Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách điều trị

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mề đay mẩn ngứa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Top 7 thuốc trị mẩn ngứa hiệu quả giúp giảm ngứa nhanh

Top 7 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Giảm Ngứa Nhanh

Top 7 Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

8 Cách Chữa Mề Đay Bằng Mẹo Tự Nhiên Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Nổi mề đay sưng môi – Nguy hiểm chớ xem thường

4.7/5 - (3 bình chọn)

Nổi mề đay sưng môi là tình trạng xảy ra phổ biến. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, yếu tố di truyền, dị ứng thuốc… Sưng môi do bệnh mề đay tương đối nguy hiểm. Do đó người bệnh cần sớm tiến hành chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời áp dụng các phương pháp chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nổi mề đay sưng môi - Nguy hiểm chớ xem thường
Tìm hiểu bệnh nổi mề đay sưng môi, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Nổi mề đay sưng môi là bệnh gì?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102: mề đay sưng môi là hiện tượng thường thấy của bệnh mề đay phù mạch. Tương tư như các dạng nổi mề đay mẩn ngứa khác, bệnh mề đay phù mạch khi xuất hiện khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Kèm theo cơn ngứa là hiện tượng nóng rát, khó chịu và khó thở. Tuy nhiên các nốt mẩn ngứa không biểu hiện rõ trên bề mặt da mà nằm tận sâu bên trong da.

Trong khi bệnh mề đay mẩn ngứa khi xuất hiện chỉ tác động và làm ảnh hưởng đến bề mặt da, thì bệnh mề đay phù mạch có thể tác động khiến tất cả các cơ quan trên cơ thể đều bị ảnh hưởng. Trong đó môi và mắt là hai vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất.

Đối với các trường hợp nặng, bệnh mề đay phù mạch không chỉ gây sưng môi, sưng mắt mà còn gây phù hệ tiêu hóa và đường hô hấp. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môi

Khi bị nổi mề đay sưng môi, người bệnh sẽ nhận thấy ngay tại vị trí bị tổn thương xuất hiện những dấu hiệu sau:

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môi
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môi
  • Môi, họng và lưỡi bị sưng nề
  • Da quanh môi nhạy cảm, sưng nề và đau đớn. Một điểm sưng có thể hình thành và kéo dài trong 1 – 2 ngày. Sau đó, điểm sưng này lan sang các điểm khác. Chúng xuất hiện và kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày. Ở một số trường hợp, tình trạng sưng môi có thể trở thành mề đay mạn tính.
  • Phù mạch ở môi sau vài ngày lan xuống đường tiêu hóa. Điều này khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng và tiêu chảy.
  • Phù mạch ở môi khi lan rộng đến lưỡi và họng có thể gây khó thở. Thậm chí bệnh nhân có thể bị ngạt thở và tử vong.
  • Đối với những trường hợp bị phù mạch di truyền, người bệnh có thể bị mất cân bằng thị giác, đau đầu và lo lắng.

BẠN ĐANG CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG NỔI MỀ ĐAY

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY

CTA bác sĩ chuyên khoa

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Tình trạng nổi mề đay sưng môi có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:

Dị ứng thực phẩm

Theo kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu, việc dị ứng với các loại thực phẩm có thể khiến bệnh nhân bị ngứa miệng, kèm theo chứng sưng môi, khó thở và chóng mặt.

Hiện tượng dị ứng với thực phẩm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Điển hình như người bệnh có cơ địa dễ phản ứng khi gặp một số protein có trong thịt bò, thịt gà, cá ngừ, mực, tôm, ốc, cua…

Ngoài tình trạng nổi mề đay sưng môi, việc dị ứng với thực phẩm còn có khả năng khiến người bệnh bị sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Dị ứng mỹ phẩm

Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp có thể khiến môi bị sưng, đỏ, ngứa ngáy, nóng rát và kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác.

Dị ứng với thuốc

Dị ứng với thuốc có thể dẫn đến phù mạch và gây nổi mề đay sưng môi. Những phản ứng xảy ra do việc sử dụng thuốc không theo cơ chế dị ứng. Phản ứng có thể khởi phát và kéo dài nhiều ngày sau lần sử dụng thuốc đầu tiên.

Nguyên nhân khiến người bệnh bị phù mạch do thuốc là do cơ thể của bệnh nhân dị ứng với thành phần của một số loại thuốc điều trị như thuốc ức chế men chuyển. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn mắc phải một loạt hiệu ứng của chất chuyển hóa thuộc nitricoxide và axit arachidonic hoặc các sản phẩm kinin.

Dị ứng với thuốc
Dị ứng với thuốc có thể dẫn đến phù mạch và gây nổi mề đay sưng môi

Dị ứng thời tiết

Tình trạng nổi mề đay sưng môi có thể xuất hiện do người bệnh có cơ địa dị ứng với thời tiết. Điều này xảy ra là do thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa… khiến cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó khiến cơ thể mắc chứng phù mạch, môi sưng to và kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Xem ngay: Dị ứng thời tiết KHỎI HOÀN TOÀN với giải pháp tự nhiên không kháng sinh

Phù mạch tự phát

Tình trạng nổi mề đay sưng môi do phù mạch tự phát thường là dạng mạn tính, xảy ra đồng thời với mề đay mẩn ngứa và dễ tái phát. Hiện tại nguyên nhân chính khiến phù mạch tự phát xảy ra vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, các rối loạn tự miễn kể cả lupus đỏ hệ thống có liên quan đến bệnh mề đay phù mạch.

Yếu tố di truyền

Tuy khá hiếm gặp như tình trạng nổi mề đay sưng môi và phù mạch là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Nguyên nhân chính khiến tình trạng này xảy ra là do các bất thường về gen dẫn đến thiếu hụt lượng protein bình thường tồn tại trong máu.

Thiếu hụt chất ức chế C1

Thiếu hụt chất ức chế C1 là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến phù mạch. Điều này xuất hiện là do cơ thể có kháng thể tác động và chống lại chất ức chế C1 hoặc do u lympho.

Bệnh lý

Hiện tượng nổi mề đay sưng môi có thể hình thành do rối loạn hệ miễn dịch, xuất hiện sau truyền máu, nhiễm HIV, virus viêm gan, virus cự bào, nhiễm khuẩn, bệnh về tuyến giáp và một số bệnh ung thư.

Nổi mề đay sưng môi được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác nổi mề đay sưng môi và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số phương pháp sau:

  • Chẩn đoán bệnh lý dựa vào tiền sử gia đình, bệnh sử và tiền sử dị ứng
  • Kiểm tra môi và một số vùng da đang bị sưng khác
  • Kiểm tra độ nhạy cảm của chỗ sưng
  • Thử nghiệm lấy da để kiểm tra và xác định dị nguyên
  • Xét nghiệm chức năng và nồng độ các protein đặc hiệu tồn tại trong máu nếu có nghi ngờ bệnh phù mạch xuất hiện do yếu tố di truyền.

Nếu bạn muốn chẩn đoán mề đay toàn diện, chính xác nhất bằng giải pháp kết hợp Đông – Tây y hãy đến ngay Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 [TÌM HIỂU NGAY]

Phương pháp điều trị nổi mề đay sưng môi

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh lý và cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và đề ra một số phương pháp chữa bệnh phù hợp. Bao gồm:

Đối với trường hợp phù mạch, nổi mề đay sưng môi nhẹ

Phương pháp điều trị bệnh phù mạch, mề đay sưng môi ở giai đoạn nhẹ tương tự như phương pháp điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa thông thường và những phản ứng dị ứng khác. Cụ thể:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh được đánh giá là một biện pháp có khả năng giảm sưng, giảm đau rát và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy tại nhà. Để áp dụng biện pháp chữa trị này, người bệnh có thể sử dụng một túi đá lạnh để chườm vào môi và một số vị trí bị phù nề khác. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kiên trì áp dụng biện pháp chườm lạnh từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần thực hiện 10 phút. Người bệnh cần tránh áp trực tiếp đá lạnh lên môi. Bởi điều này có thể gây bỏng môi. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc bôi: Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc bôi không kê đơn có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và sưng môi. Tuy nhiên do những triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch (đỏ, đau, căng, hình thành các khối sưng) xảy ra ở vùng hạ bì nên những dưỡng chất khó có thể thấm sâu vào lớp hạ bì và phát huy tác dụng.

Đối với trường hợp phù mạch, nổi mề đay sưng môi kéo dài

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch bao gồm cả sưng môi, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và áp dụng một số phương pháp sau:

  • Tiêm dưới da Adrenalin
  • Liệu pháp kháng histamin toàn thân
  • Liệu pháp Corticosteroid toàn thân.

Trong trường hợp bệnh nhân không có đáp ứng tốt khi sử dụng liệu pháp kháng histamin toàn thân, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc chứa thuốc kháng IgE (Omalizumab) hoặc sử dụng cyclosporine. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn áp dụng thêm các biện pháp khác như dùng immunoglobulin tĩnh mạch hoặc lọc huyết tương.

Mục tiêu của quá trình điều trị phù mạch mạn tính, nổi mề đay sưng môi kéo dài là giảm đau, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng nề. Đồng thời giúp người bệnh duy trì khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị đối với trường hợp phù mạch, bệnh mề đay sưng môi kéo dài

Liệu pháp điều trị khác

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng của từng đối tượng, một số liệu pháp điều trị khác có thể được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng. Gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc ức chế kallikrein hoặc bradykinin
  • Tiêm tĩnh mạch yếu tố ức chế C1
  • Sử dụng các loại thuốc đồng hóa steroid như danazol, stanozolol và oxandrolone… để kích thích làm tăng nồng độ chất ức chế C1
  • Sử dụng acid tranexamic ở trẻ em trước tuổi dậy thì để chữa bệnh phù mạch di truyền loại 3.

Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh nổi mề đay sưng môi tiến triển

Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh nổi mề đay sưng môi tiến triển, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố gây nổi mề đay sưng môi, phù mạch như: Thực phẩm gây dị ứng (hải sản, thức ăn cay nóng, rượu, bia…) thuốc lá, hóa chất, khói bụi, nấm mốc, một số loại thuốc…
  • Bảo vệ môi bằng cách sử dụng khẩu trang y tế hoặc dùng khẩu trang vải trước khi ra đường
  • Sử dụng thuốc chữa bệnh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ da liễu
  • Sau quá trình chữa bệnh với thuốc, người bệnh cần đến bệnh viện và tiến hành thăm khám lại nếu tình trạng sưng môi và một số triệu chứng khó chịu khác không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nặng nề hơn
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Người bệnh nên sử dụng nước lọc cùng với nước ép hoa quả như bưởi, cam, chanh, nước dừa… Việc uống đủ nước có thể giúp người bệnh thanh lọc cơ thể, đài thải độc tố, nâng cao sức đề kháng giúp phòng chống bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đài thải độc tố, nâng cao sức đề kháng giúp phòng chống bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể

Bệnh nổi mề đay sưng môi cũng như mề đay phù mạch cần được sớm phát hiện để áp dụng phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa triệu chứng lan rộng sang các cơ quan khác và gây nguy hiểm. Chính vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu sưng môi kèm cảm giác ngứa, nóng đỏ.. xuất hiện, người bệnh cần đến bệnh viện và kiểm tra bệnh lý cùng với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

TÌM HIỂU NGAY

Tin khác

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách điều trị

Nội dung bài viếtNổi mề đay sưng môi là bệnh gì?Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môiDị ứng thực phẩmDị ứng...

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtNổi mề đay sưng môi là bệnh gì?Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môiDị ứng thực phẩmDị ứng...

Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Nội dung bài viếtNổi mề đay sưng môi là bệnh gì?Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môiDị ứng thực phẩmDị ứng...

Nổi mề đay khi trời lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Nội dung bài viếtNổi mề đay sưng môi là bệnh gì?Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môiDị ứng thực phẩmDị ứng...

Nổi mề đay mẩn ngứa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nội dung bài viếtNổi mề đay sưng môi là bệnh gì?Triệu chứng của bệnh nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môiDị ứng thực phẩmDị ứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn