Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị

Da bị nổi mẩn ngứa từng mảng thường là dấu hiệu của các bệnh da liễu.

Nổi mẩn ngứa thành mảng: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

DỨT NGAY Phong Ngứa Mề Đay Với Liệu Trình Thảo Dược của Nhất Nam Y Viện

Giải pháp chữa dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa da của Nhất Nam Y Viện

nổi mề đay do HIV

Nổi mề đay do HIV biểu hiện thế nào? Kéo dài bao lâu?

mề đay Cholinergic

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện thế nào? Nguy hiểm không?

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Chuyên gia da liễu chia sẻ cách đẩy lùi mề đay ở trẻ em AN TOÀN, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Da nổi mẩn đỏ không ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Giải pháp điều trị phong ngứa của Nhất Nam Y Viện có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Bị nổi mề đay có tắm được không? Lời khuyên từ bác sĩ

5/5 - (2 bình chọn)

Nổi mề đay có tắm được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Mề đay là một căn bệnh da liễu phổ biến gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học có thể cải thiện bệnh lý và dự phòng tái phát trong tương lai.

Bị nổi mề đay có tắm được không? Lời khuyên từ bác sĩ
Bị nổi mề đay kiêng tắm là một trong những quan niệm được truyền tai trong dân gian

Bị nổi mề đay có tắm được không?

Theo quan niệm dân gian, người bệnh mề đay phải tuyệt đối kiêng nước. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu đã nhận định đây là một quan niệm sai lầm. Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), người bệnh mề đay thường không tắm và kiêng nước trong thời gian điều trị. Điều này chính là nguyên nhân khiến triệu chứng diễn biến kéo dài và có khuynh hướng lan rộng.

Ngay cả khi bị mề đay, vùng da bị bệnh vẫn cần được làm sạch khỏi bụi bẩn, mồ hôi, các vi khuẩn tồn tại mới giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm da. Nếu không tắm và vệ sinh cơ thể trong thời gian bị bệnh, vùng da sẽ tích trữ một lượng tạp chất lớn (dầu, bụi bẩn, vi khuẩn, da chết…) và gây bí tắc lỗ chân lông. Tình trạng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm da tiết bã, bội nhiễm nếu thường xuyên gãi và gây trầu xước khiến số vi khuẩn xâm nhập vào trong da.

Trường hợp kiêng tắm khi bị mề đay chỉ áp dụng cho những người bệnh bị mề đay lạnh, hoặc dị ứng thời tiết lạnh. Đối với những trường hợp nổi mề đay do dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm, mề đay dị ứng gió, lông động vật, bị côn trùng đốt,… vẫn diễn ra các hoạt động tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường lệ.

Bị nổi mề đay có tắm được không?
Tình trạng nổi mề đay có thể nghiêm trọng hơn khi làn da tích tụ nhiều vi khuẩn và bụi bẩn

Ngoài ra, việc tắm khi bị mề đay cũng cần được thực hiện một cách khoa học. Người bệnh nên quan tâm đến thời gian tắm, nhiệt độ nước tắm, loại xà phòng tắm để đảm bảo các yếu tố không làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh lý. Thay vì sử dụng xà phòng tắm, bệnh nhân bị mề đay nên tắm bằng các loại lá có tính giải độc cao như nước lá kinh giới, tía tô, ké đầu ngựa, kim ngân hoa…

Thông thường thời gian triệu chứng mề đay phát triển sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, người  bệnh cần áp dụng các phương pháp chữa trị để phòng nhiễm trùng, đồng thời vệ sinh cơ thể mỗi ngày 1/lần và chăm sóc da đúng cách. Chỉ khi kết hợp khoa học, triệu chứng mề đay mới có thể tự thuyên giảm mà không cần dùng thuốc.

Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đay

Có nhiều phương pháp điều trị mề đay, trong đó uống thuốc Tây y hay Đông y là những giải pháp mang đến hiệu quả nhanh chóng.  Tuy nhiên nếu bạn biết cách tắm và vệ sinh cơ thể đúng cách trong thời gian này,  cơn ngứa và sưng viêm có thể thuyên giảm đáng kể và biến mất mà không cần đến thuốc. Các Bác sĩ tại Bệnh viện Đại Học Y dược cũng đã dành những lời khuyên về cách tắm đúng cho người bị mề đay như sau:

  • Nên tắm bằng nước ấm

Một thói quen của nhiều người là thường chọn nước nóng hoặc nước lạnh để kiểm soát cơn ngứa khi tắm. Tuy nhiên đều này sẽ dễ gây ra các kích ứng da nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ nước tắm đối với bệnh nhân mề đay cần vừa đủ ấm. Khi tắm người bệnh nên kết hợp nước tắm cùng với lá trầu, lá kinh giới, tía tô để làm dịu đi tình trạng sưng viêm ngoài da. Nước ấm cũng giúp kích thích các mô mới phát triển, từ đó làm lành vết thương, giúp hỗ trợ trị mề đay hiệu quả hơn.

Thói quen tắm với nước nóng khi bị mề đay có thể sẽ giúp bạn thỏa mãn cơn ngứa. Tuy nhiên do lúc này các histamin tích tụ dưới da khiến cho vùng da mề đay tê liệt nên bạn sẽ không cảm nhận được sự nóng. Và điều này sẽ dễ gây bỏng da, làm da bị khô, dễ gây kích ứng sưng đỏ sau khi tắm. Đồng thời nếu như bạn tắm nước quá lạnh, vùng da không tiếp ứng được những biến đổi đột ngột dẫn đến tính trạng sốc nhiệt.

  • Không chà xát mạnh khi tắm

Làn da bị mề đay tương đối nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu gặp phải các ma sát mạnh. Chính vì thế, nếu người bệnh tắm nên chú ý không dùng bông tắm hay dùng tay kia cào xát bề mặt da. Để làm sạch số bụi và vi khuẩn tồn tại trên da, người bệnh nên để tay dưới vòi nước hoặc vòi sen, cách này sẽ giúp làm sạch da tuyệt đối an toàn. Ngoài ra bạn cũng nên massage nhẹ nhàng khi vực da bị tổn thương lấy đi tế bào chết, bụi bẩn cho da.

Bị nổi mề đay tắm được không
Người bệnh cần có cách tắm và vệ sinh cơ thể đúng đắn khi bị nổi mề đay
  • Không nên tắm lâu

Thời gian tắm khoảng 20 – 30 phút là bình thường đối với nhiều người, tuy nhiên những người bị mề đay mẩn ngứa nên rút ngắn thời gian này. Tốt nhất bạn chỉ nên tắm trong khoảng 5 – 10 phút khi bị nổi mề đay cũng đủ để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay. Người bệnh cũng không nên tắm và vệ sinh quá kỹ lưỡng tại khu vực da bị mề đay. Tắm trong thời gian ngắn cũng giúp làm mát da và tránh tình trạng khô da. Từ đó không làm mất đi mức độ ẩm tự nhiên vốn có của các tế bào mô da.

  • Sử dụng sản phẩm tắm gội phù hợp

Người bị mề đay mẩn ngứa có thể xuất phát từ kích ứng với các chất tẩy rửa, hương liệu mạnh có trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội. Hãy chuẩn bị riêng các sản phẩm tắm gội dành cho người có làn da nhạy cảm. Ngoài ra bạn cũng không nên lạm dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi hương đậm, vì thành phần benzinal tạo mùi có thể làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn

Bị nổi mề đay có tắm được không?
Người bị mề đay nên tắm nước lá trà xanh để tăng cường độ ẩm và đề kháng cho làn da
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Sau khi tắm là thời điểm thích hợp nhất để bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da. Tron điều kiện da còn ẩm ướt, lỗ chân lông nở thoáng, việc bôi thuốc hoặc kem dưỡng ẩm giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành cho người bị mề đay, bạn nên chú ý đến các thành phần có chiết xuất từ thiên nhiên, có độ pH trung tính và không có hương liệu để tránh kích ứng da. cụ thể như:

  • Aspen Key Natural
  • Pyrithione Zinc (ZnP) 2%
  • Sulful Yiganerjing
  • Cetaphil Gentle
  • Basis Sensitive Skin

Công dụng của các sản phẩm trên có tác dụng chủ yếu là giảm ngứa, ngăn ngừa viêm da, mẩn đỏ, bong tróc,… Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa các phản ứng phụ. Không chỉ dùng để trị mề đay mà các loại thuốc trên cũng có công dụng hỗ trợ điều trị á sừng, bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa….

Bị mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì?

nổi mề đay nên kiêng gì
Khi bị nổi mề đay bệnh nhân nên kiêng thức ăn cay nóng

Một số thói quen có thể khiến triệu chứng mề đay kéo dài và tái phát thường xuyên. Theo chuyên gia Y tế, để việc can thiệp điều trị đạt kết quả tốt, bệnh nhân hạn chế được việc dùng thuốc thì người bệnh cần tuân thủ chế độ kiêng khem khoa học như sau:

  • Kiêng gãi: Mặc dù cơn ngứa ở mề đay không quá nghiêm trọng nhưng khi người bệnh gãi, mức độ ngứa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cần tránh để móng tay dài vì trong trường hợp vô tình, móng tay làm trầy xước bề mặt da, từ đó sẽ khiến vùng da dễ nhiễm khuẩn, tổn thương nặng hơn.
  • Không dùng hóa mỹ phẩm: Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây mề đay phổ biến. Do đó để loại trừ khả năng bệnh tiến triển xấu hơn, người bị mề đay mẩn ngứa chỉ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho làn da nhạy cảm. Kiêng dùng hóa mỹ phẩm trong thời gian điều trị sẽ giúp triệu chứng nhanh biến mất.
  • Kiêng gió: Có những trường hợp bùng phát mề đay khi bệnh nhân tiếp xúc với gió độc. Ở những trường hợp này, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với gió khi ra ngoài trời. Đồng thời hạn chế đến những khu vực có nhiều bụi bẩn gây ngứa, nhiễm trùng da.
  • Tránh xa chất kích thích: Các nghiên cứu đã khẳng định chất kích thích là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động sản xuất histamine trong cơ thể. Các chất kích thích đến từ rượu bia, thuốc lá như nicotin, men khiến hệ miễn dịch suy yếu. Khi lạm dụng chúng là gây ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của da.
  • Kiêng thực phẩm giàu đạm: Trong thời gian bị mề đay, bệnh nhân thường bị suy giảm miễn dịch kèm theo nên người bệnh cần kiêng sử dụng các nhóm thực phẩm có nhiều đạm (gà, tôm, cua,..). Ngoài ra bổ sung các chất kiểm soát histamin đến từ trái cây, rau củ, và các loại hạt khô (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ) sẽ giảm các kích ứng mề đay.
  • Không ăn thực phẩm cay nóng: Bao gồm các loại gia vị như Ớt, hạt tiêu, kim chi,… đây là những thức ăn có độ cay nóng phát sinh nhiệt từ trong cơ thể. Mề đay là một triệu chứng có thể xuất phát từ nóng gan và biểu hiện ra ngoài da, vì thế bạn nên kiêng nhóm thức ăn cay nóng cho đến khi các triệu chứng và cơn ngứa thuyên giảm.
  • Không lạm dụng thuốc: Một số bệnh nhân thường chủ quan sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da để giảm ngứa. Tuy nhiên, bệnh mề đay không có thuốc đặc trị nên việc tự tiện sử dụng kháng sinh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thận, tăng tích tụ độc tố trong cơ thể. Người bị mề đay dị ứng chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.

Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giúp người bệnh rõ hơn về việc  “Bị nổi mề đay có tắm được không?” và những lời khuyên từ bác sĩ về vấn đề này. Điều trị mề đay là một quá trình đòi hỏi sự kết hợp giữa chăm sóc da cơ bản và kiêng cữ khoa học. Để nhận được những hướng dẫn cụ thể, người bệnh nên tìm đến các Trung tâm Da liễu uy tín thăm khám và tiến hàng điều trị.

Bài viết liên quan: 

Tin khác

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa – Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtBị nổi mề đay có tắm được không?Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đayBị mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì? 5/5 - (3...

Da bị nổi mẩn ngứa từng mảng thường là dấu hiệu của các bệnh da liễu.

Nổi mẩn ngứa thành mảng: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà

Nội dung bài viếtBị nổi mề đay có tắm được không?Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đayBị mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì? 3.7/5 - (4...

DỨT NGAY Phong Ngứa Mề Đay Với Liệu Trình Thảo Dược của Nhất Nam Y Viện

Nội dung bài viếtBị nổi mề đay có tắm được không?Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đayBị mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì? 5/5 - (1...

Giải pháp chữa dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa da của Nhất Nam Y Viện

Nội dung bài viếtBị nổi mề đay có tắm được không?Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đayBị mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì? 4.5/5 - (2...

nổi mề đay do HIV

Nổi mề đay do HIV biểu hiện thế nào? Kéo dài bao lâu?

Nội dung bài viếtBị nổi mề đay có tắm được không?Hướng dẫn tắm đúng cách khi bị nổi mề đayBị mề đay mẩn ngứa nên kiêng gì? 4.5/5 - (4...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn