Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Đánh giá

Bệnh vảy nến nếu không được chữa trị đúng cách và đúng thời điểm có thể gây biến chứng ở khớp, da và các cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào sẽ giúp người bệnh có hướng chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng xuất hiện.

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?
Bệnh vảy nến gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Vảy nến là bệnh tự miễn, tái phát nhiều lần. Bệnh xuất hiện với triệu chứng nhận biết điển hình như da bị bỏng, xuất hiện các vảy da trên vùng tổn thương hoặc đỏ da,… Ngoài các biểu hiện này ra, bệnh còn gây ngứa dữ dội. Đặc biệt, ngứa thường xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ người bệnh.

Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các triệu chứng vảy nến có thể được kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nếu không được chăm sóc tốt, tình trạng ngứa, đỏ và bong tróc da không chỉ diễn ra ở khu vực nhất định mà còn lan rộng ra toàn thân, gây biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặp của bệnh vảy nến:

1. Biến chứng gây thương tổn móng và da toàn thân

Thương tổn da toàn thân là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh vảy nến. Khi bệnh mới khởi phát gây hình thành các dát đỏ có giới hạn trên khu vực da lành. Theo thời gian tiến triển, xuất hiện các mảng hoặc vảy trắng trên bề mặt dát đỏ. Các lớp vảy này có nhiều lớp chồng xếp lên nhau, rất dễ bị bong hoặc tróc ra.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tình trạng tổn thương trên da có đường kính khác nhau. Ở một số người bệnh, diện tích tổn thương trên da có thể nhỏ hơn 5%. Tuy nhiên, ở những đối tượng không chăm sóc tốt, bệnh phát triển và gây thương tổn da nghiêm trọng, ảnh hưởng toàn thân. Khi đó, ngoài tình trạng đỏ da toàn bộ cơ thể, da bệnh nhân còn xuất hiện những nốt mụn mủ.

Ngoài tổn thương da, bệnh có thể lan rộng sang móng gây tổn thương hoặc hoại tử ở móng chân hoặc móng tay. Triệu chứng nhận biết điển hình như móng ngả sang màu vàng, móng dày. Mặt khác, ở một số đối tượng khác, trên bề mặt móng hình thành các chấm lỗ rỗ, móng dễ bị củn hoặc có thể mất cả móng.

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào
Bệnh vảy nến gây biến chứng tổn thương da toàn thân

2. Biến chứng ở khớp

Bệnh vảy nến nếu không phát hiện và điều trị tốt, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu và gây biến chứng tổn thương khớp. Theo các chuyên gia, tùy từng thể bệnh mà mức độ tổn thương khớp thường không giống nhau. Cụ thể, đối với thể nhẹ, bệnh gây thương tổn ở da và chỉ có 2% người bệnh có triệu chứng ảnh hưởng đến khớp. Còn ở một số đối tượng bệnh nặng, tái phát thường xuyên, tỷ lệ khớp bị tổn thương thường khá cao, chiếm 20%.

Triệu chứng tổn thương khớp do vảy nến gây ra thường gặp nhất là:

  • Cử động đi lại khó khăn, do khớp gối bị ảnh hưởng
  • Khớp bị biến dạng
  • Cứng hoặc lệch khớp
  • Đau nhức dữ dội ở khớp bị bệnh

Viêm khớp vảy nến là một trong những bệnh lý thường gặp ở 30 – 40% người mắc bệnh vảy nến. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng như đau nhức, co cứng hoặc đỏ ở khớp gối, mắt cá chân,… Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tổn thương khớp vĩnh viễn dẫn đến tàn phế.

3. Biến chứng vảy nến gây trầm cảm

Triệu chứng bệnh vảy nến thường biểu hiện ngoài da gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ngoại hình. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm khi giao tiếp hoặc đối diện với mọi người xung quanh. Nếu tình trạng bệnh không được khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, về lâu dài gây trầm cảm.

Theo thống kê, có đến 65% trường hợp mắc bệnh vảy nến rơi vào trạng thái trầm cảm. Ở những đối tượng bệnh nặng, mức độ trầm cảm nghiêm trọng gây chấn thương tâm lý, làm tăng nguy cơ tự tử ở người bệnh.

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào
Bệnh vảy nến nếu không được chữa trị sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

4. Biến chứng khác

Ngoài các biến chứng nguy hiểm nêu trên, bệnh vảy nến còn để lại các di chứng sau đây:

  • Tăng huyết áp, suy tim: Theo một số tài liệu nghiên cứu cho biết, bệnh vảy nến nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Ở một số đối tượng có dấu hiệu tăng huyết áp thường xuyên có thể làm tăng khả năng mắc bệnh suy tim hoặc các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, khó thở, đột quỵ hoặc đau tim đột ngột,… Vì vậy, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để tránh nguy hiểm.
  • Bệnh tiểu đường, béo phì: Theo một số nghiên cứu, có đến 63% trường hợp phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, béo phì có liên quan đến bệnh vảy nến. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
  • Tác động đến mắt: Theo các chuyên gia, hầu hết các thể vảy nến đều gây ảnh hưởng đến mặt, nhất là bệnh vảy nến da đầu. Các biến chứng vảy nến thường gặp ở mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi, rối loạn di chuyển đồng tử, viêm màng bồ đào,… Các tình trạng này nếu không được kiểm soát và khắc phục có thể gây suy giảm thị lực. Có nhiều trường hợp bệnh nặng có thể gây mù vĩnh viễn.
  • Ung thư da: Bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần điều trị sớm.
  • Rối loạn tự miễn khác: Bệnh có thể gây nên một số rối loạn tự miễn khác như viêm ruột, bệnh Celiac, rối loạn thận, rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh Crohn,…

Ngoài các biến chứng nêu trên, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng do sử dụng thuốc vảy nến quá liều gây nên như:

  • Teo da
  • Dị tật thai nhi
  • Viêm cầu thận
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Xơ gan
Điều trị bệnh vảy nến
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ giúp ngăn chặn biến chứng vảy nến

Điều trị và phòng ngừa vảy nến như thế nào?

Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính, vì vậy, rất khó điều trị khỏi trong thời gian ngắn, nhất là trường hợp bệnh đã hình thành biến chứng. Do đó, để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh có thể tuân thủ theo các gợi ý từ chuyên gia dưới đây:

  • Dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến, bao gồm thuốc uống hoặc bôi tại chỗ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng nếu thấy phản ứng bất thường nên ngưng dùng và đến bệnh viện kiểm tra
  • Có thể giảm ngứa và khô trên da bằng cách dùng băng gạc ướt đắp lên da hoặc ngâm bột yến mạch
  • Giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm chăm sóc, làm mềm có chiết xuất từ thiên nhiên
  • Stress hoặc căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Vì vậy, bệnh nhân nên kiểm soát vấn đề này bằng cách thiền định, nhạc tĩnh tâm hoặc tham gia các lớp yoga, tâm lý trị liệu,…
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dị ứng gây kích thích bệnh như thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo, hải sản,…
  • Kiêng rượu, bia và tránh hút thuốc lá
  • Tránh tiếp xúc với ánh năng mặt trời. Tốt nhất nên đeo khẩu trang, mặc áo khoác, áo chống nắng khi ra ngoài đường.

Với những thông tin nêu trên, hy vọng giải đáp thắc mắc của người bệnh về vấn đề “Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?” Để ngăn chặn bệnh phát triển và gây biến chứng, người bệnh nên thăm khám định kỳ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?1. Biến chứng gây thương tổn móng và da toàn thân2. Biến chứng ở khớp3. Biến chứng vảy nến gây...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?1. Biến chứng gây thương tổn móng và da toàn thân2. Biến chứng ở khớp3. Biến chứng vảy nến gây...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?1. Biến chứng gây thương tổn móng và da toàn thân2. Biến chứng ở khớp3. Biến chứng vảy nến gây...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?1. Biến chứng gây thương tổn móng và da toàn thân2. Biến chứng ở khớp3. Biến chứng vảy nến gây...

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?1. Biến chứng gây thương tổn móng và da toàn thân2. Biến chứng ở khớp3. Biến chứng vảy nến gây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn