Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Thoái hoá cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không? Lời khuyên đúng

11+ bài tập thể dục, yoga chữa thoái hoá cột sống đơn giản tại nhà

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hoá cột sống cổ hiệu quả không?

Thoái hoá cột sống là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

Bệnh thoái hoá cột sống có chữa được không? Chuyên gia nhận định

5/5 - (5 bình chọn)

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp ngày càng trở nên khá phổ biến. Căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già mà những người trẻ có thói quen sinh hoạt xấu, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng có khả năng mắc phải. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có khả năng đối diện với những biến chứng nguy hiểm. Vậy, bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân đặt ra và đang đi tìm câu trả lời
Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân đặt ra và đang đi tìm câu trả lời

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? – Chuyên gia nói gì

Để có được câu trả lời cho vấn đề bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không thì người bệnh cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nguy hiểm nếu không sớm điều trị. Từ việc nắm rõ thông tin cơ bản của vấn đề, phần nào sẽ giúp người bệnh có được câu trả lời.

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mãn tính thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Song, nhiều trường hợp người trẻ tuổi cũng có khả năng mắc phải do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Bên cạnh đó, người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn người bình thường. Do cân nặng càng lớn càng tạo nhiều áp lực cho các đốt sống và đĩa đệm, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.

Bệnh thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân đặt ra và đang đi tìm câu trả lời
Người già là các đối tượng rất dễ bị thoái hóa cột sống do quy luật thoái hóa tự nhiên

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa cột sống là những cơn đau nhức tập trung nhiều ở vị trí cổ và vùng thắt lưng. Lâu dần, cơn đau có thể lan ra gáy, bả vai, tay và lan xuống vùng hông. Đôi khi, cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh xuống tận hai chi dưới. Chính vì những cơn đau nhức nhiều đã khiến cho quá trình vận động kém linh hoạt hơn, thậm chí dẫn đến teo cơ nếu không sớm khắc phục.

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể đưa ra nguyên nhân chính xác gây thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều yếu tố rơi vào trường hợp khả nghi là thủ phạm gây bệnh như: quá trình lão hóa tự nhiên (độ tuổi), lao động nặng nhọc, chấn xương xương khớp do lao động hoặc tai nạn, chế độ ăn uống kém khoa học,… Hay những thói quen sinh hoạt thường ngày tưởng chừng vô hại nhưng cũng có thể khiến bệnh tình khởi phát.

Phần lớn, bệnh thoái hóa cột sống rất khó để phát hiện từ sớm nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Bởi vì, triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với những cơn đau thông thường và người bệnh nghĩ rằng chúng sẽ nhanh chóng tiêu biến và tự khỏi. Người bệnh chỉ phát hiện khi triệu chứng xuất hiện với tần suất dày đặc và biểu hiện rõ ràng. Lúc này, nếu không sớm điều trị thì có thể bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây tê bì tay chân, đau nhức nhiều, xương khớp kém linh hoạt. Nặng thì có thể dẫn đến tê liệt tay chân, teo cơ, rối loạn tiền đình, thậm chí là tàn phế đến cuối đời.

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mãn tính, có khả năng xuất hiện tập trung ở vùng cổ và thắt lưng
Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mãn tính, có khả năng xuất hiện tập trung ở vùng cổ và thắt lưng

Trở lại với vấn đề bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không. Các chuyên gia trong lĩnh xương khớp cho biết, mọi căn bệnh xương khớp đều có khả năng chữa được, nhưng tốc độ hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Riêng bệnh thoái hóa cột sống, một trong những nguyên nhân gây bệnh là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Điều này được hiểu, càng về già, xương khớp, mô sụn và dây chằng càng trở nên lỏng lẻo hơn nên rất dễ bị thoái hóa. Và yếu tố này không thể tự điều chỉnh hay thay đổi được. Do đó, không có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị bệnh thoái hóa cột sống khỏi hoàn toàn.

Mặt khác, theo cơ chế sinh học, khi bất kỳ bộ phận nào của cột sống bị thoái hóa, biến dạng hay thay đổi cấu trúc thì rất khó có thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu, ngay cả những người trẻ tuổi. Trong trường hợp khả quan thì khả năng cột sống hồi phục chả đạt ở mức cao nhất là 95%. Thậm chí, một số trường hợp bệnh có nguy cơ tái phát trở lại nếu người bệnh lặp lại những thói quen xấu. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm bằng cách điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sinh hoạt thường ngày.

Chuyên gia lĩnh vực xương khớp cho biết bệnh thoái hóa cột sống tuy không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể chữa được
Chuyên gia lĩnh vực xương khớp cho biết bệnh thoái hóa cột sống tuy không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể chữa được

Như vậy, bệnh thoái hóa cột sống có thể chữa trị được nhưng rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Vì thế, hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị từ dùng thuốc đến không dùng thuốc giúp người bệnh có thể sống hòa hình với căn bệnh này mà không làm ảnh hưởng quá lớn đến hệ thống xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể. Tốt hơn hết, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị ngay từ khi xuất hiện triệu chứng hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Kiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Như vừa được đề cập, bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống nói riêng không thể chữa khỏi hoàn toàn nên mọi phương pháp điều trị đều hướng đến mục đích kiểm soát và làm giảm cơn đau, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên cũng như phòng ngừa biến chứng. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày

Theo nghiên cứu mới nhất cho biết, có đến 75 – 80% người bệnh đã thoát khỏi cơn đau nhức do bệnh thoái hóa cột sống gây ra nhờ có những sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Một chế độ ăn uống khoa cùng với lối sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cột sống ít bị áp lực, hệ thống xương khớp tổng thể dần trở nên mạnh khỏe hơn và quá trình lão hóa của cơ thể bị kéo dài. Vì thế, người bệnh cần kiểm soát bệnh thông qua một số vấn đề sau:

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm có chứa các dưỡng chất tốt cho xương khớp như: omega-3 (cá thu, cá hồi, cá ngừ,…), vitamin D và canxi (trứng, đậu nành, sữa,…), vitamin C (các loại quả nhà họ cam, dâu tây, việt quất, quả mâm xôi,…), chất xơ (các loại rau xanh),…;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều gia vị,…;
  • Dành thời gian để luyện tập thể dục thể thao với các bài tập vừa sức. Tập luyện đúng cách không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giúp cân bằng và cải thiện chức năng xương khớp, làm mềm cơ xung quanh, giảm cứng khớp, duy trì độ linh hoạt và dẻo dai;
  • Loại bỏ thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống như: còng lưng, khom lưng, ngồi quá lâu tại chỗ, kê đầu quá cao khi ngủ, bưng vác nặng,… Những thói quen này đều tác động đến sức khỏe của cột sống, lâu ngày sẽ khiến chúng bị tổn thương;
  • Biết cách cân bằng giữa công việc và đời sống thường ngày. Tránh lao động nặng nhọc, căng thẳng quá mức. Nên dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc. Điều này có thể giúp máu lưu thông nuôi dưỡng các khớp hiệu quả và giảm áp lực đến cột sống;
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể để tránh tạo áp lực lớn cho cột sống.
Dành khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày để vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức nhằm nâng cao sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho xương khớp
Dành khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày để vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức nhằm nâng cao sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho xương khớp

2. Dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây y được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi sự tiện lợi và tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tùy vào mức độ bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân những loại thuốc phù hợp. Chủ yếu là các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau (Paracetamol, Asspirin,…): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhức cột sống ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau nhưng không có kháng viêm;
  • Thuốc chống viêm không steroid (Celebrex, Mobic,…): Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm. Chúng được kê đơn cho các trường hợp điều trị đau nhức xương khớp có kèm viêm nhằm giảm hiện tượng viêm mô mềm;
  • Thuốc giãn cơ (Myonal, Mydocalm,…): Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng co cứng khớp do thoái hóa cột sống gây ra;
  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài tại chỗ (Voltaren, Emugel, Gelden, Profenid gel,…): Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh ở mức độ từ nhẹ đến trung bình;
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, thường được chỉ định trong các trường hợp nặng. Mặc dù mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều bất lợi nếu điều trị ở lộ trình dài.
Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc Tây y điều trị thoái hóa cột sống theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn
Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc Tây y điều trị thoái hóa cột sống theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng các tác dụng phụ kèm theo. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do.

3. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên vùng tổn thương nhằm xoa dịu triệu chứng của bệnh và phục hồi khả năng vận động của xương khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu điển hình trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống, bao gồm:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Liệu pháp chườm nóng giúp thư giãn dây chằng, khớp đốt sống và giải tỏa áp lực. Trong khi đó, chườm lạnh được sử dụng như một liệu pháp để giảm viêm;
  • Massage, xoa bóp và bấm huyệt: Những thủ thuật này có tác dụng giảm tình trạng cơ khớp bị co cứng. Từ đó giúp làm giảm áp lực lên cột sống và người bệnh cảm thấy thoải mái hơn;
  • Châm cứu: Đây là một liệu pháp trong giới Đông y cổ truyền được đánh giá cao. Liệu pháp này sẽ tác động sâu lên vị trí đau nhức nhiều, đồng thời giúp cơ thể đào thải độc tố và giảm căng thẳng;
  • Một số phương pháp vật lý trị liệu khác: Siêu âm trị liệu giúp giảm đau và làm mềm cơ cạnh cột sống, sóng ngắn thường chỉ định cho cách trường hợp đau nhiều và đau kiểu viêm, điện xung thường chỉ định cho các trường hợp bị thoái hóa cột sống có đi kèm chứng đau thần kinh tọa,…
Chườm nóng chườm nóng là liệu pháp giúp thư giãn dây chằng, khớp đốt sống và giải tỏa áp lực
Chườm nóng chườm lạnh là liệu pháp giúp thư giãn dây chằng, khớp đốt sống và giúp cột sống giải tỏa áp lực

4. Tận dụng các bài thuốc dân gian

Một số trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian thay vì sử dụng thuốc Tây y. Phương pháp điều trị này được đánh giá cao bản chất lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ dù áp dụng lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc thường khá chậm. Do đó, người bệnh cần cân nhắc nếu có ý định điều trị bằng phương pháp này. Tốt nhất, nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị.

Một số mẹo vặt dân gian trị thoái hóa cột sống điển hình như:

  • Bài thuốc từ lá lốt
  • Bài thuốc từ cây dây đau xương
  • Bài thuốc từ xương rồng
  • Bài thuốc từ ngải cứu
  • Bài thuốc từ cây nhàu
  • Bài thuốc từ cây cỏ xước
  • Bài thuốc từ cây trinh nữ
Mẹo vặt dân gian trị thoái hóa cột sống chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh chưa có nguy cơ xuất hiện biến chứng
Mẹo vặt dân gian trị thoái hóa cột sống chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh chưa có nguy cơ xuất hiện biến chứng

5. Can thiệp y khoa (phẫu thuật)

Điều trị thoái hóa cột sống bằng phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng nề, có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hoặc khi điều trị bằng các phương pháp trên không được hiệu quả khả quan. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa đến tay chân kém linh hoạt cũng được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng phương pháp này.

Một số phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ gai xương
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống
  • Phẫu thuật cố định cột sống
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đậm
  • Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai
  • Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng nề
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng nề

Hầu hết bệnh nhân đều có chung suy nghĩ sai lầm. Họ cho rằng điều trị thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật là có thể giải quyết triệt để bệnh. Nhưng thực thế không phải vậy, phẫu thuật chỉ giúp làm giảm đau và phòng ngừa xuất hiện biến chứng. Các cơn đau có thể tái phát trở lại nếu người bệnh vẫn suy trì chế độ ăn uống thiếu khoa học và sinh hoạt không lành mạnh. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ mục đích của việc điều trị bằng thủ thuật này.

Những sai lầm có thể mắc phải trong việc điều trị thoái hóa cột sống

Trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống, nhiều bệnh nhân đã mắc phải không ít sai lầm khiến bệnh tình tiến triển phức tạp hơn. Nhận biết đúng sai lầm, người bệnh cần nhanh chóng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp nói chung và sức khỏe cột sống nói riêng.

Một số sai lầm điển hình mà nhiều bệnh nhân vấp phải như:

1. Chủ quan với các cơn đau ở mức độ nhẹ

Trên thực tế, người bệnh gặp không ít khó khăn trong việc phát hiện bản thân bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Bởi các triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác hoặc có suy nghĩ chúng sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Từ đó, người bệnh giữ thái độ chủ quan và ỷ lại vào việc bệnh tự khỏi.

Cho đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, việc đi lại trở nên khó khăn hơn, xương khớp kém linh hoạt, cầm nắm khó,… Điều này tác động không hề nhỏ đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, người bệnh mới phát hiện bệnh và vội vàng tìm đến bác sĩ thăm khám. Việc thăm khám và chữa trị bệnh ở giai đoạn này sẽ gặp không ít khó khăn và khả năng chữa khỏi là rất thấp.

Đa số người bệnh có thái độ chủ quan khi bệnh chỉ mới tiến triển ở giai đoạn nhẹ
Đa số người bệnh có thái độ chủ quan khi bệnh chỉ mới tiến triển ở giai đoạn nhẹ

2. Lựa chọn sai phương pháp điều trị

Phần lớn các bệnh nhân sẽ lựa chọn thuốc giảm đau hoặc áp dụng bài thuốc dân gian để điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, phù hợp với trường hợp nhẹ chứ không hề tác động đến cấu trúc cột sống hay loại bỏ căn nguyên gây bệnh.

Không những vậy, việc sử dụng thuốc Tây y với lộ trình dài còn gia tăng tác dụng, khiến cơ thể lờn thuốc, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan, rối loạn chức năng tim,…

3. Tự ý dừng phác đồ điều trị

Nhiều bệnh nhân thường có xu hướng tự ý dừng việc điều trị khi nhận thấy cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm và không thông qua ý kiến của bác sĩ. Điều này không chỉ khiến việc điều trị bị trì trệ mà có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể. Một số đối tượng khác còn có tâm lý chữa nhiều nơi, nghe những lời mách bảo của người khác mà áp dụng các bài thuốc khi chưa được chẩn đoán bệnh một cách kỹ lưỡng.

Vì thế, để đạt được hiệu quả tốt đa, người bệnh nên kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ về lộ trình điều trị để biết thêm thông tin.

4. Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không khoa học

Nếu mong muốn bệnh thoái hóa cột sống nhanh chóng khỏi và phòng ngừa tái phát trở lại thì người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Song, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh, lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế,… thì bệnh tình không những lâu khỏi mà còn có khả năng tiến triển nặng nề hơn, cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Tiếp tục duy trì thói quen ăn uống kém khoa học và lối sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ khiến bệnh thoái hóa cột sống trở nặng hơn
Tiếp tục duy trì thói quen ăn uống kém khoa học và lối sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ khiến bệnh thoái hóa cột sống trở nặng hơn

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không. Như vậy, bệnh thoái hóa cột sống hoàn toàn chữa trị được nhưng khả năng hồi phục hoàn toàn không đạt được mức tối thiểu. Không những vậy, khả năng hồi phục sức khỏe xương khớp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Tin khác

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Tác hại đáng chú ý

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? – Chuyên gia nói gìKiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?1. Điều chỉnh chế độ...

Thoái hoá cột sống thắt lưng: Vị trí, Biểu hiện, Cách điều trị

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? – Chuyên gia nói gìKiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?1. Điều chỉnh chế độ...

9 cách giúp giảm đau lưng do thoái hoá cột sống tại nhà

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? – Chuyên gia nói gìKiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?1. Điều chỉnh chế độ...

Thoái hoá cột sống L4 L5 là gì? Vị trí, chẩn đoán, điều trị

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? – Chuyên gia nói gìKiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?1. Điều chỉnh chế độ...

Thoái hoá cột sống cổ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Nội dung bài viếtBệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? – Chuyên gia nói gìKiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào?1. Điều chỉnh chế độ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn