Cách Dùng Cây Ngải Dại Chữa Bệnh Á Sừng Hiệu Quả

Cập nhật: 30/03/2024

Cây ngải dại có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và giảm nhẹ cơn ngứa theo công dụng của Đông Y. Do đó, dùng ngải dại chữa bệnh á sừng là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân chọn để áp dụng tại nhà. Bài viết thông tin về những công dụng của cây thuốc và những cách dùng ngải dại chữa bệnh á sừng mang lại hiệu quả cao.

Triệu chứng á sừng là một dạng viêm da xảy ra khá phổ biến hiện nay. Trong y học, bệnh á sừng còn được gọi là chàm thể tạng hay viêm da atipo. Bất cứ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt những tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn ở đối tượng trẻ nhỏ và người có làn da nhạy cảm. Một trong những nguyên nhân gây á sừng phổ biến là do tác động của chất ô nhiễm, chất kích thích, hoặc những dị nguyên gây dị ứng cho da.

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh có tiến triển mạn tính khó điều trị tận gốc. Tuy nhiên khi kiên trì áp dụng điều trị đúng hướng dẫn, phát hiện và ngăn chặn sớm triệu chứng thì bệnh sẽ được cải thiện tốt. Một trong số đó, phương pháp dùng vây ngải dại chữa bệnh á sừng được dân gian áp dụng với những mặt lợi ích tích cực.

Công dụng khi dùng cây ngải dại chữa bệnh á sừng

Theo ghi nhận của Đông y, cây ngải dại và thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là các vấn đề ngoài da, Ngải dại là cây thân thảo mọc hoang, cây thường mọc phổ biến ở các vùng miền núi và nông thôn phía Bắc. Ngải dại có tên khoa học là Artemisia Indica Willd, với đặc điểm hình thái tương đối giống với cây ngải cứu thông thường.

Người bệnh cần nhận biết đặc điểm cây ngải dại để tránh nhầm lẫn trong điều trị. Thông qua những đặc điểm như cây ngải dại có thân và lá to hơn, lá cây có thể rộng hơn lòng bàn tay với hình dáng xương cá đặc trưng. Mặt trên của lá ngải dại có màu xanh nhạt và mặt lưới ít lông. Lớp lông bao phủ lá ngải dại có màu xám nhạt và mỏng. Ngoài ra, nếu vò nát lá ngải dại bạn sẽ nhận thấy mùi hắc hơn lá ngải cứu.

Ngải dại có nhiều dược tính quan trọng,  về thành phần và công dụng lại khác nhau hoàn toàn so với ngải cứu. Chính vì lý do này mà ngải dại thường được sử dụng ngăn chặn các triệu chứng trong giai đoạn nhẹ.  Ở những bệnh lý xương khớp, đau nhức, viêm da, công dụng của ngải dại được phát huy tốt nhất.

Về phần công dụng, ngải dại là thảo dược có tính mát và vị đắng, hiệu quả chính là thanh lọc cơ thể và loại bỏ độc tố. Chính vì thế, lá ngải dại  thường được sử dụng như một thảo dược có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng lở loét và ngứa ở da do bệnh viêm da cơ địa, á sừng, mẩn ngứa nói chung…

cay-ngai-dai-chua-a-sung2
Cây ngải dại có đặc điểm giống với ngải cứu với thành phần kháng khuẩn, chống nhiễm trùng cao

Không chỉ được công nhận trong Đông Y và Y học dân gian, gần đây một nghiên cứu của Showkat Rashid cùng với cộng sự của ông tại Khoa Hóa dược (Viện Y học Tích hợp Ấn Độ, Srinagar – Ấn Độ) đã khẳng định, lá ngải dại cũng như các phần khác của cây có thành phần tinh dầu đáng kể. Vai trò của chúng có thể thay thế các loại thuốc kháng nấm, kháng khuẩn, kháng sinh tự nhiên. Do đó , nhiều loại thuốc có chiết xuất từ tinh dầu ngải dại được sản xuất để điều trị các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận những hoạt chất có trong cây ngải dại còn có tác dụng ức chế nhiều dòng tế bào gây ung thư. Bạn có thể sử dụng tinh dầu cây ngải dại để cấp ẩm cho da tự nhiên. Tinh dầu ngải dại có thể hỗ trợ cân bằng độ ẩm, làm mềm da và đồng thời hạn chế tình trạng khô ráp, ngứa ngáy đặc trưng do các bệnh da liễu gây ra.

Vì những hiệu quả trên mà dân gian đã dùng ngải dại chữa bệnh á sừng bằng nhiều cách khác nhau. Mặc dù thời gian phát huy tác dụng của bài thuốc có thể kéo dài hơn so với tân dược. Tuy nhiên khi sử dụng thảo dược thì bạn sẽ không phải lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc. Cũng cần lưu ý, đối với những trường hợp người bệnh có biểu hiện tổn thương sâu, chảy máu, có dịch mủ, vết thương hở thì không nên điều trị á sừng bằng lá ngải dại.

