Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Đĩa Đệm Là Gì? Chức Năng & Các Vấn Đề Liên Quan

5/5 - (3 bình chọn)

Đĩa đệm là một bộ phận quan trọng nằm giữa các đốt sống. Chúng có chức năng liên kết các cột sống, chịu lực và phân tán lực nhằm ổn định cho cổ, lưng và bảo vệ sự an toàn cho hệ xương khớp. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng đều biết đến cấu tạo, chức năng và các bệnh lý liên quan đến đĩa đệm. Tham khảo bài chia sẻ dưới đây để biết thêm thông tin.

Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và biện pháp bảo vệ đĩa đệm khỏi các tổn thương
Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và biện pháp bảo vệ đĩa đệm khỏi các tổn thương

Đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một bộ phận của cột sống, có cấu trúc dạng thớ sợi chắc chắn. Chúng được xếp theo vòng tâm và bên trong có chứa nhân keo gelatin. Bộ phận này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các vận động của cơ thể được linh hoạt, tránh những chấn thương, giảm xóc cơ thể và chịu lực.

Hiểu một cách đơn thuần, đĩa đệm là miếng lót (đệm cao su) nằm giữa các đốt cột sống, chúng có hình tròn. Mỗi tấm đĩa đệm có đường kính khoảng 2,53 – 2,55cm và dày chừng ¼ đường kính. Tổng chiều dài của chúng bằng ¼ chiều dài của cột sống.

Theo nhận định của chuyên gia y tế, một người trưởng thành không gặp bất kỳ liên quan đến cột sống có tổng 23 đĩa đệm. Nếu đĩa đệm gặp bất kỳ tổn thương nào đều gây ra triệu chứng đau nhức ngay tại vị trí đĩa đệm đó và các dây thần kinh xung quanh. Khu vực đĩa đệm dễ bị tổn thương nhất là cổ và vùng thắt lưng. Đây là khu vực trên cơ thể chịu nhiều áp lực nhất.

Cấu tạo của đĩa đệm

Mỗi cấu trúc đĩa đệm đều có cấu tạo từ 3 thành phần chính, bao gồm:

1. Nhân nhầy (nhân keo)

Nhân nhầy của đĩa đệm là một hoạt dịch có tính hơi nhầy, không màu, trong suốt. Thành phần chính của nhân nhầy là các proteoglycans. Trong proteoglycans chứa dermatan sulphate, kratos sulphate, chondroitin sulphates, hyaluronic acid là chủ yếu.

Nhân nhầy có tính ngậm nước khá cao. Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, ở trẻ em có nhân nhầy chứa tới hơn 80% là nước. Tuy nhiên, lượng nước thất thoát dần khi trưởng thành, đến khi già, lượng nước trong nhân nhầy chỉ còn hơn 60%. Phần lớn, nhân nhầy thoát nước ra bên ngoài khi có tác động khiến đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ được phân tán trên khắp mặt đĩa đệm và triệt tiêu dần. Khi không còn lực tác động, nhân nhầy sẽ hút nước và quay trở lại hình dáng ban đầu, từ đó làm cho đĩa đệm căng phồng lên.

2. Bao xơ

Bao xơ là một tổ chức bên ngoài bảo vệ nhân nhầy. Ngoài chức năng này, bao xơ còn đảm nhiệm vai trò chống đỡ các lực căng hướng ngang và các lực vặn xoắn, đồng thời giúp cột sống được đảm bảo giữ đúng trục.

Lớp bên trong của bao xơ bám lấy bề mặt sụn thân sống lưng. Trong khi đó, lớp ngoài của bao xơ bám trực tiếp vào màng xương và gián tiếp bám vào viền đốt sống. Thành phần cấu tạo chính của bao xơ là các sợi collagen có tính rất dẻo và khả năng đàn hồi cao. Bao lấy phần nhân nhầy là sự tập hợp của nhiều vòng collagen ôm lấy nhau tạo thành nhiều lớp có hình elip.

3. Tấm sụn tận cùng

Tấm sụn tận cùng là bộ phận nằm giữa mâm sụn thân sống và lớp ngoài của bao xơ. Thành phần chính có trong tấm sụn tận cùng chủ yếu là canxi, collagen, nước và các proteoglycans.

Tấm sụn tận cùng có chức năng bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép ngoài. Bên cạnh đó, bộ phận này còn là lớp bảo vệ đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.

Đĩa đệm được cấu tạo từ ba bộ phận chính bao gồm nhân nhầy, bao xơ và tấm sụn tận cùng
Đĩa đệm được cấu tạo từ ba bộ phận chính bao gồm nhân nhầy, bao xơ và tấm sụn tận cùng

Chức năng của đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì các hoạt động thường ngày một cách ổn định. Chính vì vậy, chúng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong hệ thống xương khớp. Trong đó, 3 chức năng sau được chuyên gia đánh giá là quan trọng nhất:

1. Kết nối các đốt sống của cột sống với nhau

Cột sống là một chuỗi các đốt xương cứng đan xen với các đĩa đệm. Không những vậy, đĩa đệm, gân cơ và dây chằng có chức năng gắn kết các đốt cột sống với nhau tạo thành một khối vững chắc. Sự gắn kết này giúp cột sống, xoay chuyển và cơ thể vận động được linh hoạt.

2. Phân tán khả năng tác dụng lực

Khi cơ thể vận động, những đốt sống đều bị nén và xoắn lại để giúp bộ phận này không bị tổn thương. Phần lớn là nhờ vào chức năng của đĩa đệm. Ngoài ra, đĩa đệm còn có khả năng chịu sức ép và biến dạng tốt, từ đó chúng được xem là điểm tựa thiết yếu cho các cả các hoạt động của cột sống.

Bên cạnh đó, khi đĩa đệm kết hợp với đường cong sinh lý của phần cột sống cổ còn giúp giảm chấn thương khi vận động cũng như chống chọi sức nặng của phần đầu. Qua đó, các chấn động hay rung xóc khi tác động lên tủy sống đều được bộ não hấp thụ và loại bỏ.

3. Hỗ trợ trao đổi chất

Quá trình trao đổi chất của đĩa đệm hoàn toàn khác biệt so với quá trình trao đổi chất của các bộ phận khác. Quá trình trao đổi chất được thực hiện thông qua các màng của các vòng sợi, khi đó phần đĩa đệm trao đổi chất bằng việc khuếch tán những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đĩa đệm đảm nhiệm chức năng liên kết các đốt sống nhằm ổn định khả năng vận động và chi phối các tác dụng lực

Mức độ nguy hiểm của bệnh liên quan tới đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống cột sống nói riêng và cơ thể người nói chung. Do đó, khi bộ phận này bị tác động mạnh sẽ dẫn đến những tổn thương làm ảnh hưởng đến độ linh hoạt, chức năng vận động và cả sức khỏe tổng thể. Vì thế, nếu đĩa đệm bị chấn thương hay gặp bất kỳ vấn đề nào mà không có những biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây nên một số hệ quả sau:

  • Tổn thương ở bộ phận đĩa đệm có khả năng cao gây chèn ép lên dây thần kinh. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của thân trên và các chi;
  • Nếu dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị ảnh hưởng nhiều sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện và đại tiện. Không những vậy, chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh cũng bị suy giảm;
  • Các chi có thể bị đau và teo nhỏ khi đĩa đệm bị tổn thương. Tình trạng này nếu kéo dài trong khoảng thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng vận động;
  • Trong trường hợp tổn thương của đĩa đệm tác động mạnh đến tủy xương thì có thể dẫn đến khả năng xấu nhất là tàn phế.
Các tổn thương của đĩa đệm có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tàn phế

Các bệnh lý liên quan đến địa đệm thường gặp

Vì đảm nhận chức năng quan trọng nên đĩa đệm rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép. Thậm chí, chúng có khả năng gây ra một số bệnh lý sau:

Đây đều là những bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người nhưng triệu chứng của bệnh có thể khởi phát thêm nhiều biến chứng khác làm ảnh hưởng đến độ linh hoạt của xương khớp, việc vận động trở nên kém đi. Đặc biệt, khi có tiền sử mắc bệnh thì khả năng cao bệnh tái phát trở lại nếu chế độ chăm sóc sức khỏe tại nhà không được chú trọng.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm ra khỏi vị trí cố định, gây chèn ép lên rễ thần kinh và ống sống
Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh thường gặp liên quan đến đĩa đệm

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý về đĩa đệm

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra các vấn đề của đĩa đệm cũng như chẩn đoán bệnh lý liên quan đến bộ phận này, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng, tần suất và vị trí xuất hiện cơn đau, khả năng vận động,… Song, một số trường hợp còn được chỉ định chẩn đoán cận lâm sàng thông qua một số thủ thuật sau:

  • Chụp X – quang: Là một trong những thủ thuật kiểm tra sức khỏe xương khớp điển hình. Tuy nhiên, hình ảnh chụp X – quang không thể cho phép xác định tổn thương của đĩa đệm nhưng giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh bên trong của cột sống. Từ đó đưa ra nguyên nhân gây đau nhức cột sống có phải do khối u trong xương hay do gãy xương;
  • Chụp CT: Là thủ thuật sử dụng nhiều tia X từ các góc khác nhau tạo thành hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc xương khớp lân cận. Thông qua đó, bác sĩ có thể xác định đúng vị trí của đĩa đệm bị tổn thương;
  • Chụp MRI: Là thủ thuật sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều quanh tủy sống và cấu trúc xương. Với kỹ thuật hiện đại này có thể xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương hay sự chèn ép của dây thần kinh;
  • Chụp tủy sống có chất cản quang: Kỹ thuật viên tiến hành tiêm thuốc cản quang và dịch tủy sống, sau đó sử dụng kỹ thuật chụp X- quang để xác định áp lực và sức ép tác động lên tủy sống;
  • Xác định dây truyền thần kinh: Bài kiểm tra này được thực hiện nhằm xác định rõ dây thần kinh có bị chèn ép hay tổn thương hay không.
Các thủ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để phát hiện các tổn thương có liên quan đến đĩa đệm
Các thủ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để phát hiện các tổn thương có liên quan đến đĩa đệm

Các biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến đĩa đệm

Đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng trong cơ đối với sức khỏe và khả năng vận động. Do đó, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa tổn thương và hạn chế các bệnh lý về đĩa đệm. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, bạn cần đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua việc bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thịt, cá,… Đồng thời, hạn chế tối đa việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất kích thích, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ,…;
  • Tăng cường vận động cơ thể: Mỗi ngày dành chừng 30 – 60 phút để vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức như yoga, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông,… Nếu thói quen này được duy trì, không chỉ giúp nâng cao hệ xương khớp, sức khỏe tổng thể mà còn phòng ốm vặt;
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định: Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột cũng một trong những yếu tố khởi phát các chấn thương lên đĩa đệm. Do đó, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày nhằm ổn định cân nặng ở mức ổn định. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể ở mức ổn định còn giúp ngăn ngừa một số bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường,…;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên xếp lịch khám sức khỏe định kỳ 1 năm một lần để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến đĩa đệm và hạn chế các rủi ro không may xảy ra.
Dành nhiều thời gian để vận động với các bài tập vừa sức nhằm tăng sức mạnh hệ xương khớp và phòng bệnh lý liên quan đến đĩa đệm
Dành nhiều thời gian để vận động với các bài tập vừa sức nhằm tăng sức mạnh hệ xương khớp và phòng bệnh lý liên quan đến đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống xương khớp, giúp liên kết các đốt cột sống. Vì vậy, nắm rõ các thông tin cơ bản về cấu tạo, chức năng và các bệnh lý liên quan đến bộ phận này sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa tổn thương. Nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào liên quan đến đĩa đệm, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt để phòng bệnh trở nặng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtĐĩa đệm là gì?Cấu tạo của đĩa đệm1. Nhân nhầy (nhân keo)2. Bao xơ3. Tấm sụn tận cùngChức năng của đĩa đệm1. Kết nối các đốt sống...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtĐĩa đệm là gì?Cấu tạo của đĩa đệm1. Nhân nhầy (nhân keo)2. Bao xơ3. Tấm sụn tận cùngChức năng của đĩa đệm1. Kết nối các đốt sống...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtĐĩa đệm là gì?Cấu tạo của đĩa đệm1. Nhân nhầy (nhân keo)2. Bao xơ3. Tấm sụn tận cùngChức năng của đĩa đệm1. Kết nối các đốt sống...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtĐĩa đệm là gì?Cấu tạo của đĩa đệm1. Nhân nhầy (nhân keo)2. Bao xơ3. Tấm sụn tận cùngChức năng của đĩa đệm1. Kết nối các đốt sống...

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Nội dung bài viếtĐĩa đệm là gì?Cấu tạo của đĩa đệm1. Nhân nhầy (nhân keo)2. Bao xơ3. Tấm sụn tận cùngChức năng của đĩa đệm1. Kết nối các đốt sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn