Mề đay cấp tính là gì? Dấu hiệu và biện pháp điều trị
Nội dung bài viết
Mề đay cấp tính là tình trạng da bị nổi mẩn ngứa một cách đột ngột, có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, vùng da bệnh nổi mẩn đỏ và phù nề. Hoạt động gãi ngứa không kiểm soát có thể khiến tổn thương lan rộng, dẫn đến phù mạch và nhiễm trùng. Trong trường hợp không có biện pháp xử lý phù hợp, bệnh dễ dàng chuyển sang giai đoạn mãn tính, thường xuyên tái phát kèm theo biến chứng nguy hiểm.
Bệnh mề đay cấp tính là gì?
Bệnh mề đay cấp tính thể hiện cho tình trạng rối loạn da xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng. Bệnh xảy ra khiến các vết mẩn ngứa hình thành kèm theo cảm giác rát bỏng và ngứa. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh thường chỉ kéo dài trong 6 tuần. Những vết mẩn ngứa có đường kính từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể hình thành riêng lẻ hoặc tụ lại và tạo thành một mảng lớn.
Những triệu chứng của bệnh có thể hình thành ở bất kì vị trí nào của cơ thể. Đồng thời có xu hướng lan rộng và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian phát bệnh, hiện tượng phù mạch có thể xảy ra. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ.
Mức độ nguy hiểm của bệnh mề đay cấp tính
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xuất hiện phổ biến nhưng hầu như không tác động và không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên một số biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện khi phương pháp chữa trị mề đay cấp tính không được áp dụng kịp thời và đúng cách. Một số biến chứng có thể xảy ra gồm:
- Phù mạch: Theo kết quả thống kê, có đến 25% bệnh nhân mắc bệnh mề đay cấp tính mắc chứng phù mạch. Biến chứng này xảy ra phổ biến nhất ở vùng mắt, trong lưỡi, môi và miệng. Cơ thể sẽ tích tụ dịch khi chứng phù mạch không được xử lý. Từ đó khiến sức khỏe tổng thể của người bệnh suy yếu và kéo theo một vài vấn đề nghiêm trọng khác.
- Nhiễm trùng: Những vết mẩn đỏ xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Điều này khiến người bệnh không thể ngừng hoạt động gãi ngứa. Việc gãi hoặc chà xát quá nhiều trên vùng da bệnh sẽ khiến tổn thương lan rộng, da bị trầy xước và gây nhiễm trùng da.
- Sốc phản vệ: Một số bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ khi tình trạng nổi mề đay bùng phát dữ dội và không được xử lý. Biến chứng này xảy ra khiến người bệnh hít thở khó khăn, tụt huyết áp đột ngột dẫn đến nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh mề đay cấp tính
Triệu chứng của bệnh mề đay cấp tính xuất hiện rõ ràng trên da. Điều này giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc xác định bệnh lý và điều trị.
Một số triệu chứng nổi bật của bệnh gồm:
- Trên da xuất hiện nhiều nốt sần phù: Khi mắc bệnh, những nốt sần phù nổi gồ trên bề mặt da, giữa các nốt có đường viền xác định. Đường viền thường xuất hiện với màu hồng hoặc màu đỏ, phần giữa có màu trắng xám. Nốt mề đay hình thành với nhiều hình thù và kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình oval, hình trạng hoặc ngoằn ngoèo do các nốt mẩn ngứa tụ lại.
- Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu: Người bệnh sẽ nhận thấy ở những khu vực bị nổi mề đay xuất hiện cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, đôi khi kèm theo hiện tượng nóng rát gây khó chịu. Nếu chà xát hoặc gãi, tình trạng ngứa da sẽ lan rộng, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Cơn ngứa thường nặng nề hơn vào buổi chiều và tối làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và giấc ngủ.
- Mẩn ngứa lan rộng: Những nốt mẩn ngứa do bệnh mề đay gây ra có thể phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong vài giờ bùng phát. Khi các nốt mề đay cũ lặn thì nhiều nốt mề đay khác sẽ nổi lên. Tuy nhiên, nếu quá trình chăm sóc da và điều trị diễn ra thuận lợi, những nổi mẩn ngứa sẽ lặn hoàn toàn, không để lại sẹo hay sắc tố trên da.
- Triệu chứng khác: Vòm miệng và lưỡi có dấu hiệu sưng, ửng đỏ vùng da bị tổn thương, phù mạch xuất hiện ở bộ phận sinh dục, tay chân và vùng mạch…
Bệnh mề đay cấp tính xuất hiện do đâu?
Cho đến hiện tại, kết quả của các cuộc nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân khiến bệnh mề đay cấp tính bùng phát. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, nổi mề đay có thể hình thành do sự tác động của phản ứng dị ứng diễn ra trong cơ thể. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện do cơ địa nhạy cảm hoặc do tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên từ bên ngoài.
Bệnh mề đay cấp tính có thể bùng phát do sự kết hợp của nhiều yếu tố sau:
- Phản ứng quá mẫn do tiêm phòng
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Dị ứng thuốc kháng sinh
- Sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, động vật có vỏ (tôm, cua, sò…)
- Kích ứng với các loại hóa mỹ phẩm
- Tiếp xúc với lông thú, khói bụi, nấm mốc, khí thải, phấn hoa hoặc một số yếu tố dị nguyên khác
- Tiếp xúc với nguồn nước bẩn, chất hóa học
- Thời tiết khắc nghiệt
- Bị côn trùng cắn
- Nổi mề đay do một số bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp, bệnh thận mãn tính, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus ban đỏ… Đây đều là những bệnh lý có khả năng kích thích phản ứng tự miễn dịch của cơ thể khiến mề đay hình thành
- Di truyền.
Phương pháp chẩn đoán bệnh mề đay cấp tính
Để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần liên hệ và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay khi những biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất hiện.
Để chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát, kiểm tra kỹ các triệu chứng lâm sàng trên da. Đồng thời đặt thêm một số câu hỏi về tiền sử mắc bệnh của bản thân và gia đình.
Ngoài ra, để kết quả chẩn đoán bệnh mề đay cấp tính trở nên chính xác, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm đơn giản. Bao gồm:
- Thử nghiệm lẩy da với một hoặc nhiều dị nguyên nghi ngờ
- Thử nghiệm áp da với một hoặc nhiều dị nguyên nghi ngờ
- Xét nghiệm công thức máu
- Sinh thiết da đối với những trường hợp bị nổi mề đay kéo dài hoặc có nghi ngờ về tình trạng viêm mao mạch
- Kiểm tra 36 dị nguyên.
Bệnh mề đay cấp tính được điều trị như thế nào?
Nếu sớm phát hiện, bệnh mề đay cấp tính có thể được chữa khỏi bằng một số phương pháp điều trị đơn giản. Thông thường sau khi thăm khám xác định nguyên nhân và chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thuốc tiêm… tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
Ngoài ra phương pháp chữa bệnh theo dân gian cũng có thể được bác sĩ yêu cầu sử dụng đối với những trường hợp nổi mề đay ở giai đoạn nhẹ.
Điều trị bệnh mề đay cấp tính bằng phương pháp dân gian
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể được sử dụng để xử lý triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, phù nề do bệnh nổi mề đay mẩn ngứa gây nên.
Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh này chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn và không thể phòng ngừa bệnh tái phát. Do đó, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để chữa trị triệt để bệnh lý mặc dù đã áp dụng phương pháp điều trị bệnh theo dân gian.
Cách sử dụng lá khế chua chữa bệnh mề đay cấp tính
Nguyên liệu:
- Một nắm lá khế chua.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lượng lá khế đã chuẩn bị
- Nấu lá khế cùng với 2 lít nước
- Sau 20 phút, tắt bếp
- Hòa nước lá khế cùng với nước mát để cân bằng nhiệt độ
- Sử dụng nước này để tắm mỗi ngày
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách sử dụng lá khế chua chữa bệnh mề đay từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Cách dùng lá trà xanh điều trị bệnh mề đay cấp tính
Nguyên liệu:
- 100 gram lá trà xanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch toàn bộ lá trà xanh đã chuẩn bị
- Cho lá trà xanh vào nồi cùng với 2 lít nước
- Thực hiện đun lá trà xanh trong 20 phút, tắt bếp
- Hòa nước lá trà xanh cùng với nước mát để cân bằng nhiệt độ
- Sử dụng nước lá trà xanh để tắm, dùng bã trà xanh để chà xát lên vùng da bệnh mỗi ngày
- Thực hiện mỗi ngày một lần
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách dùng lá trà xanh điều trị bệnh mề đay đến khi nhận thấy các triệu chứng khó chịu thuyên giảm thì ngưng.
Cách điều trị bệnh mề đay cấp tính bằng cây sài đất
Nguyên liệu:
- 100 gram thân và lá cây sài đất.
Thực hiện cách 1:
- Mang thân và lá sài đất rửa sạch
- Vò nát cây sài đất, sau đó đun nguyên liệu cùng với 2 lít nước trong 20 phút
- Hòa nước cây sài đất cùng với nước mát để tắm
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách điều trị bệnh mề đay bằng sài đất mỗi ngày 1 lần trong 20 ngày.
Thực hiện cách 2:
- Mang thân và lá sài đất rửa sạch
- Cho nguyên liệu vào cối và tiến hành giã nát
- Dùng ray lọc hoặc vải mùng chắt lấy nước cốt
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mề đay, lau khô da
- Sử dụng bông gòn sạch thấm nước cốt cây sài đất và thoa lên vùng da bệnh
- Áp dụng cách điều trị bệnh mề đay bằng sài đất mỗi ngày 1 lần trong 20 ngày.
Cách dùng rau kinh giới chữa bệnh mề đay cấp tính
Nguyên liệu:
- 100 gram lá kinh giới.
Thực hiện cách 1:
- Rửa sạch và đun sôi lá kinh giới trong 15 phút
- Dùng mềm hoặc khăn lớn phủ kín vùng da bệnh và nồi nước lá kinh giới, tiến hành xông
- Sau khi nước nguội, bệnh nhân có thể đun nóng và xông thêm một lần nữa
- Người bệnh kiên trì sử dụng lá kinh giới mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Thực hiện cách 2:
- Mang lá kinh giới rửa sạch, để ráo
- Cho nguyên liệu vào chảo và sao nóng
- Đựng lá kinh giới trong khăn bông mỏng, sau đó chườm lên những vị trí bị mề đay mẩn ngứa
- Người bệnh thực hiện cách dùng rau kinh giới chữa bệnh mề đay 1 lần/ngày.
Cách trị bệnh mề đay cấp tính bằng nha đam (lô hội)
Nguyên liệu:
- 1 – 2 nhánh nha đam.
Cách thực hiện:
- Mang nha đam rửa sạch
- Dùng dao lọc lấy phần thịt của nha đam, loại bỏ phần vỏ
- Sau khi vệ sinh, đắp nha đam lên vùng da bị nổi mề đay
- Giữ nguyên nha đam trên da khoảng 20 phút
- Vệ sinh lại da bằng nước ấm
- Người bệnh thực hiện cách trị bệnh mề đay bằng nha đam từ 2 – 3 lần/ngày. Những triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi người bệnh kiên trì áp dụng.
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh mề đay cấp tính
Thông thường, sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cần bạn sử dụng một số loại thuốc Tây để khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay cấp tính gây ra. Cụ thể như: Phù mạch, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát, sưng tấy… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi bác sĩ yêu cầu. Đồng thời sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc có thể được kê đơn trong điều trị mề đay cấp tính gồm:
Thuốc kháng Histamin
Trong điều trị bệnh mề đay cấp tính, một số loại thuốc kháng histamin như cholinergic, thuốc kháng histamin thế hệ I và thuốc kháng histamin thế hệ II sẽ được sử dụng. Loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của histamine bên trong cơ thể. Từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm: Khô miệng, táo bón, bí tiểu, buồn ngủ… Người bệnh có thể bị co giật, li bì khi sử dụng thuốc quá liều.
Thuốc Epinephrin
Đối với những bệnh nhân bị phù mạch cấp tính, thuốc Epinephrin sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng. Thông thường, để điều trị bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng kết hợp thuốc Epinephrin cùng với thuốc kháng histamin liều cao.
Thuốc Corticoid
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển của bệnh mề đay, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid ở dạng thuốc bôi, viêm uống hoặc dạng tiêm. Đối với bệnh mề đay giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc corticoid dạng kem bôi. Việc sử dụng kem bôi sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt triệu chứng tại chỗ trong thời gian ngắn.
Đối với những bệnh nhân bị nổi mề đay giai đoạn nặng, nổi mề đay do viêm mạch, xuất hiện hiện tượng phù thanh quản hoặc bệnh nhân không có đáp ứng với việc sử dụng thuốc kháng histamin thông thường… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc corticoid dạng tiêm hoặc viên uống. Ngoài ra ở trường hợp này, thuốc corticoid sẽ được sử dụng kết hợp với thuốc kháng histamin thế hệ I.
Bài thuốc Đông Y dứt nhanh triệu chứng mề đay cấp tính an toàn, hiệu quả
So với việc dùng thuốc Tây y hay các mẹo dân gian, sử dụng bài thuốc Đông y được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị mề đay. Bởi thuốc Đông y sử dụng thành phần từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.
Hơn nữa, thay vì chỉ tập trung điều trị triệu chứng bên ngoài, thuốc Đông y sẽ chữa bệnh từ gốc, tập trung bồi bổ cơ thể, đào thải độc tố, xử lý căn nguyên gây bệnh. Nhờ vậy, phương pháp Đông y sẽ tối ưu hóa kết quả điều trị, mang lại hiệu quả bền lâu hơn.
Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang với 100% nam dược quý. Đây là bài thuốc được phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT của Thái Y viện triều Nguyễn bởi các chuyên gia hàng đầu tại Nhất Nam Y Viện – TOP 20 thương hiệu tốt nhất năm 2020.
Bài thuốc là thành quả của công trình “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa” kế thừa nguyên tắc chữa mẩn ngứa và công thức dược liệu của các Ngự y đã sử dụng cho vua chúa, hoàng cung triều Nguyễn. Theo đánh giá từ các chuyên gia hàng đầu, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang là giải pháp chữa mề đay mẩn ngứa, dị ứng có hiệu quả vượt trội, nhanh chóng, tận gốc và độ an toàn tuyệt đối, phù hợp với cả mề đay cấp và mãn tính.
So với những bài thuốc Đông y thông thường, nhờ kế thừa phương pháp bí truyền từ Ngự y triều Nguyễn, Tiêu Ban Hoàn BÌ Thang có hiệu quả điều trị mề đay cấp tính nhanh chóng hơn và toàn diện hơn.
Cụ thể, với thành phần 27 nam dược quý kế thừa từ Ngự y triều Nguyễn kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG, đáp ứng cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang sẽ mang lại hiệu quả xử lý mề đay từ gốc đến ngọn, khắc phục cả triệu chứng lẫn căn nguyên gây bệnh. Trong đó, BỔ CHÍNH là chú trọng ôn bổ tạng phủ, dưỡng khí huyết, tăng cường chính khí, vệ khí. Còn KHU TÀ là tập trung tiêu viêm, giải độc, thanh lọc cơ thể, loại bỏ các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay bên ngoài.
Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy rõ các triệu chứng nổi mề đay cấp tính cải thiện rõ rệt ngay ở giai đoạn đầu. Bởi bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang điều trị mề đay theo 2 GIAI ĐOẠN, mang lại đồng thời 3 tác dụng: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN, NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG.
XEM CHI TIẾT: Phác đồ đặc trị mề đay KHÔNG KHÁNG SINH với 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN tại Nhất Nam Y Viện
Nhờ việc điều trị mề đay theo phác đồ cá nhân với các giai đoạn rõ ràng, người bệnh sẽ cảm nhận hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt hơn. Thống kê cho thấy có đến 80% các triệu chứng bệnh như sưng viêm, nổi mẩn, ngứa ngáy, đau rát… được cải thiện ngay sau 7-14 ngày điều trị đầu tiên. Hiệu quả này nhanh gấp 2 – 3 các phương thuốc đông y thông thường.
Hơn nữa, toàn bộ thành phần trong bài thuốc đều là 100% nam dược chất lượng cao , được trồng theo công nghệ sinh học từ các vườn dược liệu do Nhất Nam Y Viện phát triển tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,… Bên cạnh đó, Nhất Nam Y Viện cũng ứng dụng hàng loạt CÔNG NGHỆ CAO như: Sấy thuốc bằng bơm nhiệt kế, công nghệ enzym chống phân hủy để bào chế thuốc, bảo quản dược liệu với đèn chiếu xạ diệt khuẩn,… Nhờ vậy, độ an toàn, lành tính và dược tính của thuốc được đảm bảo tối đa.
Đặc biệt, bài thuốc cũng từng được kiểm nghiệm về dược tính, độc tính cấp diễn bán trường diễn nghiêm ngặt tại Học viện Quân Y trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi và được kiểm chứng AN TOÀN với MỌI ĐỐI TƯỢNG.
Trong 5 năm ứng dụng, Tiêu ban hoàn bì thang đã giúp hơn 10.000 người bệnh chữa khỏi mề đay thành công, hiệu quả bền vững, tỉ lệ tái phát rất thấp. Nhờ vậy, bài thuốc nhận được rất nhiều feedback tích cực từ phía người bệnh.
Người bệnh bị mề đay cấp và mãn tính có thể liên hệ ngay các chuyên gia Nhất Nam Y Viện để được tư vấn về giải pháp điều trị này:
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline: 028.6279.1102 – 0888.698.102
- Website: https://nhatnamyvien.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/
CHUYÊN GIA ĐANG TRỰC TUYẾN, LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Biện pháp chăm sóc và dự phòng mề đay cấp tính
Để hỗ trợ quá trình chữa bệnh mề đay cấp tính, giúp kiểm soát tốt triệu chứng và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Tránh chà xát mạnh và gãi lên vùng da đang bị bệnh
- Tránh sử dụng các loại xà phòng chứa chất tẩy mạnh, mỹ phẩm chứa chất tạo mùi và có thành phần hóa học cao
- Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa
- Mặc quần áo rộng, thoáng mát, không bó sát vào cơ thể, chất liệu của quần áo phải có khả năng thâm hút mồ hôi
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày
- Không sử dụng nước nóng hoặc nước quá lạnh để tắm. Đồng thời không tắm quá lâu
- Không tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên
- Không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như hải sản, trứng, sữa, cá biển, đồ hộp, thực phẩm chứa nhiều chất béo…
Bệnh mề đay cấp tính nếu không được xử lý kịp thời sẽ dễ tái phát và hình thành một số biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bệnh nhân cần sớm phát hiện bệnh lý và tiến hành điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời có chế độ chăm sóc da phù hợp để hỗ trợ tốt quá trình chữa trị.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!