Cách dùng ngải dại chữa bệnh á sừng

Trong Y học dân tộc cổ truyền có ghi nhận, ngải dại có thể sử dụng chữa bệnh ngoài da bằng cách nấu nước ngâm rửa, dùng lá ngải chườm nóng hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tuyệt đối không sử dụng ngải dại nấu nước uống sẽ gây hại cho dạ dày và ngộ độc. Người bệnh tham khảo cách trị bệnh á sừng bằng lá ngải dại như sau:

Cách 1: Sử dụng lá ngải dại nấu nước tắm

Cách thực hiện

  • Đem 100 gram lá ngải dại đi rửa thật sạch và để trong rổ thưa cho ráo nước.
  • Sau đó bạn dùng lá ngải dại cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Đợi đến khi nước sôi thì cho thêm một chút muối, đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh á sừng.
  • Bạn nên ngâm vùng da bị bệnh trong nước lá ngải dại khoảng 30 phút.
  • Sau đó rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô.

Cách 2: Lá ngải sao vàng chữa á sừng

Cách thực hiện

  • Bạn sử dụng một bó lá ngải dại, rửa sạch và để ráo nước.
  • Đem lá ngải cắt thành đoạn, cho lên chảo sao vàng cùng muối tăng hiệu quả diệt khuẩn.
  • Đợi đến khi hỗn hợp nguội bớt thì chườm lên da, cố định bằng gạc trong 30 phút.
  • Bạn rửa sạch với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.

Cách 3: Lá ngải dại tươi chữa á sừng

Cách thực hiện

  • Bạn sử dụng khoảng 20 gram lá ngải dại, đem rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Cho lá ngải vào cối giã nhuyễn, thêm vào 1 thìa muối để tăng tính sát khuẩn.
  • Rửa sạch vùng da bị á sừng, sau đó lau khô cho da mềm rồi đắp hỗn hợp lên.
  • Để lá ngải lưu trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Đối với mỗi phương pháp trên, người bệnh nên áp dụng 2 lần trong ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Trước đó, hãy đảm bảo rằng làn da của bạn đã được rửa sạch và giữ khô thoáng trong suốt quá trình điều trị. Lá ngải dại có hiệu quả rất tốt và lành tính trong điều trị các chứng á sừng, viêm da cơ địa. Trong vòng 2 – 3 tuần đâu, bạn sẽ nhận thấy vùng da bị á sừng ở ngón tay, á sừng ở đầu hay chân bớt khô đi và các vết nứt nẻ có dấu hiệu lành dần lại. Nếu kiên nhân điều trị lâu dài sẽ nhận thấy một cách rõ rệt.

Hiệu quả của bài thuốc có thể phát huy tác dụng khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Ở những người bệnh không đáp ứng điều trị với thuốc tây, có biểu hiện kháng thuốc thì dùng thảo dược có thể không mang lại hiệu quả. Tác dụng của ngải dại chữa bệnh á sừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ bệnh tình, cơ địa của từng người và sự kiên nhẫn của bệnh nhân trong quá trình áp dụng…

Những lưu ý khi dùng cây ngải dại chữa bệnh á sừng

cay-ngai-dai-chua-a-sung6
Bệnh á sừng có thể khắc phục sớm khi người bệnh điều trị sớm

Bài thuốc dùng cây ngải dại chữa bệnh á sừng nếu được áp dụng đều đặn và đúng cách sẽ giúp làm sạch những tế bào chết và hồi phục tổn thương trong thời gian ngắn. Để đảm bảo bệnh không tái phát và việc điều trị không dẫn đến các phản ứng phụ, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh không nên gãi ngứa ở vùng da bị bệnh, không lột da cũng như tác động đến vị trí tổn thương.
  • Không sử dụng lá ngải hỏng, bẩn, sâu hại sẽ khiến da bị viêm nhiễm và tổn thương.
  • Hạn chế những tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, tác nhân gây kích ứng.
  • Bảo vệ da trước ánh nắng, nước mưa và không khí ô nhiễm, không để da tiếp xúc với tính axit, kiềm mạnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và đặc biệt là vùng da bị á sừng cần được vệ sinh bằng nước ấm hàng ngày.
  • Sau khi tắm, dùng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên cho da ngay để cân bằng độ ẩm.
  • Tránh tình trạng cơ thể quá lạnh hay quá nóng, giữ thân nhiệt ổn định, đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu vải dễ thấm hút để tránh các cọ xát gây tổn thương.
  • Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để tăng cường đề kháng cho da.
  • Hạn chế suy nghĩ nhiều, căng thẳng, luôn để tinh thần được thư giãn, thoải mái.

Cách dùng lá ngải dại chữa bệnh á sừng đã được nhiều người áp dụng và công nhận những hiệu quả tích cực. Trong đó, vẫn có những trường hợp bệnh nhân không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Nếu đã áp dụng phương pháp trong vòng 2 tuần mà không nhận thấy những thay đổi, bạn nên thay đổi sang phương thức khác phù hợp hơn. Tốt hơn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước bất kỳ loại thuốc nào để tiết kiệm được thời gian, cũng như chi phí đối phó với căn bệnh này.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC