Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Viêm Xoang Gây Nhức Đầu Chữa Trị Thế Nào Khỏi Dứt Điểm?

Viêm Xoang Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Viêm Xoang Mãn Tính Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Chữa Dứt Điểm

Bệnh Viêm Xoang Hàm: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Xoang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm Xoang Bướm Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Khỏi

Mẹo dùng hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả đúng cách

Trẻ bị viêm mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu?

viêm xoang

Viêm xoang gây đau nhức dai dẳng, làm sao khỏi? – Cố vấn y khoa VTV2 sẽ giúp bạn

Dùng kháng sinh chữa viêm xoang có tốt không?

Đánh giá

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang là phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách chẳng những không mang lại hiệu quả như ý mà còn đem đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe. 

Dùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả có tốt không?

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong y học như một loại vũ khí hữu hiệu để chống lại tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Loại thuốc này có tác dụng tích cực trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tiêu diệt chúng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong các xoang mũi.

kháng sinh chữa viêm xoang
Dùng kháng sinh chữa viêm xoang chỉ cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn

Các thuốc kháng sinh thường mang đến những tác dụng khác nhau đối với mỗi loại vi khuẩn. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng sinh phổ rộng có khả năng ức chế đối với nhiều chủng vi khuẩn gây hại.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ cho tác dụng tốt đối với các trường hợp bị viêm xoang do nhiễm vi khuẩn. Thuốc không cho hiệu quả với các bệnh nhân bị viêm xoang do các nguyên nhân khác như nhiễm virus, dị ứng, chấn thương mũi.

Sau hơn 25 năm “sống chung với viêm xoang”, cô Phùng Thị Sang đã đánh bại căn bệnh dai dẳng này nhờ "từ bỏ" thói quen lạm dụng kháng sinh, thuốc xịt.

Tình trạng viêm xoang do vi khuẩn thường được nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Bệnh kéo dài dai dẳng trên 10 ngày
  • Người bệnh có biểu hiện sốt cao, thường là trên 39 độ
  • Bị chảy nước mũi có mủ kèm theo tình trạng đau mặt ở vị trí xoang bị nhiễm trùng xảy ra liên tục từ 3 ngày trở lên.
  • Giảm khả năng ngửi mùi hoặc mất khứu giác tạm thời
  • Có thể bị ù tai nặng
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Các dấu hiệu bệnh có thể thuyên giảm dần trong vòng 5 ngày đầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, triệu chứng bệnh có khuynh hướng tăng nặng hơn và nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đó.

Một cách khác để xác định tình trạng viêm xoang do vi khuẩn đó chính là nuôi cấy mẫu bệnh phẩm nhằm xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù có thể cho phép bác sĩ lựa chọn được loại kháng sinh chữa viêm xoang nhạy cảm nhất với vi khuẩn nhưng xét nghiệm này đòi hỏi nhiều thời gian. Nếu chờ đợi sẽ bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị khiến bệnh viêm xoang ngày càng diễn tiến phức tạp và mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, không phải trường hợp nào dùng thuốc kháng sinh cũng có thể tiêu diệt hết vi khuẩn. Một số chủng vi khuẩn mạnh có thể phát triển nhanh chóng về số lượng và lây lan nhanh. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang không đúng cách còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, từ đó phát sinh các chủng vi khuẩn mới mạnh hơn và nguy hiểm hơn gây ra không ít khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinh

Để đạt được hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn, việc sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm xoang bướm hay loại viêm xoang khác cần đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi bị viêm xoang do vi khuẩn
  • Lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp, đúng phổ, uống đủ liều và đủ thời gian thì mới có hiệu quả.
  • Cần dựa vào mức độ nhiễm trùng xoang, tiền sử điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 4 – 6 tuần gần nhất, loại vi khuẩn gây bệnh hoặc thể trạng của người bệnh để lựa chọn được loại thuốc phù hợp.
  • Dùng thuốc kháng sinh đúng cách, đúng thời điểm
  • Uống thuốc kháng sinh đủ thời gian tùy theo yêu cầu của mỗi loại thuốc. Một số loại phải dùng ít nhất 3 – 5 ngày nhưng cũng có loại kháng sinh phải uống đủ 7 ngày để ức chế được vi khuẩn. Một số bệnh nhân bị viêm xoang nặng hoặc gặp biến chứng thì thời gian điều trị bằng phác đồ kháng sinh có thể lên đến 10 – 14 ngày.
  • Tránh phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh cùng lúc nếu không thật sự cần thiết
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng xoang thể trung bình nên tránh chỉ định lại các thuốc kháng sinh đã sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Tái khám thường xuyên để theo dõi, đánh giá kết quả trong suốt quá trình điều trị. Nếu thất bại với phác đồ kháng sinh ban đầu, cần cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị hoặc nuôi cấy vi khuẩn để định danh chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó lựa chọn được loại thuốc kháng sinh phù hợp, hiệu quả nhất.
  • Dự phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh hợp lý: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh với mục đích dự phòng nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm cho bệnh nhân bị viêm xoang. Cần sử dụng thuốc hợp lý để tránh nguy cơ bị lờn thuốc.

Các thuốc kháng sinh chữa viêm xoang thường sử dụng

Thuốc kháng sinh bao gồm nhiều loại được phân thành các nhóm khác nhau. Được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm xoang bao gồm các nhóm kháng sinh dưới đây:

các thuốc kháng sinh chữa viêm xoang
Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm xoang được phân thành nhiều nhóm khác nhau
  • Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin: Các thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 2, 3, 4 (Cefoxitin, Cefdinir, Cefixim…) cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị viêm xoang do nhiễm Staphylococcus coagulase âm tính, Streptococcus pneumonia kháng với thuốc kháng sinh nhóm penicillin hay Staphylococcus epidermidis kháng với thuốc kháng sinh nhóm methicillin. Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn. Khi sử dụng nhóm thuốc này có thể mang đến một số rủi ro nhất định như dị ứng da, nóng sốt, tăng bạch cầu ái toàn, sốc phản vệ,…
  • Thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin: Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các đối tượng bị viêm xoang nặng hoặc người trưởng thành bị kháng thuốc. Thuốc có thể ức chế quá trình sản xuất men răng, làm thay đổi màu răng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển chiều dài xương nên hiếm khi được sử dụng cho trẻ em.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin: Đây là nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm xoang được chỉ định phổ biến nhất. Khi được cơ thể hấp thu, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tại vách của vi khuẩn và khiến chúng bị biến dạng bằng cách tạo phức bền vững với transpeptidase. Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng các thuốc kháng sinh nhóm Penicillin rất dễ gây dị ứng. Nếu có tiền sử quá mẫn với bất kỳ loại thuốc nào trước đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid: Bao gồm một số loại thông dụng như Erythromycin hay Azithromycin. Thuốc giúp kìm hãm sự phát triển và gia tăng số lượng của vi khuẩn bằng cách ức chế khả năng tổng hợp protein của chúng. Các thuốc kháng sinh thuốc nhóm Macrolid có ưu điểm là phân bố tốt trong dịch đường hô hấp cũng như các tế bào xương. Thuốc cho hiệu quả tốt đối với các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Gram (+), vi khuẩn nội bào hay một số loại vi khuẩn không điển hình. Một số trường hợp dị ứng với thuốc nhóm Beta Lactam cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị thay thế bằng kháng sinh nhóm Macrolid.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon: Các thuốc Quinolon được phân vào nhóm kháng sinh phổ rộng có tác dụng tốt đối với các trường hợp bị viêm xoang, viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn gram (+). Tỷ lệ kháng thuốc ở nhóm này thấp hơn so với các loại thuốc kháng sinh khác. Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên đề phòng với một số tác dụng phụ như yếu cơ, đứt gân Achille, rối loạn đường huyết, giảm thị lực, lú lẫn, ảo giác…

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh chữa viêm xoang thường được bác sĩ kê đơn:

1. Thuốc Amoxicillin

Amoxicillin là loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Penicillin. Thuốc được hấp thu tốt, tỷ lệ lên đến 90%. Loại thuốc này nhạy cảm với các chủng vi khuẩn gram (-) lẫn gram (+).

So với các loại thuốc khác sinh cùng nhóm khác, Amoxicillin được đánh giá là tương đối an toàn, có thể gây mất ngủ, chóng mặt, nổi mề đay,… nhưng các tác dụng phụ của thuốc thường không quá nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin chữa viêm xoang
Thuốc kháng sinh Amoxicillin được chỉ định rộng rãi trong điều trị viêm xoang

Cách sử dụng thuốc:

  • Uống thuốc với nước sau khi ăn, mỗi ngày 3 – 4 lần
  • Liều dùng thông thường được khuyến cáo ở người lớn là 2 – 4g/ngày, trẻ em 50 mg x kg/ ngày.

2. Thuốc kháng sinh Erythromycin trị viêm xoang

Thuốc Erythromycin thuốc kháng sinh macrolid. Thuốc có thời gian bán thải ngắn, dung nạp tốt qua đường uống. Loại thuốc này được chỉ định rộng rãi trong điều trị viêm xoang và an toàn cho cả trẻ em, bà bầu lẫn bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.

Erythromycin được khuyến cáo sử dụng sau bữa ăn để tránh gây hại cho dạ dày. Tốt nhất bạn nên nuốt trọn viên thuốc với nước. Khi nhai hoặc nghiền nát, thuốc sẽ có vị đắng khó uống. Một số trường hợp có thể được chỉ định thuốc Erythromycin dạng tiêm tĩnh mạch trong trường hợp bị nhiễm trùng xoang nghiêm trọng hoặc không thể uống thuốc.

Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ nhỏ: Ngày uống 30 – 50 mg x kg. Có thể cân nhắc dùng liều gấp đôi đối với các trường hợp bị viêm xoang nặng.
  •  Người trưởng thành: Mỗi ngày dùng 1-2g chia đều thành 2 – 4 lần dùng trong ngày. Liều dùng tối đa là 4g/ngày cho các trường hợp nhiễm trùng xoang nặng.

3. Thuốc Cotrimoxazol Al

Thuốc kháng sinh Cotrimoxazol Al được bào chế từ các thành phần Trimethoprim và Sulfamethoxazol. Khi sử dụng, thành phần Sulfamethoxazol sẽ hoạt động bằng cách ức chế quá trình hình thành cũng như chuyển hóa axit folic, từ đó ngăn chặn vi khuẩn tồng hợp ADN. Cùng với đó, thành phần trimethoprim cũng giúp ức chế tổng hợp DNA, RNA và protein của vi khuẩn. Sự kết hợp giữa hai chất trên mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm xoang do vi khuẩn, đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ bị kháng thuốc cho người bệnh.

Với tác dụng trên, thuốc Cotrimoxazol Al thường được chỉ định cho các trường hợp bị viêm xoang ở mức độ nặng. Nhất là các đối tượng có nguy cơ bị kháng thuốc, người bị duy giảm khả năng miễn dịch hoặc viêm xoang do phế cầu and H. influenzae. gây biến chứng viêm tai giữa. Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh Cotrimoxazol Al chữa viêm xoang bao gồm: Buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, nóng sốt, nôn ói hoặc viêm lưỡi,…

chữa viêm xoang bằng thuốc kháng sinh Cotrimoxazol Al
Thuốc kháng sinh Cotrimoxazol Al thường được kê đơn để điều trị cho bệnh nhân bị viêm xoang nặng

Liều dùng được khuyến cáo:

  • Mỗi ngày uống 2 lần
  • Tổng liều dùng trong ngày là 48 mg x kg/ngày

4. Thuốc kháng sinh Doxycyclin

Thuốc kháng sinh chữa viêm xoang Doxycyclin thuộc nhóm Tetracyclin. Thuốc giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm ở niêm mạc xoang và các triệu chứng liên quan bằng cách ngăn chặn quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.

Doxycyclin không có hiệu quả đối với các trường hợp bị viêm xoang do vi rút hay do các nguyên nhân khác không liên quan đến vi khuẩn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói, đau đầu, mờ mắt, sốt, ớn lạnh, phát ban, đi tiểu ít, chán ăn, vàng da,… Hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng sau khi uống Doxycyclin.

Cách sử dụng thuốc:

  • Liều dùng cho người lớn: Trong ngày đầu điều trị uống 100mg sau mỗi 12 giờ. Liều dùng duy trì 100mg/ngày chia làm 2 lần uống.
  • Liều điều trị cho trẻ em trẻ 8 tuổi, cân nặng < 45kg: Mỗi ngày uống 2 – 5mg x kg, có thể uống hết trong 1 lần hoặc chia làm 2 lần dùng. Liều tối đa không vượt quá 200mg/ngày.
  • Uống thuốc với 1 ly nước đầy sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng.

5. Thuốc Penicillin G

Cùng với Amoxicillin, Penicillin G cũng là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị viêm xoang. Thuốc có tác dụng ức chế tốt đối với hầu hết các chủng vi khuẩn gram (+), trực khuẩn ái khí và yếm khí gram (+), tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.

Thuốc Penicillin G ít độc nhưng lại dễ gây dị ứng hơn so với các thuốc khác sinh cùng loại khác. Tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng thuốc có khi lên đến 10%. Một số người chỉ gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ như phát ban, nổi mẩn ngứa, sưng đỏ da,… nhưng cũng có trường hợp bị dị ứng Penicillin G nghiêm trọng tới mức bị sốc phản vệ.

Thuốc không được sử dụng thuốc đường uống bởi hoạt chất của nó dễ dàng bị phân hủy dưới tác dụng của dịch vị đường tiêu hóa. Bệnh nhân có thể được chỉ định Penicillin G để điều trị viêm xoang dưới dạng tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang Penicillin G 
Thuốc kháng sinh Penicillin G có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm xoang

Liều lượng sử dụng:

  • Người trưởng thành: Ngày dùng 1 triệu đến 50 triệu UI, chia đều làm 4 lần sử dụng
  • Trẻ em: Liều dùng trung bình được khuyến nghị là 100.000 UI/ kg mỗi ngày.

6. Thuốc Azithromycin

Nằm trong nhóm kháng sinh Macrolid, thuốc Azithromycin có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng với thời gian bán thải kéo dài hơn 70 giờ. Thuốc nhạy cảm với nhiều chủng vi khuẩn gây viêm xoang và các bệnh lý viêm đường hô hấp, chẳng hạn như Chlamydia pneumonia, Staphylococcus aureus hay Haemophilus influenzae…

Chống chỉ định sử dụng thuốc Azithromycin cho người từng có tiền sử bị dị ứng với thuốc hoặc đối tượng đang được điều trị bằng các thuốc kháng axit chứa thành phần nhôm và magie. Các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng có thể gặp khi dùng thuốc kháng sinh Azithromycin bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, tiêu lỏng có máu, ngất xỉu, đau ngực, tim đập nhanh, sốt, sưng lưỡi hay mặt, sốc phản vệ…

Cách dùng thuốc:

  • Người trưởng thành: Liều dùng ban đầu 500mg/lần. Liều duy trì 250mg/ngày x 4 ngày.
  • Trẻ em: Liều dùng ban đầu 10mg/kg. Trong 4 ngày tiếp theo dùng liều duy trì 5mg/kg/ngày.

7. Thuốc Cefixim

Trong số các loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, thuốc Cefixim được chỉ định khá phổ biến cho các trường hợp bị viêm xoang nặng. Thuốc được bào chế dưới nhiều hình thức như viên nén, viên nang, bột, hỗn dịch lỏng hay viên nhai chứa hàm lượng khác nhau.

Thuốc kháng sinh Cefixim có thể dùng được cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đôi khi, loại thuốc này có thể được chỉ định để điều trị cho các bệnh lý nhiễm khuẩn khác ngoài xoang mũi như viêm tai giữa, viêm hầu họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm bàng quang.

Tương tự như các loại thuốc kháng sinh chữa viêm xoang khác, thuốc Cefixim có thể gây loạn khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như viêm đại tràng giả mạc, sốc phản vệ, hội chứng Steven Johnson,…

khi nào nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang
Thuốc kháng sinh Cefixim cho hiệu quả tốt đối với nhiều bệnh nhân bị viêm xoang

Liều dùng:

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi có cân nặng không quá 45kg: Ngày dùng 8mg x kg, chia uống 1 – 2 lần. Dùng thuốc bào chế ở dạng hỗn dịch sẽ giúp bé dễ dàng uống thuốc hơn.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và cân nặng > 45 kg: Ngày uống 1 – 2 viên chia làm 1 – 2 lần dùng.
  • Người lớn: Ngày dùng 1 – 2 viên. Uống hết trong 1 liều hoặc chia làm 2 lần dùng.

Điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinh có an toàn không?

Mỗi một loại thuốc tân dược đều tiềm ẩm một số rủi ro nhất định cho sức khỏe, đặc biệt là khi lạm dụng bừa bãi hoặc dùng thuốc không đúng cách. Các thuốc kháng sinh cũng không ngoại lệ.

Tác dụng phụ rõ ràng nhất của thuốc kháng sinh chữa viêm xoang thể hiện ở đường tiêu hóa. Mặc dù có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng thuốc kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt một lượng lớn lợi khuẩn. Điều này có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đặc trưng như: Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, ăn lâu tiêu, chướng bụng, đầy hơi…

Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh còn gây tác hại ở cơ quan khác ngoài đường ruột, chẳng hạn như gan, thận, tim mạch, đường tiết niệu.

Nghiêm trọng hơn, việc lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi còn gây nguy cơ bị kháng kháng sinh rất cao. Trên thực tế, có không ít các trường hợp bị viêm xoang sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết. Điều này chẳng những không mang lại tác dụng điều trị mà còn khiến người bệnh bị đề kháng kháng sinh. Lúc này, vi khuẩn trải qua một quá trình “huấn luyện” đã có khả năng mạnh mẽ hơn để chống lại hiệu lực của thuốc kháng sinh buộc bệnh nhân phải được điều trị bằng các thuốc kháng sinh phổ rộng khi bị nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể trở nên siêu kháng thuốc khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao do không tìm được loại thuốc kháng sinh chữa viêm xoang phù hợp.

Làm thế nào để dùng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả, an toàn?

  • Tiến hành thăm khám trước khi điều trị và luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào để chữa viêm xoang.
  • Mỗi loại thuốc kháng sinh đều phù hợp với một nhóm đối tượng, tình trạng bệnh hay chủng vi khuẩn nhất định. Vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc về uống theo đơn cũ hoặc theo đơn thuốc của người khác.
  • Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh chữa viêm xoang, cần bảo vệ xoang mũi khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài bằng cách: Xịt rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý, rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, không ngoái mũi, tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm.
  • Báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh hay các loại thuốc bạn đang dùng nếu có.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh lý, các triệu chứng đi kèm hay các vấn đề về sức khỏe như mang thai, suy giảm hệ miễn dịch,…để bác sĩ cân nhắc và lựa chọn được loại thuốc kháng sinh phù hợp.
  • Uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng, đủ thời gian và tần suất dùng thuốc trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý ngưng uống thuốc đột ngột ngay cả khi các triệu chứng viêm xoang của bạn đã thuyên giảm.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtDùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả có tốt không?Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinhCác thuốc kháng sinh...

Viêm Xoang Gây Nhức Đầu Chữa Trị Thế Nào Khỏi Dứt Điểm?

Nội dung bài viếtDùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả có tốt không?Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinhCác thuốc kháng sinh...

Viêm Xoang Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nội dung bài viếtDùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả có tốt không?Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinhCác thuốc kháng sinh...

Viêm Xoang Mãn Tính Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Chữa Dứt Điểm

Nội dung bài viếtDùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả có tốt không?Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinhCác thuốc kháng sinh...

Bệnh Viêm Xoang Hàm: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtDùng kháng sinh chữa viêm xoang hiệu quả có tốt không?Nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị viêm xoang bằng thuốc kháng sinhCác thuốc kháng sinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn