Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Viêm Xoang Gây Nhức Đầu Chữa Trị Thế Nào Khỏi Dứt Điểm?

Viêm Xoang Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Viêm Xoang Mãn Tính Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Chữa Dứt Điểm

Bệnh Viêm Xoang Hàm: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Xoang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm Xoang Bướm Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Khỏi

Mẹo dùng hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả đúng cách

Trẻ bị viêm mũi kéo dài: Nguyên nhân do đâu?

viêm xoang

Viêm xoang gây đau nhức dai dẳng, làm sao khỏi? – Cố vấn y khoa VTV2 sẽ giúp bạn

Viêm mũi vận mạch là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mũi vận mạch là bệnh lý về đường hô hấp với các triệu chứng đặc trưng là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… Nếu không tiến hành thăm khám, chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàn thì bạn sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Bệnh viêm mũi vận mạch khởi phát không rõ nguyên nhân, nếu diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng không đe dọa đến tính mạng.

Viêm mũi vận mạch là hiện tượng hệ thần kinh giao cảm bị kích ứng quá mức gây viêm
Viêm mũi vận mạch là hiện tượng hệ thần kinh giao cảm bị kích ứng quá mức gây viêm

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi vận mạch hay còn được gọi là viêm mũi vô căn. Bệnh khởi phát khi các tác nhân gây hại tồn tại bên ngoài môi trường tấn công vào hệ thần kinh giao cảm trong niêm mạc mũi, gây kích ứng và viêm nhiễm. Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, hắt xì, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Tuy nhiên, tiến hành thăm khám sẽ không thể tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh, làm xét nghiệm cũng không thấy sự xuất hiện của dị nguyên.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm mũi vận mạch là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em, đồng thời phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. Y khoa đánh giá, đây là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn không sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ phát sinh ra các biến chứng sau đây:

  • Nhiễm trùng tai giữa: Tai, mũi, họng là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu bị viêm mũi vận mạch sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tại hai cơ quan còn lại, điển hình là nhiễm trùng tai giữa.
  • Viêm xoang: Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi vận mạch, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng xoang và gây ra bệnh viêm xoang.
  • Polyp mũi: Xuất hiện khối polyp trong mũi sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí và dẫn đến tình trạng nghẹt thở.

Nếu nghi ngờ bản thân bị viêm mũi vận mạch bạn nên tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ điều trị thành công. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh tiến triển nặng và phát sinh ra biến chứng tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạch

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch. Nhưng bệnh sẽ khởi phát khi hệ thống dây thần kinh trong mũi bị phản ứng quá mức, khiến mao mạch mở rộng và tăng tiết chất nhầy gây tắc nghẽn niêm mạc mũi. Một số yếu tố có thể kích thích khởi phát bệnh là:

Sau hơn 25 năm “sống chung với viêm xoang”, cô Phùng Thị Sang đã đánh bại căn bệnh dai dẳng này nhờ "từ bỏ" thói quen lạm dụng kháng sinh, thuốc xịt.
Thói quen lạm dụng rượu bia là một trong những yếu tố làm gia tăng khởi phát bệnh viêm mũi vận mạch
Thói quen lạm dụng rượu bia là một trong những yếu tố làm gia tăng khởi phát bệnh viêm mũi vận mạch
  • Chất kích thích: Các yếu tố dễ gây kích thích đến lớp niêm mạc mũi và gây ra bệnh là khói bụi, phấn hoa, khói hóa chất, nước hoa,… Đây là nguyên nhân khởi phát phát bệnh phổ biến nhất.
  • Thực phẩm: Thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng hoặc đồ uống có cồn cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm mũi vận mạch.
  • Thời tiết: Thời tiết có sự thay đổi về nhiệt độ hoặc độ ẩm sẽ dễ gây kích ứng đến lớp niêm mạc mũi và hình thành bệnh. Thời tiết hanh khô là thời điểm lý tưởng để khởi phát bệnh.
  • Nội tiết tố thay đổi: Viêm mũi vận mạch thường xảy ra ở những người có nồng độ nội tiết tố thay đổi như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, dùng thuốc tránh thai,…
  • Dị ứng thuốc: Viêm mũi vận mạch có thể khởi phát sau khi bạn sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc thần kinh hoặc thuốc chẹn Beta,…
  • Tâm lý: Những người có tâm lý bất ổn và căng thẳng kéo dài sẽ rất dễ bị viêm mũi vận mạch. Một số thói quen tác động tiêu cực đến tâm lý là thức khuya, ngủ thiếu giấc, mệt mỏi kéo dài,…
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý có tác động tiêu cực đến lớp niêm mạc mũi và kích thích khởi phát bệnh viêm mũi vận mạch là hội chứng suy giáp, bệnh mãn tính, cảm lạnh hoặc cảm cúm,…

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi vận mạch

Như đã nhắc ở trên, các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng. Khi đi thăm khám bạn sẽ thấy lớp niêm mạc bị tái nhợt và không tìm ra dị nguyên. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt bệnh thông qua các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Nghẹt mũi xảy ra nhiều và không đều, thường thay đổi từ trái sang phải hoặc ngược lại.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi, ho có đờm vào mỗi buổi sáng tối và tối. Sau khi ngắt cơn hắt hơi cơ thể người bệnh sẽ trở về trạng thái bình thường.
  • Có hiện tượng chảy dịch vào hệ thống xoang mũi nhưng ít.
  • Ngứa ngáy và căng đầu ngón tay khi thời tiết chuyển biến lạnh.

Khác với bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch không hề gây ra triệu chứng ngứa ngáy tại mắt, cổ và họng. Đồng thời, tình trạng chảy dịch và nghẹt mũi sẽ xảy ra nhiều hơn so với hắt xì và ngứa mũi. Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch thường diễn ra trong thời gian ngắn chứ không kéo dài quanh năm như viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu

Khi nào nên khám bác sĩ?

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám khi bệnh viêm mũi vận mạch có dấu hiệu bội nhiễm hoặc rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Triệu chứng của bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
  • Dùng thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ nhưng không mang lại kết quả khả quan.
  • Gặp phải tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch không thể chẩn đoán thông qua dấu hiệu lâm sàng vì rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng. Vì thế, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm dưới đây để phân biệt hai bệnh này:

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra phản ứng của hệ thống miễn dịch với các yếu tố gây dị ứng.
  • Kiểm tra da: Để da tiếp xúc với lượng nhỏ chất gây dị ứng để kiểm tra phản ứng của cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để phân biệt bệnh viêm mũi vận mạch với các bệnh lý về đường hô hấp khác như:

  • Chụp cắt lớp vi tính: Giúp bác sĩ quan sát chi tiết tổn thương đang xảy ra tại lớp niêm mạc mũi.
  • Nội soi mũi: Đưa máy nội soi sợi quang vào trong khoang mũi để quan sát được tình trạng cụ thể tại mũi và xoang.

Phương pháp điều trị viêm mũi vận mạch

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị bệnh viêm mũi vận mạch là tránh xa tác nhân gây ra bệnh. Nếu triệu chứng của bệnh chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Còn những trường hợp bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày thì nên tiến hành điều trị chuyên khoa.

Tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách ngay khi có dấu hiệu khởi phát bệnh viêm mũi vận mạch
Tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách ngay khi có dấu hiệu khởi phát bệnh viêm mũi vận mạch

Điều trị theo y học hiện đại

Hai phương pháp trị bệnh viêm mũi vận mạch được áp dụng phổ biến trong y khoa là dùng thuốc Tây y và phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

+ Dùng thuốc Tây y

Thông thường, các trường hợp viêm mũi vận mạch mức độ nhẹ sẽ được kê đơn điều trị bằng Tây y giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Thường được sử dụng là:

  • Thuốc xịt kháng histamin: (Azelastine) Thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra như nghẹt mũi, phù nề niêm mạc, chảy dịch,…
  • Thuốc xịt chứa corticoid: (Flnomasone, Triamcinolone,…) Được chỉ định sử dụng khi không đáp ứng điều trị với thuốc kháng histamin.
  • Thuốc xịt kháng Cholinergic: (Ipratropium) Thuốc có tác dụng đẩy lùi triệu chứng chảy nước mũi.
  • Thuốc thông mũi: (Pseudoephedrine, Phenylephrine,…) Thuốc có công dụng làm co mạch máu và đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại. Không tự ý thay đổi liệu trình khi chưa có chỉ định của chuyên gia. Sau khi dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường bạn cũng nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

+ Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định điều trị cho những trường hợp viêm mũi vận mạch bị bội nhiễm hoặc có xuất hiện khối polyp bên trong. Phương pháp điều trị bệnh này giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa phát sinh biến chứng. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để trị bệnh viêm mũi vận mạch là:

  • Phương pháp Plasma
  • Đốt nhiệt hoặc hóa chất
  • Nội soi mũi
  • Mổ hở
Điều trị viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật khi đã bị bội nhiễm
Điều trị viêm mũi vận mạch bằng phương pháp phẫu thuật khi triệu chứng chuyển biến nặng và bội nhiễm

Phẫu thuật trị bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, người bệnh nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Nếu tiến hành phẫu thuật trị bệnh, bạn nên thực hiện tại bệnh viện uy tín có đầy đủ trang thiết bị và tay nghề bác sĩ cao.

Điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà

Nếu phát hiện bệnh viêm mũi vận mạch ngay từ giai đoạn mới khởi phát, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Xông hơi bằng tinh dầu thảo dược

  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho vài giọt tinh dầu thảo dược vào (có thể lầ tinh dầu tràm, tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạc hà,…)
  • Sử dụng nước này để xông hơi vùng mũi họng khoảng 15 phút, sau đó hỷ nhẹ để loại bỏ hết dịch nhầy.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh tiến triển tốt thì ngừng.

+ Cải thiện bệnh bằng tỏi tươi

  • Tỏi tươi đem lột vỏ, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Đập dập tỏi cho vào lọ thủy tinh sạch rồi đổ rượu vào.
  • Ngâm cho đến khi rượu ngả sang màu vàng thì dùng để trị bệnh. Mỗi ngày bạn chỉ cần pha rượu tỏi với nước ấm rồi uống, thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thoa hỗn hợp nước ép tỏi tươi trộn và mật ong lên vùng niêm mạc mũi giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi vận mạch

Để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại, ngoài việc thực hiện điều trị chuyên khoa bạn cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tại nhà. Theo đó, bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:

Chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm
Chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại tồn tại bên trong và làm lưu thông đường thở. Giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển lạnh và thời điểm giao mùa, tắm bằng nước ấm và tiến hành lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo.
  • Mỗi khi lớp niêm mạc mũi bị tác nhân gây hại xâm nhập bạn nên xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chúng, không nên xì mũi quá mạnh gây tổn thương đến lớp niêm mạc. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng đến lớp niêm mạc mũi trong suốt quá trình điều trị bệnh, khi đi ra ngoài nên có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
  • Vào những ngày thời tiết hanh khô hoặc sống trong môi trường máy lạnh thì bạn nên dùng thêm máy làm ẩm không khí, nhưng phải chú ý vệ sinh máy tạo ẩm thường xuyên. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ chăn màn để loại bỏ tác nhân gây hại, luôn giữ cho môi trường sống thoáng khí và tránh tình trạng ẩm mốc.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc thông mũi, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc và phát sinh tác dụng phụ. Uống nhiều nước lọc, trà thảo dược, nước ép trái cây để làm loãng dịch mũi và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tốt nhất bạn nên bổ sung cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giữ cho tinh thần ổn định, luôn lạc quan trong đời sống hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện thể lực và nâng cao sức đề kháng, từ đó cơ thể sẽ có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, đồ uống có cồn và chất kích thích. Nến tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống.

Viêm mũi vận mạch là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng bạn cũng không được chủ quan trong việc điều trị để tránh phát sinh các biến chứng về đường hô hấp khác ở mức độ nghiêm trọng hơn. Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh, bạn nên thăm khám điều trị chuyên khoa kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm mũi vận mạch để có các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020 chủ đề “Đông y trị bệnh viêm xoang”, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” do đài PTTH VTV2 thực hiện đã giới thiệu đến khán giả truyền hình một bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng được nghiên cứu và ra đời cách đây 150 năm. Vậy đó là bài thuốc nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của chuyên trang chúng tôi.

Tin khác

Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm mũi vận mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạchDấu hiệu nhận biết viêm mũi vận mạchCách chẩn...

Viêm Xoang Gây Nhức Đầu Chữa Trị Thế Nào Khỏi Dứt Điểm?

Nội dung bài viếtViêm mũi vận mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạchDấu hiệu nhận biết viêm mũi vận mạchCách chẩn...

Viêm Xoang Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nội dung bài viếtViêm mũi vận mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạchDấu hiệu nhận biết viêm mũi vận mạchCách chẩn...

Viêm Xoang Mãn Tính Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Chữa Dứt Điểm

Nội dung bài viếtViêm mũi vận mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạchDấu hiệu nhận biết viêm mũi vận mạchCách chẩn...

Bệnh Viêm Xoang Hàm: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtViêm mũi vận mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi vận mạchDấu hiệu nhận biết viêm mũi vận mạchCách chẩn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn