hiện tượng viêm loét.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Tác dụng phụ thuốc

Người bệnh sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau như NSAID, corticoid,… làm ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Đây là các axit béo không bão hòa ở các mô giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó sử dụng thuốc lâu dài, khiến lớp niêm không được bảo vệ, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.

  • Mắc bệnh khác

Người bệnh mắc bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm phổi, sởi, cúm, suy thận, viêm phế quản cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thứ cấp.

  • Thói quen sinh hoạt

Nhiều người bệnh có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn uống không điều độ, thức khuya, lười vận động, … Là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm loét

  • Tâm lý

Hay bị căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.

  • Do di truyền

Theo một số nghiên cứu, tiền sử gia đình mắc vấn đề dạ dày có nguy cơ bị viêm loét dạ dày cao hơn.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Người bệnh bị viêm loét dạ dày thường có triệu chứng như:

  • Ợ hơi, ợ chua: Đây là dấu hiệu đa số người bệnh bị viêm loét dạ dày mắc phải trong thời kỳ đầu của bệnh.
  • Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn: Khi dạ dày bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa chậm lại, người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, cảm giác buồn nôn.
  • Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi: Khi bụng bị đầy hơi, cảm giác khó tiêu khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Đau vùng bụng trên rốn: Cơn đau xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn 2-3 tiếng. Đau ở vùng bụng trên rốn sau đó lan ra sau lưng. Cơn đau âm ỉ, đau quặn từng cơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau bụng trên rốn là một trong những triệu chứng của bệnh
Đau bụng trên rốn là một trong những triệu chứng của bệnh

Đây là các triệu chứng thường gặp ở người bệnh khi có bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng không hề có triệu chứng. Bệnh phát hiện phát hiện bệnh khi biến chứng nặng hơn như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…

Do đó các bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các phương pháp điều trị của viêm loét dạ dày tá tràng là làm làm lành vùng bị viêm loét, giảm cơn đau, ngăn ngừa bệnh biến chứng nguy hiểm hơn. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh tham khảo phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa dạ dày viêm loét bằng Tây y

Sử dụng thuốc Tây Y luôn được người bệnh ưu tiên sử dụng, bởi giúp giảm nhanh cơn đau và triệu chứng bệnh hiệu quả. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ giúp bệnh nhanh khỏi.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Một số loại thuốc thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả như:

  • Nhóm thuốc kháng axit: Trong thành phần thuốc chứa chứa nhôm, magnesium hydroxide, có tác dụng trung hòa axit không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị. Giảm nhanh các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Người bệnh tham khảo thuốc như Phosphalugel, Gastevin, Maalox,…
  • Thuốc kháng Histamin H2: Người bệnh sử dụng thuốc Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,… tác dụng ức chế axit dịch vị, giảm hiện tượng viêm loét.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc được sử dụng như  Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol,… tác dụng ức chế bài tiết axit ở dạ dày,  phục hồi ổ viêm, ngăn ngừa quá trình xâm lấn của dịch vị. Thường được được sử dụng cho bệnh nhân nặng.
Thuốc Omeprazol
Thuốc Omeprazol
  • Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc Ulcar, Bismuth, Sucralfat, Ducas,… ngăn ngừa quá trình ăn mòn của dịch vị và bảo vệ ổ viêm.
  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Amoxicillin , Clarithromycin, Bismuth,… Vi khuẩn HP khả năng kháng thuốc cao, người bệnh chỉ sử dụng theo đơn kê bác sĩ.
  • Thuốc điều trị các triệu chứng khác: Tùy theo tình trạng bệnh và triệu chứng mà bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau. Như thuốc Simethicon giảm đầy hơi, thuốc Papaverin giúp làm giảm đau, …

Phác đồ điều trị do nhiễm vi khuẩn HP

Liệu pháp điều trị 3 thuốc: Sử dụng với bệnh nhân với điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn HP ở dạng nhẹ

  • Omeprazole 20mg uống trước khi ăn 30 phút, Amoxicillin 1000mg, Clarithromycin 500mg uống sau khi ăn, sử dụng 2 lần/ ngày.
  • Omeprazole 20mg uống trước khi ăn 30 phút, Amoxicillin 1000mg, Metronidazole 500mg uống sau khi ăn, sử dụng 2 lần/ ngày.
  • Omeprazole 20mg uống trước khi ăn 30 phút, Metronidazole 500mg, Clarithromycin 500mg uống sau khi ăn, sử dụng 2 lần/ ngày.

Liệu pháp điều trị 4 thuốc: Khi người bệnh sử dụng điều trị 3 thuốc nhưng không hiệu quả

Omeprazole 20mg uống trước khi ăn 30 phút, 2 lần/ ngày; Bismuth subsalicylate 120mg, 4 lần/ngày, uống khi đói; Metronidazol 250mg, Tetracycline 500mg, sử dụng 4 lần/ ngày sau khi ăn.

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì – Đông y

Các bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh và giảm nhanh những triệu chứng thường gặp. Tham khảo bài thuốc tương ứng mỗi thể bệnh sau:

Sử dụng thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin dùng
Sử dụng thuốc Đông y được nhiều người bệnh tin dùng
  • Bài thuốc với chứng can khí phạm vị: 12g mỗi loại Diên hồ sách, Cam thảo, Trần bì, 20g SHương phụ, 20g Ô dược, 8g Sa nhân. Người bệnh sắc cùng 1,5l nước, chắt lấy nước sử dụng hằng ngày. Bài thuốc điều trị ợ hơi, ơ chua, bảo vệ viêm loét, điều trị bệnh hiệu quả
  • Bài thuốc chữa bệnh với nhóm hỏa uất: 8g mỗi loại gồm xuyên khung, hương phụ, chỉ thực, thanh bì, huyền hồ; 12g bạch thược, 12g mai mực, 4g chích thảo. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc chữa bệnh khi bị huyết ứ: 48 Bồ hoàng, 48 ngũ linh, tán bột mịn và sử dụng 4 lần/ ngày, mỗi lần 15g
  • Bài thuốc chữa bệnh do thượng trực: 20g Mạch nha, 20 Thần khúc, 18 Phục linh, 16g Bán hạ, 16g Sơn tra, 10g La bạc tử, 8g Trần bì, 8g Liên kiều. Cho thuốc sắc 1,5 lít nước, sử dụng 3 lần/ ngày giúp điều trị bệnh hiệu quả
  • Bài thuốc Đông y điều trị thể khí trệ: 12g Bạch thược, 12 Mai mực, 8g mỗi loại gồm Xuyên khung, sài hồ, hương phụ, chỉ thực và huyền hồ mỗi, 4g chích thảo 4g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Người bệnh cần thăm khám và chọn cơ sở uy tín để điều trị bệnh theo chỉ đinh. Tuyệt không tự ý sử dụng thuốc.

Mẹo dân gian trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà

Mẹo dân gian trị viêm loét dạ dày tá tràng với nguyên liệu tự nhiên, an toàn, mang đến hiệu quả được nhiều người bệnh tin dùng. Tham khảo bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc sử dụng nghệ

Thành phần Curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, kháng khuẩn và làm lành các vết loét dạ dày. Người bệnh sử dụng tinh bột nghệ cùng mật ong sử dụng sau khi ăn, giúp điều trị bệnh hiệu quả.

  • Cam thảo trị viêm loét dạ dày tá tràng

Cam thảo làm tăng quá trình tiết dịch nhầy dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi axit. Bên cạnh đó thảo dược này kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét, hoạt động như lớp màng bảo vệ dạ dày. Người bệnh sử dụng cam thảo pha trà hoặc kết hợp thảo dược khác mang đến hiệu quả.

Cam thảo hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Cam thảo hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
  • Chữa viêm loét dạ dày bằng chè dây

Trong chè dây có hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm mạnh, các vết loét nhanh chóng phục hồi và hạn chế được viêm niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó chè dây hạn chế lượng axit dư thừa trong dạ dày giúp thanh nhiệt, giải độc gan.

Người bệnh sử dụng chè làm nước giải khát sử dụng trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút.

  • Lô hội

Sử dụng thảo dược này có thể hỗ trợ ức chế vi khuẩn, trung hòa axit, vết loét được phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, uống nước lô hội sau khi ăn còn giúp làm giảm cảm giác nóng rát, buồn nôn và khó chịu.

Sử dụng lô hội điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Sử dụng lô hội điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Người bị loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Theo chuyên gia, chế độ dinh dưỡng khoa học cung cấp chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Hỗ trợ quá trình điều trị giúp bệnh nhanh khỏi. Ngược lại, nếu người bệnh chế độ ăn không hợp lý, khiến điều trị lâu dài và khó dứt điểm.

Thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn

  • Thực phẩm giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày như sữa, trứng, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi
  • Rau củ quả tươi như cải bắp, củ cải,… Bởi trong rau có chứa nhiều vitamin cho việc nhanh chóng liền các vết thương của đường tiêu hóa.
  • Các loại thức ăn có chứa tinh bột dễ tiêu như là cơm, bánh mì, cháo canh,…
  • Thịt, cá, tôm và các thực phẩm giàu protein: Thực phẩm tác dụng làm lành các vết loét
  • Nhóm thực phẩm giúp giảm tiết axit dịch vị như đường, bánh mỳ, mật ong, bột sắn, khoai,…
  • Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu đậu nành, dầu hạt vừng, dầu hạt cải,…
Thực phẩm người bệnh nên bổ sung
Thực phẩm người bệnh nên bổ sung

Thực phẩm người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn

  • Hạn chế đồ uống có gas, rượu, bia, chất kích thích.
  • Thực phẩm có tính axit như cam, canh, bưởi, me,… Bởi thực phẩm này bào mòn lớp thành dạ dày, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc.
  • Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm này tăng lượng axit trong dạ dày khiến các vùng bị viêm loét nặng hơn, đồng thời kích ứng dạ dày hình thành vết loét khác
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm này chứa hàm lượng axit cao, khiến người bệnh khó tiêu và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ đóng hộp,… bởi thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa khiến khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng,…
Người bệnh không nên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,...
Người bệnh không nên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Các biện pháp phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày tá tràng là thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy để phòng ngừa bệnh, rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên lưu ý:

  • Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch cơ thể
  • Chế độ ăn khoa học hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây,…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn khô cứng, chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
  • Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Không ăn sát giờ đi ngủ, vận động sau khi ăn,…
  • Thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress,…
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
  • Chủ động thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu của bệnh
  • Tái khám đúng hẹn điều trị bệnh dứt điểm không tái phát

Bài viết cung cấp thông tin về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân, dấu hiệu cùng cách điều trị. Bệnh hoàn toàn chữa trị và không để lại di chứng khi được điều trị, chăm sóc đúng cách. Do đó khi có dấu hiệu người bệnh cần thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giúp bệnh nhanh khỏi

Tham khảo thêm:

Tin xem thêm

Tin khác

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Nội dung bài viếtViêm loét dạ dày tá tràng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràngTriệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràngCách...

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtViêm loét dạ dày tá tràng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràngTriệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràngCách...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Nội dung bài viếtViêm loét dạ dày tá tràng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràngTriệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràngCách...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Nội dung bài viếtViêm loét dạ dày tá tràng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràngTriệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràngCách...

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Liều dùng và lưu ý khi dùng

Nội dung bài viếtViêm loét dạ dày tá tràng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràngTriệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràngCách...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn