Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Trầu Không Với 4 Cách Thực Hiện Đúng

5/5 - (4 bình chọn)

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những mẹo vặt dân gian được khá nhiều người bệnh biết đến, quan tâm và áp dụng điều trị thành công. Sở dĩ lá trầu không được dân gian tận dụng là do loại nguyên liệu này có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Tham khảo bài chia sẻ dưới đây để biết thêm những thông tin khác xoay quanh vấn đề này.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả không? Chia sẻ cách thực hiện đúng
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả không? Chia sẻ cách thực hiện đúng

Tìm hiểu công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩ

Điều chắc chắn là không một ai mong muốn mình mắc bệnh trĩ. Bởi căn bệnh này gây ra không ít triệu chứng khó chịu khi mắc phải như ngứa ngáy hậu môn, xuất hiện máu, có cảm giác phồng rộp ở “đít”. Mặc dù căn bệnh này tương đối lành tính (theo nhận định của chuyên gia) nhưng các triệu chứng của bệnh có khả năng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống và công việc của người bệnh. Không những vậy, sức khỏe thể chất cũng bị ảnh hưởng không kém.

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, thay vì sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể tìm đến phương pháp chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian, điển hình là phương thuốc từ lá trầu không.

Trĩ không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống
Trĩ không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống

Lá trầu không là một trong những dược liệu có nguồn gốc từ thiên liệu lành tính, được dân gian tận dụng khá nhiều để chữa bệnh, trong đó có cả bệnh trĩ. Vì có bản chất từ thiên nhiên nên phương pháp chữa bệnh trĩ từ lá trầu không được đánh giá tương đối an toàn, hầu như không để lại tác dụng nào.

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY

Trong Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, các tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và kháng viêm mạnh. Trong khi đó, giới y học hiện đại cũng đã chỉ ra, cứ 100g lá trầu không thì có hơn 2,4 % tinh dầu betel phenol. Đây là một thành phần hoạt chất có tác dụng sát khuẩn và cầm máu. Khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và chảy máu khi đi đại tiện.

Bên cạnh đó, thành phần vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong lá trầu không giúp bảo vệ thành mạch và trực tràng khỏi các gốc tự do gây hại. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương do bệnh trĩ gây ra. Nếu áp dụng sử dụng trong khoảng thời gian dài sẽ giúp hạn chế nguy cơ hình thành búi trĩ và sa búi trĩ.

Trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trĩ, đồng thời hỗ trợ chữa lành các tồn thương ở trực tràng
Trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trĩ, đồng thời hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở trực tràng

Với những lợi ích mà lá trầu không mang lại, các đối tượng mắc bệnh trĩ không nên bỏ qua loại thảo dược này. Dùng đúng cách sẽ mang lại kết quả điều trị tích cực.

Chia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Trong dân gian đã lưu truyền rộng rãi cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không theo nhiều hình thức khác nhau. Tùy vào trường hợp bệnh cụ thể sẽ có những cách điều trị khác nhau. Sử dụng đúng phương pháp và phù hợp mới mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số cách điển hình đang được nhiều người biết đến và áp dụng:

1. Ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không

Vệ sinh hậu môn mỗi ngày bằng nước lá trầu không là sự lựa chọn của khá nhiều đối tượng mắc bệnh trĩ. Vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh, từ đó giúp ức chế và bảo vệ búi trĩ khỏi các tác nhân gây hại. Không những vậy, tình trạng đau rát và ngứa ngáy dần được khắc phục, giúp mang lại một cảm giác dễ chịu hơn.

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem chừng một nắm lá trầu không tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám quanh rồi vớt ra để ráo;
  • Cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun khoảng 5 phút thì tắt bếp;
  • Tắt bếp, đổ nước ra chậu lớn, đợi nước nguội hẳn thì sử dụng để ngâm rửa hậu môn;
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh tình hồi phục hoàn toàn.

2. Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không – Sự lựa chọn của nhiều đối tượng

Thêm một cách chữa bệnh trĩ khác cũng được đông đảo bệnh nhân lựa chọn là xông hơi hậu môn bằng lá trầu không. Với nhiệt độ nóng từ hơi nước sẽ gia tăng khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, từ đó giúp mang lại cảm giác dễ chịu hơn, không bị tình trạng đau rát làm phiền. Không những vậy, hơi nước bốc lên mang theo lượng tinh dầu có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không - Sự lựa chọn của nhiều đối tượng
Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không – Sự lựa chọn của nhiều đối tượng

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không tươi cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
  • Cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi trong khoảng 5 phút để các dưỡng chất tan hết trong nước thì tắt bếp;
  • Đổ nước ra chậu lớn rồi bắt đầu ngồi xông. Trong quá trình ngồi xông nên chú ý đến khoảng cách để phòng tránh tình trạng bị bỏng;
  • Khi nước đã nguội, nên tận dụng để rửa bộ phận sinh dục và dùng khăn bông lau thấm nước;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

3. Đắp lá trầu không nên hậu môn giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu

Phương thuốc đắp lá trầu không trực tiếp lên búi trĩ để cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng chính là phương pháp được nhiều người biết đến. Với cách làm này, các thành phần hoạt chất có trong thảo dược sẽ thẩm thấu nhanh vào vùng bị tổn thương giúp chữa lành và bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại.

– Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem chừng 3 – 4 lá trầu không tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh lá, sau đó ngâm với nước muối pha loãng thêm khoảng 15 phút;
  • Vớt lá trầu ra để ráo nước, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào cối cùng với một ít muối biển, sau đó tiến hành giã;
  • Dùng bông tiệt trùng y tế để làm sạch búi trĩ. Tiếp đến, đắp một lượng hỗn hợp vừa được chuẩn bị trực tiếp lên vị trí bị tổn thương;
  • Dùng gạc y tế băng cố định lại để phòng tránh tình trạng làm rơi dược liệu. Để yên khoảng 20 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu vào bên trong;
  • Cuối cùng là tháo bỏ và rửa lại với nước ấm;
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần và kiên trì trong khoảng thời gian dài sẽ mang lại chuyển biến tích cực.

Nếu áp dụng phương thuốc này, người bệnh cần chú ý đến việc vệ sinh nguyên liệu sạch sẽ trước khi bào chế. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập và nhiễm trùng.

4. Kết hợp lá trầu không cùng với các loại dược liệu khác để chữa bệnh trĩ

Bên cạnh việc sử dụng độc vị lá trầu không để chữa bệnh trĩ thì bạn cũng có thể kết hợp loại thảo dược này cùng với các dược liệu khác. Việc kết hợp nhiều nguyên liệu sẽ giúp gia tăng công dụng, giúp búi trĩ nhanh chóng co lại và thụt vào bên trong, song tình trạng chảy máu dần được khắc phục.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không kết hợp với các loại dược liệu khác như quả câu, quả bồ kết, hạt gấc để gia tăng công hiệu
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không kết hợp với các loại dược liệu khác như quả cau, quả bồ kết, hạt gấc để gia tăng công hiệu

Dưới đây là cách thực hiện, người bệnh có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị 7 lá trầu không tươi, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc và 1 quả cau;
  • Đem toàn bộ nguyên liệu vừa được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho lá trầu không, quả bồ kết và hạt gấc vào trong cối để giã nát cùng với một ít muối. Còn quả cau thì bổ thành 7 miếng bằng nhau;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu đã được sơ chế vào trong nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi. Đun cho đến khi các dưỡng chất tan hết trong nước thì tắt bếp (khoảng 5 phút);
  • Đổ nước ra chậu lớn, đợi nước nguội bớt rồi dùng để xông hơi hậu môn. Khi nước nguội hẳn thì vớt lấy phần bã để đắp quanh hậu môn khoảng 30 phút;
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền nếu mong muốn có sự chuyển biến tốt.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không cần lưu ý những gì?

Dùng lá trầu không trị bệnh trĩ là một trong những bài thuốc dân gian được đánh giá cao về sự an toàn, lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Không những vậy, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng trong khoảng thời gian dài để loại bỏ hẳn căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình áp dụng, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác để gia tăng công hiệu cũng như phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra. Chẳng hạn như:

  • Nên tìm và sử dụng nguyên liệu sạch, không bị sâu đục hay phun thuốc hóa học. Sự lựa chọn này mới đảm bảo được các thành phần hoạt chất có trong nguyên liệu mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn lá không quá già, không quá non, lá có màu xanh đậm vì chúng có chứa nhiều thành phần tinh dầu;
  • Các đối tượng bị dị ứng hay quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá trầu không cần cân nhắc trước khi có ý định sử dụng phương thuốc này để chữa bệnh trĩ;
  • Tuyệt đối không được sử dụng nước lá trầu không để thụt rửa bên trong hậu môn. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Nên áp dụng đúng cách và đúng liều lượng. Mặc dù là bài thuốc lành tính nhưng người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng;
  • Phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Các trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, có thể bài thuốc chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh, thậm chí không có dấu hiệu tích cực nào. Do đó, trước khi có ý định áp dụng, người bệnh cần biết chính xác tình trạng bệnh lý đang mắc phải;
  • Vì thành phần dược tính có trong lá trầu không khá thấp nên không thể mang lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc đặc trị Tây y. Nếu lựa chọn phương án điều trị này, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định thông qua việc dùng đúng lộ trình;
  • Hiệu quả của phương thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý và khả năng hấp thụ dưỡng chất. Do đó, không thể khẳng định mọi đối tượng áp dụng đều đạt được kết quả như nhau. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tin tưởng tuyệt đối hoặc quá phục thuộc vào cách chữa bệnh này;
  • Sau khoảng thời gian áp dụng bài thuốc từ lá trầu không chữa bệnh trĩ, người bệnh nên chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe để bệnh tình được kiểm soát tốt hơn.
Phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, bài thuốc không phù hợp với bệnh tình ở giai đoạn trung bình và nặng
Phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, bài thuốc không phù hợp với bệnh tình ở giai đoạn trung bình và nặng

Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cũng cần chú ý thêm chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt hằng ngày. Bởi đây cũng chính là yếu tố có sự ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hồi phục và chữa lành tổn thương. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học thông qua việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh, củ quả, trái cây,… Nên hình thành thói quen ăn uống khoa học, ăn đúng giờ và ăn đủ bữa. Đồng thời, loại bỏ một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe;
  • Nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể cũng như thúc đẩy nhanh nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần ở trạng thái ổn định, tránh căng thẳng hay lo âu quá mức;
  • Hạn chế tình trạng bưng bê nặng hay lao động nặng nhọc trong khoảng thời gian điều trị bệnh;
  • Không nên ngồi hay đứng lâu một chỗ. Nên dành thời gian để đi lại hay tham gia các bộ môn để phòng ngừa tình trạng sa búi trĩ.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 4 cách chữa bệnh trĩ từ lá trầu không và một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho bạn đọc biết thêm một phương pháp điều trị bệnh. Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Song song với việc áp dụng, người bệnh nên chủ động hơn trong việc thăm khám để kiểm soát bệnh được tốt hơn cũng như phòng chống trường hợp xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtTìm hiểu công dụng của lá trầu không trong việc điều trị bệnh trĩChia sẻ 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn