Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú? Lời khuyên từ bác sĩ
Nội dung bài viết
Nổi mề đay khi cho con bú là tình trạng chung mà nhiều sản phụ gặp phải. Việc cho con bú trong khi bệnh khiến đa số người mẹ lo ngại vì sợ lây cho con. Bài viết đưa ra lời khuyên của bác sĩ về việc mẹ nổi mề đay có nên cho con bú hay không.
Mề đay sau sinh là một triệu chứng xảy ra rất phổ biến ở giai đoạn hậu sản. Triệu chứng được đánh giá là không nguy hiểm, tuy nhiên việc chăm sóc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến trẻ.
Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
Mề đay mẩn ngứa được xếp vào triệu chứng rối loạn miễn dịch có biểu hiện ngoài da. Tình trạng này có thể tiến triển trong thời gian nhất định và biến mất. Một số trường hợp bệnh kéo dài mạn tính khi người mẹ có tiền sử mề đay trước đó. Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là sản phụ sinh mổ rất dễ bị mề đay mẩn ngứa. Triệu chứng thường bùng phát mạnh mẽ trong khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh em bé.
Triệu chứng nổi mề đay có đặc trưng là vùng da phát ban, nốt đỏ và sưng nhẹ ở bề mặt. Mề đay gây ngứa ngáy khó chịu, nguyên nhân chủ yếu do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên. Khi gặp kích ứng, cơ thể giải phóng hoạt chất Histamin gây viêm sưng, nổi mẩn đỏ trên da.
Bệnh mề đay được phân nhóm thành 2 dạng chính là:
- Nổi mề đay cấp tính: Sản phụ có biểu hiện nổi mẩn ngứa về đêm, triệu chứng thường kéo dài trong vòng vài giờ hoặc dưới 6 tuần.
- Nổi mề đay mãn tính: Mề đay không có khuynh hướng giảm sau 6 tuần, triệu chứng bùng phát thành nhiều đợt. Thời gian tái phát có thể sau vài tháng hoặc vài năm khi cơ thể gặp kích ứng.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm nhận định: Sản phụ sau sinh thường có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Điều này khiến hệ miễn dịch của người mẹ kém hơn bình thường. Do đó sản phụ dễ gặp phải các triệu chứng dị ứng, nổi mẩn ngứa và mề đay khi gặp kích ứng bên ngoài.
Ngoài ra, một số nguyên nhân được khẳng định thúc đẩy mề đay hình thành gồm:
- Ăn uống thiếu chất, thiếu dinh dưỡng khiến hệ đề kháng suy giảm.
- Nhạy cảm hơn trước các loại thực phẩm khiến sản phụ nổi mẩn, ngứa ngáy.
- Dị ứng với thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau sau sinh.
- Tác dụng của huyết thanh, các loại thuốc bổ sung trong thời gian hậu sản.
- Do cơ địa sản phụ có tiền sử dị ứng với phấn hoa, lông động vật….
- Căng thẳng do thường xuyên thức khuya, stress, côn trùng đốt…
- Do dị ứng thời tiết, ảnh hưởng từ môi trường.
- Chức năng gan suy giảm.
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Theo bác sĩ Lê Phương, bản thân mề đay không phải là bệnh lây lan nên bệnh sẽ không gây tác động gì đến sữa mẹ. Bệnh không lây nhiễm cho trẻ vì vậy khi mẹ bị nổi mề đay mẩn ngứa vẫn hoàn toàn có thể cho con bú bằng sữa mẹ một cách bình thường. Theo khoa học lý giải, hiện tượng mề đay mẩn ngứa có thể di truyền trong mối quan hệ gia đình. Triệu chứng cũng xảy ra do những thay nổi nội tiết tố, phản ứng nhạy cảm với môi trường chứ không truyền nhiễm qua các tiếp xúc thông thường.
Mối nguy khi sản phụ bị mề đay cho con bú là việc sử dụng thuốc, một số loại kháng sinh chữa bệnh ngoài da có thể gây tắc sữa và ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Theo lời khuyên của chuyên gia, sản phụ uống thuốc Tây điều trị mề đay mẩn ngứa không nên cho bé bú sữa. Một số loại thuốc điều tiết qua sữa mẹ, khi trẻ bú mẹ sẽ hấp thụ trực tiếp các chất này. Lâu dài hàm lượng thuốc tích trữ lâu có thể gây hại đến sức khỏe của bé.
Hoạt chất có trong thuốc có khả năng dẫn đến các vấn đề về cân nặng và tiêu hóa ở trẻ. Một số nghiên cứu nhận thấy thay đổi trong hoạt động thần kinh của trẻ khi người mẹ dùng kháng sinh. Nếu người mẹ bị mề đay mẩn ngứa thì cần thực hiện điều trị dưới hướng dẫn của bác sĩ. Sản phụ không tùy tiện uống thuốc gây nguy hiểm cho trẻ. Trong trường hợp sản phụ đã uống thuốc thì nên dừng cho trẻ bú trong khoảng thời gian vài ngày.
Cách chữa mề đay phụ nữ đang cho con bú
Để giảm ngứa, bạn dùng túi chườm nóng có muối rang bên trong áp lên da. Phương pháp chườm nóng giúp làm da dịu đi nhanh chóng và ngăn chặn sự lan rộng do nổi mề đay gây ra. Sản phụ cũng không nên xát muối trực tiếp hay chườm nóng ở nhiệt độ quá cao có thể gây đau rát, bỏng da.
Để phòng các kích ứng gây mề đay khi cho con bú, sản phụ nên kiêng nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, đậu phộng… Uống nhiều nước và bổ sung rau củ quả, các loại trái cây sẽ giúp người mẹ tăng cường đề kháng phòng bệnh.
Bởi vì việc sử dụng thuốc trị mề đay đối với sản phụ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ. Thay vào đó các phương pháp điều trị theo dân gian được áp dụng phổ biến hơn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của sản phụ mà lựa chọn hình thức điều trị phù hợp:
Sử dụng lá kinh giới
Kinh giới là cây thuốc quý theo ghi nhận Đông y. Thông thường người ta thường dùng kinh giới điều trị các chứng viêm nhiễm, mẩn ngứa, côn trùng đốt và mề đay… Kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng phế can. Sử dụng kinh giới chữa bệnh ngoài da an toàn cho đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra vị thuốc còn mang lại hiệu quả tốt giúp người bệnh điều hòa khí huyết, đào thải độc tố.
Cách thực hiện
- Sử dụng khoảng 100 gram lá kinh giới đem rửa sạch, để ráo nước và cắt thành khúc bằng ngón tay.
- Đem lá kinh giới đi sao nóng, sau đó cho thêm khoảng một thìa cà phê muối hạt vào sao cho vàng.
- Sao nguyên liệu trên lửa vừa cho đến khi lá kinh giới chuyển màu vàng, tránh để lá bị cháy.
- Cho phần lá kinh giới và muối vào khăn mỏng, trong lúc hỗn hợp còn nóng dùng chườm vùng mề đay.
- Trong lúc chườm, di chuyển túi chườm cho tới khi hỗn hợp thuốc nguội hẳn thì đem sao nóng dùng lại.
- Áp dụng cách này mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ nhận thấy các chuyển biến đáng kể.
Dùng rau má chữa mề đay
Công dụng kháng khuẩn và kháng viêm của rau má được nhiều người biết đến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rau má cũng được dùng điều trị mề đay mẩn ngứa. Phương thuốc này đặc biệt an toàn đối với đối tượng phụ nữ nổi mề đay sau sinh. Ngoài công dụng cung cấp vitamin, rau má còn cung cấp độ ẩm và thải độc, dưỡng ẩm khá tốt.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 100 gram rau má tươi
- Cách 1: Đem rau má đi xay lấy nước uống hàng ngày để thải độc tố, làm mát gan.
- Cách 2: Dùng rau má đem giã với muối, sau đó chắt nước bôi lên vùng da bị mề đay.
- Có thể kết hợp hai cách điều trị song song để khắc phục mề đay sau sinh hiệu quả hơn.
Cần lưu ý khi sử dụng rau má điều trị bệnh mề đay, người mẹ nên chọn rau còn tươi và ngâm nước muối trước khi sử dụng. Bởi vì rau má là loài cây mọc sát mặt đất nên chúng dễ bị nhiễm khuẩn. Không sơ chế cẩn thận có thể gây ngộc độc hoặc khiến triệu chứng viêm da tiến triển nghiêm trọng hơn.
Sử dụng lá tía tô
Tía tô là cây thuốc được dùng điều trị nhiều triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm. Trong Tây y và Đông y có những nghiên cứu công nhận công dụng của lá tía tô. Trong đó, tính ấm và kháng khuẩn của lá tía tô có tác dụng tốt trong chữa trị các bệnh ngoài da nói chung và mề đay nói riêng.
Thành phần dược tính có trong lá tía tô gồm: hydrocumin, perillaldehyd, limonen, vitamin và các khoáng chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng làn da. Để chữa mề đay khi cho con bú, người mẹ tham khảo cách điều trị sau:
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 200 gram lá tía tô tươi đem đi rửa sạch và dùng tay vò nhẹ.
- Cho tía tô vào ấm nấu cùng với 1 – 2 lít nước đến khi sôi, lọc bã lấy nước rồi để nguội.
- Uống nước tía tô mỗi ngày 3-5 lần, sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.
Bên cạnh phương pháp trên, sản phụ bị mề đay hay dị ứng có thể lấy lá tía tô xay nhuyễn. Dùng bã tía tô để đắp lên vùng da bị bệnh, kết hợp với uống nước tía tô mang lại phản ứng tốt.
Sử dụng cây đinh lăng
Đinh lăng là cây thuốc rất phổ biến được ứng dụng trị bệnh trong Đông Y. Đinh lăng có tính mát, vị ngọt, giúp lưu thông khí huyết. Trong y học hiện đại cũng ghi nhận lá đinh lăng có chứa các chất kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên nên cây thuốc được sử dụng điều chế thành nhiều loại thuốc chữa bệnh ngoài da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 100 gram lá đinh lăng tươi đem đi rửa sạch, để ráo nước.
- Dùng tay vò nát nhẹ rồi cho đinh lăng vào nấu cùng với 200ml nước.
- Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 15p và cho ra bát, thêm nước vào đun tiếp lần hai.
- Sử dụng 2 phần nước trộn cùng với nhau để uống liên tục trong 1 tuần.
Nước đinh lăng có vị mát, ngọt thanh và dễ uống. Không chỉ chữa được chứng mề đay mẩn ngứa, đinh lăng còn là nguyên liệu lợi sữa được sử dụng phổ biến trong thời kỳ hậu sản.
Tắm lá trà xanh
Thành phần flavonoid, vitamin và tanin cùng nhiều khoáng chất khác có trong trà xanh có tác dụng thải độc rất tốt. Công dụng của trà xanh gồm có khả năng cấp ẩm, thanh nhiệt, chống viêm, và bổ sung collagen giúp làn da nhanh hồi phục. Vì vậy, trà xanh có thể chữa được các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa hay mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100 gram lá trà xanh đem rửa thật sạch và nấu sôi với 3 lít nước.
- Dùng nước trà xanh để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị mề đay hàng ngày.
- Kết hợp đắp lá trà xanh trong khi tắm sẽ tăng hiệu quả điều trị nhanh hơn
- Thực hiện kiên trì hàng ngày kích thích da giảm dị ứng và sản sinh tế bào mới.
Ngoài ra sản phụ uống nước trà xanh hãm như nước trà dùng hàng ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Trà xanh là nguyên liệu lành tính, không gây dị ứng và rất an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Đồng thời đây cũng là thực phẩm lợi sữa được chuyên gia khuyến khích bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của sản phụ.
Dùng củ gừng
Trong ghi nhận của Y học dân tộc, củ gừng là một nguyên liệu không thể thiếu có thể chế biến thành món ăn và dùng điều trị bệnh. Gừng có tính ấm, vị cay cùng với tác dụng thải độc tốt. Đặc biệt thành phần gingerol có trong củ gừng được y học chứng minh hiệu quả tương đương với histamine tự nhiên. Sử dụng gừng chữa bệnh mề đay mẩn ngứa được các bác sĩ khuyên dùng cho đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú.
Cách thực hiện
- Sử dụng 1 củ gừng đã rửa sạch, gọt vỏ đem cắt lát mỏng.
- Dùng gừng đắp trực tiếp lên vùng bị mề đay trong khoảng 30 phút.
- Sau khi đắp rửa da lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Bạn cũng có thể uống nước trà gừng cùng với đường phèn để tăng tác dụng điều trị.
Gừng có tính nóng, vì thế phương pháp không áp dụng cho những trường hợp mề đay mẩn ngứa có vết thương hở. Người mẹ cũng không nên uống nước gừng tươi vì tính nóng của gừng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa.
Dùng lá khế
Một cách điều trị mề đay khi cho con bú an toàn và hiệu quả là sử dụng lá khế.Theo Đông y, công dụng chính của lá khế là thanh nhiệt, đào thải độc tố và chống viêm. Dược tính trong lá khế có thể làm giảm nhẹ các vết sưng đỏ từ đó làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Phương thuốc này được ứng dụng chữa mề đay phổ biến trong dân gian.
Cách thực hiện
- Sử dụng khoảng 100 gram lá khế tươi đem rửa sạch và đun cùng 2 lít nước.
- Đợi đến khi nước nguội thì đem nước đi ngâm rửa vùng da nổi mề đay.
- Kiên trì áp dụng cách trên 2 ngày/ lần và kéo dài trong 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc thảo dược đặc trị dứt điểm mề đay sau sinh, an toàn cho cả mẹ và bé
Các bài thuốc đông y được biết đến là những phương thức chữa bệnh lành tính nhưng có hiệu quả cao, rất phù hợp với cơ thể của mẹ bầu mới sinh. Một trong những sản phẩm thuốc đông y nổi bật nhất thường được khuyên dùng cho bà bầu mới sinh là bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang, một bài thuốc được hoàn thiện từ đề tài khoa học của Nhất Nam Y Viện – “ Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”.
Bài thuốc là tổng hòa của 27 vị nam dược quý hiếm giúp chống dị ứng, làm giảm các biểu hiện mẩn đỏ gây ngứa ngáy trên da nhanh chóng và nâng cao hệ miễn dịch, ổn định cơ địa toàn diện. Các vị thuốc đều được các chuyên gia chọn lọc kỹ lưỡng, vừa đặc trị bệnh tốt vừa lành tính, không hàm chứa độc tố gây hại với sức khỏe người bệnh. Nổi bật nhất có thể kể đến các vị thuốc:
- Đơn đỏ: giúp thanh nhiệt, giải độc thông kinh hoạt lạc, chủ trị mẩn ngứa hiệu quả.
- Ngưu bàng tử: hỗ trợ trừ phong nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng, trừ ban chẩn.
- Cà gai leo: giúp thải độc, tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt chống dị ứng.
- Thục địa: Hỗ trợ chống viêm, dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ khí huyết, ngăn chặn tình trạng suy nhược cơ thể.
- Đan sâm: giúp tan huyết ứ đọng, bồi bổ máu, đẩy nhanh tuần hoàn máu dưới da. đặc trị mẩn ngứa.
- Ngũ vị tử: kháng khuẩn, bảo vệ gan, an tâm dưỡng thần.
- …
Với bảng thành phần vàng, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang có thể giải quyết mề đay sau sinh triệt để từ gốc đến ngọn như sau:
- Chống dị ứng, hỗ trợ giảm các phản ứng viêm, ngứa ngáy trên bề mặt da, ức chế hoạt chất histamin gây ra các tình trạng xung huyết da, nổi phù mạch, ban đỏ,…
- Khử độc và làm sạch 5 hệ độc tố (gan, thận, máu, ruột, da) trong cơ thể, trẻ hóa “ lục phủ ngũ tạng” trong cơ thể, hỗ trợ các quá trình thải độc về sau diễn ra trơn tru, không còn tình trạng ứ tích độc tố dẫn đến nổi mề đay.
- Ổn định cơ địa, duy trì cân bằng hệ miễn dịch và tạo ra “hàng rào” bảo vệ da trước các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường, nhờ đó mà đem lại hiệu quả phòng ngừa tái phát mề đay.
Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là bài thuốc có thể gia giảm thành phần linh hoạt. Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc có thành phần phần hợp với thể trạng của mỗi bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả tốt nhất mà không gây ra các tác dụng phụ. Ngoài các thảo dược chủ trị chính, bác sĩ có thể thêm một số vị thuốc chủ về dưỡng tâm an thần, giảm stress, lợi sữa, điều hòa khí huyết, nội tiết,… đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ sau sinh.
>>> Xem ngay: Chuyên gia và người bệnh nói gì về bài thuốc chữa mề đay “tiến vua” Tiêu ban hoàn bì thang?
Đặc biệt, để bào chế ra phương thuốc trị mề đay hữu hiệu và an toàn nhất, các chuyên gia của Nhất Nam Y Viện còn dày công phát triển các vườn thuốc đạt chuẩn GACP-WHO. Các chuyên gia đã chọn những nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho từng loại cây để đảm bảo cây thuốc cho ra dược tính tốt nhất. Kể cả loại phân bón dùng cho cây cũng là loại hữu cơ không lẫn tạp chất.
Công đoạn sơ chế dược liệu cũng được chú trọng, sử dụng kỹ thuật sấy nhiệt hồng ngoại để giữ nguyên toàn bộ vi chất trong thuốc, không làm biến đổi dược chất cây thuốc. Chất lượng của các thảo dược đều có sự kiểm định của cơ quan chuyên môn, đạt chuẩn về hàm lượng dược chất trước khi đưa vào bào chế thuốc.
Với thành phần và các công dụng mà bài thuốc này mang lại, nhiều mẹ bỉm sữa đã “đánh bại” mề đay sau sinh hiệu quả. Theo thống kê từ khi được ra mắt cho tới nay, bài thuốc đã điều trị khỏi cho khoảng 10.000 người bệnh. Trong đó có tới 85% chữa khỏi bệnh sau 30-60 ngày và 10% chữa khỏi bệnh sau 90 ngày:
>>> Xem ngay: Review của mẹ bỉm về bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang trị dứt mề đay sau sinh
Cũng nhờ có sự tin tưởng từ người dùng, Nhất Nam Y Viện và bài thuốc này được vinh danh TOP 20 thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm 2020: Hàng Việt Tốt – Dịch Vụ Hoàn Hảo – Thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thuốc Việt Nam.
Trị liệu mề đay bằng thuốc đông y thực sự là lựa chọn đáng tin cậy cho các mẹ sau sinh, để vừa đảm bảo chưa dứt điểm từ gốc của căn bệnh, vừa không sợ ảnh hưởng đến con.
Ngoài ra, sản phụ nên kết hợp uống nhiều nước và đặc biệt là trà thảo mộc để hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố. Những loại trà người mẹ có thể sử dụng khi cho con bú gồm có trà hoa cúc, trà gừng, hoặc mật ong pha với nước cốt chanh, trà bạc hà, trà cam thảo táo gai…
Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giải đáp thắc mắc ” Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Nhìn chung các bác sĩ vẫn khuyến khích người mệ cho con bú khi bị mề đay mẩn ngứa.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần tìm giải pháp điều trị mề đay dứt điểm, tránh bệnh kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ của mẹ cũng như chất lượng sữa cho bé.
Để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, người bệnh hãy liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Zalo: https://zalo.me/0888598102
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!